(VTC News) – Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành hàng loạt văn bản, quyết định, chính sách mới đáng chú ý.
Giải thể Ban chống tham nhũng
UBND thành phố (TP) Hà Nội vừa giải thể Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TP Hà Nội.
Theo Quyết định số 8017/QĐ-UBND, UBND TP giao Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tổng hợp, thống kê tài chính, tài sản, trang thiết bị, phương tiện, các chứng từ, hồ sơ, tài liệu có liên quan, lập danh sách công chức và lao động hợp đồng để tiến hành thủ tục bàn giao, thuyên chuyển về các cơ quan, đơn vị, đồng thời làm việc với Công an TP để thu hồi con dấu của Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TP theo quy định.
Lãnh đạo TP yêu cầu Văn phòng UBND TP, Thanh tra TP, Sở Xây dựng, Ban Dân tộc TP tiếp nhận cơ sở vật chất và đội ngũ công chức, lao động hợp đồng được thuyên chuyển từ Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TP...
Tăng phí trông xe
Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội vừa có quyết định sửa đổi mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy. Theo đó, từ ngày 02/01/2014, phí trông giữ xe máy ban ngày tăng từ 2.000 đồng lên 3.000 đồng/lượt, ban đêm từ 3.000 lên 5.000 đồng/lượt và xe máy gửi theo tháng từ 45.000 đồng lên 70.000 đồng/tháng.
Riêng các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại, mức phí gửi xe máy cao hơn so với những địa điểm khác. Cụ thể, tại chung cư, trung tâm thương mại có trang thiết bị hệ thống giám sát, camera theo dõi, kiểm tra phương tiện, quẹt thẻ giờ ra vào, in hóa đơn tự động thì phí trông giữ xe máy ban ngày 5.000 đồng/lượt, ban đêm 6.000 đồng/lượt, cả ngày và đêm 10.000 đồng/lượt và vé tháng 100.000 đồng/xe/tháng.
Giải thể Ban chống tham nhũng
UBND thành phố (TP) Hà Nội vừa giải thể Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TP Hà Nội.
Theo Quyết định số 8017/QĐ-UBND, UBND TP giao Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tổng hợp, thống kê tài chính, tài sản, trang thiết bị, phương tiện, các chứng từ, hồ sơ, tài liệu có liên quan, lập danh sách công chức và lao động hợp đồng để tiến hành thủ tục bàn giao, thuyên chuyển về các cơ quan, đơn vị, đồng thời làm việc với Công an TP để thu hồi con dấu của Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TP theo quy định.
Lãnh đạo TP yêu cầu Văn phòng UBND TP, Thanh tra TP, Sở Xây dựng, Ban Dân tộc TP tiếp nhận cơ sở vật chất và đội ngũ công chức, lao động hợp đồng được thuyên chuyển từ Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TP...
Tăng phí trông xe
Phí trông xe chính thức tăng |
Riêng các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại, mức phí gửi xe máy cao hơn so với những địa điểm khác. Cụ thể, tại chung cư, trung tâm thương mại có trang thiết bị hệ thống giám sát, camera theo dõi, kiểm tra phương tiện, quẹt thẻ giờ ra vào, in hóa đơn tự động thì phí trông giữ xe máy ban ngày 5.000 đồng/lượt, ban đêm 6.000 đồng/lượt, cả ngày và đêm 10.000 đồng/lượt và vé tháng 100.000 đồng/xe/tháng.
Nếu không có các thiết bị nói trên thì chỉ được phép thu phí với xe máy ban ngày là 2.000 đồng/lượt, ban đêm là 3.000 đồng/lượt và 5.000 đồng cả ngày lẫn đêm.
Ngoài ra, UBND Thành phố cũng quy định mức phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện). Theo đó, phí trông giữ xe đạp ban ngày là 2.000 đồng/lượt, ban đêm là 3.000 đồng/lượt, cả ngày lẫn đêm là 4.000 đồng/lượt và theo tháng 40.000 đồng/tháng/xe.
Ông Phi Vân Tuấn - Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho rằng, mức thu phí trông giữ xe từng áp dụng cách đây vài ngày có từ 6 năm trước và chưa được điều chỉnh nên không còn phù hợp với mức độ trượt giá của các loại phí (tiền lương, chi phí khác). Để khắc phục những tồn tại trong hoạt động trông giữ xe thì việc tăng phí trông giữ là cần thiết.
Còn theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, thời gian gần đây qua công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước tại các điểm trông giữ xe cho thấy, vẫn tồn tại việc thu phí cao hơn mức quy định.
"Để xảy ra việc thu phí cao hơn mức quy định, ngoài nguyên nhân chạy theo lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trông giữ xe thì có cả lỗi của cơ quan quản lý và chính quyền sở tại. Mặt khác, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh của Thủ đô chưa đáp ứng được nhu cầu đỗ, gửi xe của các phương tiện giao thông", ông Sửu lý giải.
Hạn chế xe ở trung tâm thành phố
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng vừa có công văn chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải và Công an thành phố Hà Nội có phương án tổ chức phân luồng từ xa, đảm bảo an toàn giao thông trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Theo đó, từ ngày 15/01 đến 16/02/2014 (tức là từ 15/12/2013 - 17/1/2014 âm lịch) sẽ hạn chế hoạt động của các phương tiện trong trung tâm. Khu vực hạn chế phương tiện hoạt động được giới hạn bởi các tuyến đường Phạm Văn Đồng-Phạm Hùng-Đại lộ Thăng Long-Đường 70-Đường 72-Lê Trọng Tấn (Hà Đông)-Phúc La-Văn Phú-Phùng Hưng (Hà Đông)-Cầu Bươu-Phan Trọng Tuệ-Ngọc Hồi-Pháp Vân-cầu Thanh Trì-Nguyễn Văn Linh-Ngô Gia Tự trở vào trung tâm thành phố. Trong giờ cao điểm các xe có trọng tải trên 1,25 tấn bị cấm hoạt động.
Thêm 20 tỷ đồng sửa chữa mặt cầu Thăng Long
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa quyết định điều chỉnh bổ sung khoản kinh phí 20 tỷ đồng để sửa chữa hư hỏng cục bộ mặt cầu Thăng Long.
Cụ thể, dự án sẽ sửa chữa phần nhịp dàn thép bị hư hỏng cục bộ trên mặt cầu Thăng Long, trả lại tình trạng êm thuận cho mặt cầu, duy trì khả năng khai thác và tuổi thọ công trình, đảm bảo mỹ quan và an toàn giao thông cho người và phương tiện.
Trên cơ sở mặt cầu cũ, chủ đầu tư sẽ tiến hành xác định vị trí, quy mô của vết nứt, hư hỏng cục bộ, đồng thời tiến hành bóc bỏ lớp bê tông nhựa trên bản thép mặt cầu.
Trước đó, vào tháng 10/2013, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT Hà Nội đã sửa chữa, duy tu mặt cầu Thăng Long với tổng kinh phí hơn 28 tỷ đồng.
Thêm 28 đường, phố mới
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định đặt tên 28 đường, phố mới và kéo dài 6 tuyến đường, phố.
Trong các đường, phố mới, có 11 đường, phố mang tên địa danh, 1 phố mang tên di tích lịch sử văn hóa; 16 đường, phố mang tên danh nhân.
Cụ thể, có phố Quan Hoa, Thành Thái, Nguyễn Đình Hoàn, Trần Kim Xuyến (quận Cầu Giấy); phố Yên Lãng (quận Đống Đa); Văn Yên, Văn Quán, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Văn Lộc, Tố Hữu (quận Hà Đông); Sở Thượng, Trần Hòa (quận Hoàng Mai).
Ngoài ra, còn có Cầu Bây, Phan Văn Đáng, Lưu Khánh Đàm, Thép Mới, Đoàn Khuê (quận Long Biên); Phú Thượng, Phú Xá, Phúc Hoa, Từ Hoa (quận Tây Hồ); Vũ Tông Phan (quận Thanh Xuân); Đường Xuân Canh, Phúc Lộc (huyện Đông Anh); đường Nguyễn Huy Nhuận (Gia Lâm); đường Tân Nhuệ, phố Nguyễn Xuân Nguyên, phố Đỗ Đình Thiện (Từ Liêm).
M.Q(tổng hợp)
Ngoài ra, UBND Thành phố cũng quy định mức phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện). Theo đó, phí trông giữ xe đạp ban ngày là 2.000 đồng/lượt, ban đêm là 3.000 đồng/lượt, cả ngày lẫn đêm là 4.000 đồng/lượt và theo tháng 40.000 đồng/tháng/xe.
Ông Phi Vân Tuấn - Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho rằng, mức thu phí trông giữ xe từng áp dụng cách đây vài ngày có từ 6 năm trước và chưa được điều chỉnh nên không còn phù hợp với mức độ trượt giá của các loại phí (tiền lương, chi phí khác). Để khắc phục những tồn tại trong hoạt động trông giữ xe thì việc tăng phí trông giữ là cần thiết.
Còn theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, thời gian gần đây qua công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước tại các điểm trông giữ xe cho thấy, vẫn tồn tại việc thu phí cao hơn mức quy định.
"Để xảy ra việc thu phí cao hơn mức quy định, ngoài nguyên nhân chạy theo lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trông giữ xe thì có cả lỗi của cơ quan quản lý và chính quyền sở tại. Mặt khác, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh của Thủ đô chưa đáp ứng được nhu cầu đỗ, gửi xe của các phương tiện giao thông", ông Sửu lý giải.
Hạn chế xe ở trung tâm thành phố
Hà Nội đã có phương án tổ chức phân luồng từ xa, đảm bảo an toàn giao thông trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. |
Theo đó, từ ngày 15/01 đến 16/02/2014 (tức là từ 15/12/2013 - 17/1/2014 âm lịch) sẽ hạn chế hoạt động của các phương tiện trong trung tâm. Khu vực hạn chế phương tiện hoạt động được giới hạn bởi các tuyến đường Phạm Văn Đồng-Phạm Hùng-Đại lộ Thăng Long-Đường 70-Đường 72-Lê Trọng Tấn (Hà Đông)-Phúc La-Văn Phú-Phùng Hưng (Hà Đông)-Cầu Bươu-Phan Trọng Tuệ-Ngọc Hồi-Pháp Vân-cầu Thanh Trì-Nguyễn Văn Linh-Ngô Gia Tự trở vào trung tâm thành phố. Trong giờ cao điểm các xe có trọng tải trên 1,25 tấn bị cấm hoạt động.
Thêm 20 tỷ đồng sửa chữa mặt cầu Thăng Long
Mặt cầu Thăng Long đã nhiều lần được "vá", nhưng vẫn nham nhở |
Cụ thể, dự án sẽ sửa chữa phần nhịp dàn thép bị hư hỏng cục bộ trên mặt cầu Thăng Long, trả lại tình trạng êm thuận cho mặt cầu, duy trì khả năng khai thác và tuổi thọ công trình, đảm bảo mỹ quan và an toàn giao thông cho người và phương tiện.
Trên cơ sở mặt cầu cũ, chủ đầu tư sẽ tiến hành xác định vị trí, quy mô của vết nứt, hư hỏng cục bộ, đồng thời tiến hành bóc bỏ lớp bê tông nhựa trên bản thép mặt cầu.
Trước đó, vào tháng 10/2013, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT Hà Nội đã sửa chữa, duy tu mặt cầu Thăng Long với tổng kinh phí hơn 28 tỷ đồng.
Thêm 28 đường, phố mới
Hà Nội có thêm 28 đường, phố mới |
Trong các đường, phố mới, có 11 đường, phố mang tên địa danh, 1 phố mang tên di tích lịch sử văn hóa; 16 đường, phố mang tên danh nhân.
Cụ thể, có phố Quan Hoa, Thành Thái, Nguyễn Đình Hoàn, Trần Kim Xuyến (quận Cầu Giấy); phố Yên Lãng (quận Đống Đa); Văn Yên, Văn Quán, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Văn Lộc, Tố Hữu (quận Hà Đông); Sở Thượng, Trần Hòa (quận Hoàng Mai).
Ngoài ra, còn có Cầu Bây, Phan Văn Đáng, Lưu Khánh Đàm, Thép Mới, Đoàn Khuê (quận Long Biên); Phú Thượng, Phú Xá, Phúc Hoa, Từ Hoa (quận Tây Hồ); Vũ Tông Phan (quận Thanh Xuân); Đường Xuân Canh, Phúc Lộc (huyện Đông Anh); đường Nguyễn Huy Nhuận (Gia Lâm); đường Tân Nhuệ, phố Nguyễn Xuân Nguyên, phố Đỗ Đình Thiện (Từ Liêm).
M.Q(tổng hợp)
Bình luận