(VTC News) - Kakao Talk, Zalo, Line… là những cái tên có thể nằm trong danh sách mà Tập đoàn viễn thông Quân đội đưa vào danh sách thâu tóm.
Trong số các OTT trên thị trường, Kakao Talk là cái tên đứng đầu danh sách được cho là đối tượng mua của Viettel. Thông tin này xuất hiện tràn ngập thị trường dù Tập đoàn viễn thông Quân đội từ chối xác nhận mà chỉ cho biết có ý định mua một công ty OTT. Tuy nhiên, dù có thông tin dự kiến mua Kakao Talk của Viettel là thật thì khả năng thành công cũng rất thấp.
Thứ nhất, Kakao Talk chiếm tới 93% thị phần người dùng smartphone Hàn Quốc nên Chính phủ nước này rất khó cho phép một công ty của Quân đội Việt Nam kiểm soát một phương tiện liên lạc quan trọng của xứ sở Kim Chi.
Bên cạnh đó, Kakao Talk dự kiến IPO vào tháng 5 với giá dự kiến khoảng 2,5 tỷ USD nên một thương vụ bán cho công ty khác là không thể xảy ra.
Thứ ba, một công ty nhà nước như Viettel sẽ rất khó thuyết phục các lãnh đạo cấp cao đồng ý phê duyệt số tiền hàng tỷ USD mua một công ty OTT mà ngành kinh doanh của nó có thể gây tổn hại cho cần câu cơm chính của nhà mạng.
Trong khi đó, theo phân tích của một chuyên gia OTT có nghiên cứu sâu về M&A trong lĩnh vực này, nếu phục vụ mục đích toàn cầu hóa, Kakao Talk không phải là sản phẩm phù hợp với Viettel. Trên thực tế, khả năng quốc tế hóa của Kakao Talk kém hơn nhiều so với Line, Viber, Whatsapp hay Wechat.Đây là chưa kể đến việc Kakao Talk còn thảm bại tại Việt Nam.“Có thể Viettel chưa hiểu lắm về OTT nên họ mới tính chọn Kakao Talk, hoặc là họ giương đông kích tây”, ông này bình luận.
Trên thị trường, 2 OTT có tiềm năng quốc tế hóa lớn nhất và có khả năng mua lại là Viber và Whatsapp đã có chủ. Viber được người khổng lồ Nhật Bản – Rakuten mua với giá 900 triệu USD. Còn Whatsapp đã thuộc về Facebook với mức giá kỷ lục là 19 tỷ USD.
Với Line và Wechat – khả năng mua lại của Viettel gần như bằng 0 vì ông chủ của các công ty này đều có mô hình kinh doanh rất rõ ràng với sản phẩm của mình và OTT đang là giá trị chiến lược trong vốn hóa nhiều tỷ USD trên thị trường chứng khoán (Tencent – công ty sở hữu Wechat có vốn hóa thị trường khoảng 100 tỷ USD).
Bên cạnh các OTT ngoại, Zalo (OTT Việt Nam của công ty VNG) cũng bị đồn là nằm trong danh sách thâu tóm của Viettel. Hiện tại, Zalo đạt hơn 10 triệu người dùng với 120 triệu SMS được chuyển đi mỗi ngày. VNG – công ty sở hữu Zalo, đang phát triển rất thành công các loại hình kinh doanh trực tuyến – lĩnh vực mà Viettel đang khó khăn, gồm: tin tức, nhạc (ZingMP3) và Zalo (nền tảng sáng tạo trên di động).
Nhà mạng quân đội cũng không vấp phải các vấn đề về chính trị bởi đây là một công ty Việt Nam. Trong lĩnh vực OTT, Zalo tạo nên một câu chuyện cổ tích của làng công nghệ khi trở thành ứng dụng Việt Nam hiếm hoi vượt lên những người khổng lồ như Line, Kakao Talk, Wechat và chiếm được sự tin tưởng của cả chục triệu người dùng trong nước.
Thế nhưng, cơ hội của Viettel mua Zalo cũng không cao khi một lãnh đạo công ty này cho biết: “OTT làm ra không phải để bán. Zalo được phát triển như một khát vọng của những kỹ sư Việt Nam muốn xây dựng sản phẩm phục vụ hàng triệu người dùng”.
Theo đánh giá của một chuyên gia về OTT, việc Zalo hay các công ty OTT nói chung không mấy thích thú với đề nghị của nhà mạng bởi “các ông lớn viễn thông không hiểu về ngành này”.
Whatsapp đã chọn Facebook chứ không phải Google vì mạng xã hội lớn nhất thế giới hiểu rõ hơn về giá trị cũng như cách vận hành của một OTT và có thể giúp sản phẩm phát triển mạnh hơn.
“Nếu như không hiểu rõ về ngành cũng như sản phẩm, việc đánh giá để đàm phán mua cũng khó đi đến đồng thuận rồi”, ông này bình luận.
Khả năng Viettel mua OTT để tăng cường sức sáng tạo của một tập đoàn đang gặp khó khăn về đổi mới là sự thực hay đó chỉ là lời cảnh tỉnh của lãnh đạo với nhân viên tập đoàn này về sự thay đổi trong tình hình mới? Câu trả lời có lẽ sẽ phải chờ người đứng đầu Viettel.
Hoài Thư
Trong số các OTT trên thị trường, Kakao Talk là cái tên đứng đầu danh sách được cho là đối tượng mua của Viettel. Thông tin này xuất hiện tràn ngập thị trường dù Tập đoàn viễn thông Quân đội từ chối xác nhận mà chỉ cho biết có ý định mua một công ty OTT. Tuy nhiên, dù có thông tin dự kiến mua Kakao Talk của Viettel là thật thì khả năng thành công cũng rất thấp.
Thứ nhất, Kakao Talk chiếm tới 93% thị phần người dùng smartphone Hàn Quốc nên Chính phủ nước này rất khó cho phép một công ty của Quân đội Việt Nam kiểm soát một phương tiện liên lạc quan trọng của xứ sở Kim Chi.
Viettel nhòm ngó OTT nào? |
Bên cạnh đó, Kakao Talk dự kiến IPO vào tháng 5 với giá dự kiến khoảng 2,5 tỷ USD nên một thương vụ bán cho công ty khác là không thể xảy ra.
Thứ ba, một công ty nhà nước như Viettel sẽ rất khó thuyết phục các lãnh đạo cấp cao đồng ý phê duyệt số tiền hàng tỷ USD mua một công ty OTT mà ngành kinh doanh của nó có thể gây tổn hại cho cần câu cơm chính của nhà mạng.
Trong khi đó, theo phân tích của một chuyên gia OTT có nghiên cứu sâu về M&A trong lĩnh vực này, nếu phục vụ mục đích toàn cầu hóa, Kakao Talk không phải là sản phẩm phù hợp với Viettel. Trên thực tế, khả năng quốc tế hóa của Kakao Talk kém hơn nhiều so với Line, Viber, Whatsapp hay Wechat.Đây là chưa kể đến việc Kakao Talk còn thảm bại tại Việt Nam.“Có thể Viettel chưa hiểu lắm về OTT nên họ mới tính chọn Kakao Talk, hoặc là họ giương đông kích tây”, ông này bình luận.
Trên thị trường, 2 OTT có tiềm năng quốc tế hóa lớn nhất và có khả năng mua lại là Viber và Whatsapp đã có chủ. Viber được người khổng lồ Nhật Bản – Rakuten mua với giá 900 triệu USD. Còn Whatsapp đã thuộc về Facebook với mức giá kỷ lục là 19 tỷ USD.
Với Line và Wechat – khả năng mua lại của Viettel gần như bằng 0 vì ông chủ của các công ty này đều có mô hình kinh doanh rất rõ ràng với sản phẩm của mình và OTT đang là giá trị chiến lược trong vốn hóa nhiều tỷ USD trên thị trường chứng khoán (Tencent – công ty sở hữu Wechat có vốn hóa thị trường khoảng 100 tỷ USD).
Bên cạnh các OTT ngoại, Zalo (OTT Việt Nam của công ty VNG) cũng bị đồn là nằm trong danh sách thâu tóm của Viettel. Hiện tại, Zalo đạt hơn 10 triệu người dùng với 120 triệu SMS được chuyển đi mỗi ngày. VNG – công ty sở hữu Zalo, đang phát triển rất thành công các loại hình kinh doanh trực tuyến – lĩnh vực mà Viettel đang khó khăn, gồm: tin tức, nhạc (ZingMP3) và Zalo (nền tảng sáng tạo trên di động).
Nhà mạng quân đội cũng không vấp phải các vấn đề về chính trị bởi đây là một công ty Việt Nam. Trong lĩnh vực OTT, Zalo tạo nên một câu chuyện cổ tích của làng công nghệ khi trở thành ứng dụng Việt Nam hiếm hoi vượt lên những người khổng lồ như Line, Kakao Talk, Wechat và chiếm được sự tin tưởng của cả chục triệu người dùng trong nước.
Thế nhưng, cơ hội của Viettel mua Zalo cũng không cao khi một lãnh đạo công ty này cho biết: “OTT làm ra không phải để bán. Zalo được phát triển như một khát vọng của những kỹ sư Việt Nam muốn xây dựng sản phẩm phục vụ hàng triệu người dùng”.
Theo đánh giá của một chuyên gia về OTT, việc Zalo hay các công ty OTT nói chung không mấy thích thú với đề nghị của nhà mạng bởi “các ông lớn viễn thông không hiểu về ngành này”.
Whatsapp đã chọn Facebook chứ không phải Google vì mạng xã hội lớn nhất thế giới hiểu rõ hơn về giá trị cũng như cách vận hành của một OTT và có thể giúp sản phẩm phát triển mạnh hơn.
“Nếu như không hiểu rõ về ngành cũng như sản phẩm, việc đánh giá để đàm phán mua cũng khó đi đến đồng thuận rồi”, ông này bình luận.
Khả năng Viettel mua OTT để tăng cường sức sáng tạo của một tập đoàn đang gặp khó khăn về đổi mới là sự thực hay đó chỉ là lời cảnh tỉnh của lãnh đạo với nhân viên tập đoàn này về sự thay đổi trong tình hình mới? Câu trả lời có lẽ sẽ phải chờ người đứng đầu Viettel.
Hoài Thư
Bình luận