• Zalo

Những phiên bản thảm họa của 'Tây du ký', 'Thiên long bát bộ'

Sao thế giớiThứ Sáu, 13/05/2022 14:58:16 +07:00Google News

Nhiều phiên bản "Tây du ký", "Thiên long bát bộ" bị khán giả hắt hủi, thậm chí "ném đá" bởi chất lượng ở mức thảm họa.

Màn ảnh Trung Quốc có nhiều phim được nhà sản xuất làm mới nhiều lần trong đó phải kể đến Tây du ký, Thiên long bát bộ. Bên cạnh những phiên bản được xem là tạm được thì cũng có không ít sự sáng tạo quá đà dẫn đến bị “ném đá”, chỉ trích vì không bằng các tác phẩm ghi dấu ấn trước.

"Ngộ Không: Tiểu thánh truyện"

Sau phim Tây du ký 1986 được ngợi ca về kịch bản, diễn xuất, kỹ xảo và là chuẩn mực khi khán giả nghĩ về câu chuyện thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, màn ảnh Trung Quốc xuất hiện hàng loạt phiên bản của tác phẩm này. Một số phim kể về đời sau của nhân vật Tôn Ngộ Không, một số lại tập trung khai thác chuyện tình cảm của các nhân vật chính trong hành trình thỉnh kinh…

Mới đây, phim Ngộ Không: Tiểu Thánh truyện được phát trên nền tảng Tencent Video, là phiên bản mới nhất của Tây du ký. Phim lấy bối cảnh sau khi thỉnh kinh, hậu nhân của Tôn Ngộ Không là Tôn Tiểu Thánh quay lại Hoa Quả Sơn, kế thừa nhiệm vụ diệt trừ yêu quái. Tôn Tiểu Thánh phối hợp với người anh em Kim Tiểu Bằng. Về sau, cả hai trở mặt khi thân phận Kim Tiểu Bằng bị vạch trần.

Những phiên bản thảm họa của 'Tây du ký', 'Thiên long bát bộ'  - 1

Phim kể về Tôn Tiểu Thánh - hậu duệ của Tôn Ngộ Không

Những phiên bản thảm họa của 'Tây du ký', 'Thiên long bát bộ'  - 2

Tôn Tiểu Thánh và Kim Tiểu Bằng trước là bạn sau thành thù.

 

Phim bị chê thiếu sáng tạo vì nhiều chi tiết bắt chước tác phẩm cũ cả về nội dung, tạo hình, lối diễn xuất. Phần diễn xuất của hai diễn viên chính là Vương Ninh vai Tôn Tiểu Thánh và Vương Lương vai Kim Tiểu Bằng bị chê thiếu cảm xúc, gượng gạo, không vui không buồn. Tạo hình nhân vật không đẹp cũng là yếu tố khiến phim mất điểm trong mắt khán giả.

Vương Ninh còn bị chỉ trích khi bắt chước lối diễn của Châu Tinh Trì trong Đại thoại Tây du nhưng lại gượng gạo, thiếu tự nhiên khiến nhân vật không bộc lộ được xúc cảm. Một số khán giả khác cho rằng phim là tác phẩm thảm họa.

"Tôn Ngộ Không đại chiến động Bàn Tơ"

Phim điện ảnh Tôn Ngộ Không đại chiến động Bàn Tơ, ra mắt khán giả năm 2020 trên nền tảng trực tuyến, bị chỉ trích là thảm họa. Phim kể về một cửa ải thầy trò Đường Tăng gặp phải trên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh, đó là đối mặt với yêu nhền nhện trong động Bàn Tơ.

Những phiên bản thảm họa của 'Tây du ký', 'Thiên long bát bộ'  - 3

Dàn yêu nhền nhện mặc trang phục bị cho là phản cảm.

Những phiên bản thảm họa của 'Tây du ký', 'Thiên long bát bộ'  - 4

Phim bị chỉ trích về kịch bản cải biên lố lăng khi Tôn Ngộ Không phép thuật kém cỏi.

Phim còn bị cho rằng cải biên lố lăng, xây dựng kịch bản thiếu hợp lý và cách làm phim thiếu sự chỉn chu. Tôn Ngộ Không được xây dựng với hình ảnh phép thuật kém cỏi, thua cả Trư Bát Giới. Trong khi đó, Đường Tăng có sức mạnh vô địch, diệt trừ được yêu quái.

Phim do nhà sản xuất Vương Tinh thực hiện, quy tụ dàn diễn viên La Gia Anh, Trần Hạo Dân, Lâm Tử Thông…

"Tây du ký" 2009

Tây du ký  2009 là do Trình Lực Đống đạo diễn, quy tụ dàn diễn viên Phí Chấn Tường, Trần Tư Hàn, Tạ Ninh, Mưu Phụng Bân. Phim có nhiều nội dung cải biên như Tôn Ngộ Không có mối tình với Bạch Cốt Tinh, Sa Tăng rơi vào lưới tình cùng yêu nhền nhện, Đường Tăng hẹn hò nữ vương Nữ Nhi quốc…

Những phiên bản thảm họa của 'Tây du ký', 'Thiên long bát bộ'  - 5

Tạo hình Trư Bát Giới

Những phiên bản thảm họa của 'Tây du ký', 'Thiên long bát bộ'  - 6

Tạo hình Tôn Ngộ Không

Tất cả những tình tiết cải biên này đều bị cho là vô lý, không phù hợp với phim. Diễn xuất của dàn diễn viên cũng bị chỉ trích là gượng gạo, khó truyền tải cảm xúc đến khán giả. Lời thoại trong phim cũng bị đánh giá không phù hợp.

"Thiên long bát bộ" 2021

Phim Thiên long bát bộ cũng có không ít bản làm mới gây sốc cho công chúng, bị cho là thảm họa.

Những phiên bản thảm họa của 'Tây du ký', 'Thiên long bát bộ'  - 7

Đoàn Dự được xây dựng kém duyên, khiếm nhã và có những tình tiết bị đánh giá phản cảm, như "tè ra quần" khi gặp Vương Ngữ Yên.

Những phiên bản thảm họa của 'Tây du ký', 'Thiên long bát bộ'  - 8

Tiêu Phong tạo hình không đẹp.

Thiên long bát bộ phiên bản 2021 bị chỉ trích là kịch bản cải biên quá đà, diễn viên kém cỏi, tạo hình nhân vật tệ. Phụ kiện của các nhân vật nữ bị mỉa mai giống với há cảo, nắp nồi…

Tạo hình của Đoàn Dự và Tiêu Phong bị chỉ trích nhiều nhất vì Đoàn Dự quá mặt hoa da phấn, còn Tiêu Phong thì lượm thuộm, không còn khí phách anh hùng. Bên cạnh tạo hình, việc xây dựng tính cách nhân vật Đoàn Dự thành một người có hành động khiếm nhã, thô thiển cũng bị khán giả chỉ trích.

"Thiên long bát bộ" 2013

Phim Thiên long bát bộ năm 2013 bị chê nội dung quá dở, cải biên nhiều chi tiết thiếu hợp lý, tạo hình nhân vật thảm họa.

Những phiên bản thảm họa của 'Tây du ký', 'Thiên long bát bộ'  - 9

"Thiên long bát bộ" 2013 bị chê nội dung dở.

Những phiên bản thảm họa của 'Tây du ký', 'Thiên long bát bộ'  - 10

Tạo hình cũng không được lòng khán giả

Nhân vật Đoàn Dự do Kim Ki-bum thể hiện bị đánh giá là trang phục lòe loẹt, không ra được thần thái nhân vật mà chỉ khiến người xem phản cảm. Phần diễn xuất bị chê gượng gạo, thiếu cảm xúc.

(Nguồn: Người Lao Động)
Bình luận
vtcnews.vn