(VTC News) - Những phận người khác nhau nhưng cùng chung cảnh ngộ già nua, nghèo đói, không gia đình và... chưa bao giờ có Tết.
Giữa không khí ấm cúng của những ngày Tết cổ truyền, giữa những mặt người tươi vui rộn rã bên gia đình trong những ngày đoàn viên, đâu đó giữa đất cố đô vẫn còn những phận người lay lắt kiếm sống qua ngày, không có nhà để về, không có gia đình để sum họp, những người mà với họ, Tết cũng chỉ là một ngày bình thường.
Đón Tết dưới gầm nhà văn hóa
Những ngày giáp tết, theo chỉ dẫn của ông Tổ trưởng tổ dân phố khu vực 2, phường Phú Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế chúng tôi tìm đến đến gầm nhà văn hóa khu vực 2 - nơi sinh sống của bà Trần Thị Mai Loan.
Đến nơi, xuất hiện trước mắt chúng tôi là hình ảnh một bà lão ngoại lục tuần nằm co ro trong túp lều lụp xụp dưới gầm nhà văn hóa.
Theo bà Loan, bà mồ côi bố mẹ từ khi từ khi mới lên 10. Lớn lên bà vào Sài Gòn làm thuê một thời gian rồi quay về xóm ổ chuột sinh sống. Khi ấy bà ở với gia đình những đứa cháu họ, sau này cháu bà lấy vợ rồi sinh con nhà cửa trở lên chật chội.
Cuộc sống mỗi lúc một khó khăn, bà Loan quyết định tìm đến gầm nhà văn hóa rồi xin những tấm gỗ, những tấm tôn loại để ghép thành nhà lấy chỗ chui ra, chui vào.
Giữa không khí ấm cúng của những ngày Tết cổ truyền, giữa những mặt người tươi vui rộn rã bên gia đình trong những ngày đoàn viên, đâu đó giữa đất cố đô vẫn còn những phận người lay lắt kiếm sống qua ngày, không có nhà để về, không có gia đình để sum họp, những người mà với họ, Tết cũng chỉ là một ngày bình thường.
Đón Tết dưới gầm nhà văn hóa
Những ngày giáp tết, theo chỉ dẫn của ông Tổ trưởng tổ dân phố khu vực 2, phường Phú Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế chúng tôi tìm đến đến gầm nhà văn hóa khu vực 2 - nơi sinh sống của bà Trần Thị Mai Loan.
Đến nơi, xuất hiện trước mắt chúng tôi là hình ảnh một bà lão ngoại lục tuần nằm co ro trong túp lều lụp xụp dưới gầm nhà văn hóa.
Theo bà Loan, bà mồ côi bố mẹ từ khi từ khi mới lên 10. Lớn lên bà vào Sài Gòn làm thuê một thời gian rồi quay về xóm ổ chuột sinh sống. Khi ấy bà ở với gia đình những đứa cháu họ, sau này cháu bà lấy vợ rồi sinh con nhà cửa trở lên chật chội.
Cuộc sống mỗi lúc một khó khăn, bà Loan quyết định tìm đến gầm nhà văn hóa rồi xin những tấm gỗ, những tấm tôn loại để ghép thành nhà lấy chỗ chui ra, chui vào.
Túp lều dựng tạm dưới gầm nhà văn hóa là nơi và Loan đón tết. |
Nói là nhà nhưng thực ra nơi bà Loan sống chỉ là túp lều lụp xụp rộng chừng 2 mét vuông, cao chừng ngang ngực người.
Bên trong cũng chỉ có vài cái bát sứt mẻ, chăn màn cũ, bẩn và hôi hám cùng cái giường một người nằm cũng chật. Để nói chuyện với bà Loan, chúng tôi phải đứng trước căn lều, ngay nơi rãnh nước thải chảy qua, bốc mùi hôi thối.
Bà Loan kể: “Nhiều năm nay tui không làm được gì vì bị bệnh hen xuyễn cộng thêm bệnh thận. Tiếng là có cháu nhưng cuộc sống của chúng nó cũng khó khăn nên tui không muốn cậy nhờ. Hiện tại tui chủ yếu sống bằng bố thí của người đời.
Những lúc khỏe tui mang bát đi xin cơm thừa, canh cặn để sống qua ngày. Những lúc ốm không đi được đành nằm chờ ai biết thì mang đến cho bát cơm, miếng thịt. Không có ai cho thì đành nhịn đói, có lần tôi vừa ốm lại vừa phải nhịn đói cả mấy ngày”.
Mấy chục năm qua, bà Loan chưa từng có một cái Tết đúng nghĩa. Tết với bà vẫn là những ngày nằm co ro một mình nằm trong túp lều dựng tạm. Năm nào may mắn thì có thêm vài lon gạo, cặp bánh tét, vài trăm nghìn của các nhà hảo tâm mang tặng.
Còm cõi thân già đón Tết nơi góc chợ
Cách nơi bà Loan sinh sống không xa, về phía chợ Bến Ngự (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế), một người cụ bà cũng vất vả ngược xuôi sống đời cơ cực, lần mò bán từng mớ rau muống kiếm kế sinh nhai qua ngày.
Đó là bà Nguyễn Thị Tuyết (78 tuổi, quê ở thôn Trạch Hữu, xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Tìm hiểu của PV VTC News được biết, bà Tuyết sinh ra ở huyện Phong Điền, bố mẹ mất sớm, không người thân thích bà ở quê làm ruộng cho đến năm 1989 thì vào thành phố Huế làm ăn.
Đã hơn 26 năm qua bà Tuyết lăn lộn với đủ thứ nghề ở thành phố Huế để mưu sinh, lúc về già khi sức đã tàn, chân đã mỏi bà về chợ bến Ngự bán rau để kiếm tiền lo cho miếng ăn hằng ngày.
Bên trong cũng chỉ có vài cái bát sứt mẻ, chăn màn cũ, bẩn và hôi hám cùng cái giường một người nằm cũng chật. Để nói chuyện với bà Loan, chúng tôi phải đứng trước căn lều, ngay nơi rãnh nước thải chảy qua, bốc mùi hôi thối.
Bà Loan kể: “Nhiều năm nay tui không làm được gì vì bị bệnh hen xuyễn cộng thêm bệnh thận. Tiếng là có cháu nhưng cuộc sống của chúng nó cũng khó khăn nên tui không muốn cậy nhờ. Hiện tại tui chủ yếu sống bằng bố thí của người đời.
Những lúc khỏe tui mang bát đi xin cơm thừa, canh cặn để sống qua ngày. Những lúc ốm không đi được đành nằm chờ ai biết thì mang đến cho bát cơm, miếng thịt. Không có ai cho thì đành nhịn đói, có lần tôi vừa ốm lại vừa phải nhịn đói cả mấy ngày”.
Mấy chục năm qua, bà Loan chưa từng có một cái Tết đúng nghĩa. Tết với bà vẫn là những ngày nằm co ro một mình nằm trong túp lều dựng tạm. Năm nào may mắn thì có thêm vài lon gạo, cặp bánh tét, vài trăm nghìn của các nhà hảo tâm mang tặng.
Còm cõi thân già đón Tết nơi góc chợ
Cách nơi bà Loan sinh sống không xa, về phía chợ Bến Ngự (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế), một người cụ bà cũng vất vả ngược xuôi sống đời cơ cực, lần mò bán từng mớ rau muống kiếm kế sinh nhai qua ngày.
Đó là bà Nguyễn Thị Tuyết (78 tuổi, quê ở thôn Trạch Hữu, xã Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Tìm hiểu của PV VTC News được biết, bà Tuyết sinh ra ở huyện Phong Điền, bố mẹ mất sớm, không người thân thích bà ở quê làm ruộng cho đến năm 1989 thì vào thành phố Huế làm ăn.
Đã hơn 26 năm qua bà Tuyết lăn lộn với đủ thứ nghề ở thành phố Huế để mưu sinh, lúc về già khi sức đã tàn, chân đã mỏi bà về chợ bến Ngự bán rau để kiếm tiền lo cho miếng ăn hằng ngày.
Hàng ngày bà Tuyết mưu sinh bằng nghề bán rau muống ở chợ Bến Ngự. |
Cứ 6h sáng bà mua lại rau của các thương lái mang từ quê lên rồi ngồi ở chợ bán lẻ. Đến 17h thương lái đến thu hồi vốn còn lãi thì bà hưởng.
“Mỗi bó rau tui bán 5.000 đồng/bó, một ngày trung bình bán được 7 – 10 bó, vị tri một ngày tui thu lời được khoảng 15.000 đồng/ngày”, bà Tuyết tính.
Với mức thu nhập như vậy, thức ăn mỗi ngày của bà Tuyết cũng độc chỉ có rau và canh, vậy mà nhiều khi ế hàng khi các tiểu thương đã dọn hàng nhà bà vẫn kiên trì ngồi lại bên lề đường dưới ánh đèn cao áp gần chợ để mong bán nốt được những bó rau còn lại.
Nhiều năm lăn lộn vất vả, đến những năm tuổi già bà Tuyết trở về sống luôn tại chợ Bến Ngự. Mỗi ngày, cứ 22h đêm sau khi bán rau xong bà Tuyết lại mang rổ, rá, chăn màn vào một gian hàng trong chợ để ngủ. Ban đầu nhiều tiểu thương không biết nên xua đuổi, sau khi biết hoàn cảnh của bà nên họ cũng thôi.
“Mỗi bó rau tui bán 5.000 đồng/bó, một ngày trung bình bán được 7 – 10 bó, vị tri một ngày tui thu lời được khoảng 15.000 đồng/ngày”, bà Tuyết tính.
Với mức thu nhập như vậy, thức ăn mỗi ngày của bà Tuyết cũng độc chỉ có rau và canh, vậy mà nhiều khi ế hàng khi các tiểu thương đã dọn hàng nhà bà vẫn kiên trì ngồi lại bên lề đường dưới ánh đèn cao áp gần chợ để mong bán nốt được những bó rau còn lại.
Nhiều năm lăn lộn vất vả, đến những năm tuổi già bà Tuyết trở về sống luôn tại chợ Bến Ngự. Mỗi ngày, cứ 22h đêm sau khi bán rau xong bà Tuyết lại mang rổ, rá, chăn màn vào một gian hàng trong chợ để ngủ. Ban đầu nhiều tiểu thương không biết nên xua đuổi, sau khi biết hoàn cảnh của bà nên họ cũng thôi.
Ngày tết cũng như ngày thường, gian hàng nơi góc chợ là chốn bà nghỉ ngơi. |
“Hoàn cảnh mệ (bà – PV) tội lắm, ngày mô cũng ở trong chợ, đón tết cũng ở chợ luôn, một năm mệ chỉ ra quê ở Phong Điền để làm đám giỗ cho ba mẹ”, bà Trần Thị Hoa (47 tuổi) tiểu thương ở chợ Bến Ngự chia sẻ.
Đã vài năm qua Tết của bà Tuyết cũng chỉ là những ngày quẩn quanh ở chợ Bến Ngự, bữa cơm cũng chẳng khác ngày thường chỉ toàn cơm và rau, thi thoảng có nhà hảo tâm mang cho bà ít bánh, kẹo và chút tiền để tiêu Tết, thế đã là "sang" lắm.
Nguyễn Vương – Tuấn Hiệp
Đã vài năm qua Tết của bà Tuyết cũng chỉ là những ngày quẩn quanh ở chợ Bến Ngự, bữa cơm cũng chẳng khác ngày thường chỉ toàn cơm và rau, thi thoảng có nhà hảo tâm mang cho bà ít bánh, kẹo và chút tiền để tiêu Tết, thế đã là "sang" lắm.
Nguyễn Vương – Tuấn Hiệp
Bình luận