Thông tin công bố gần đây cho thấy, nhiều ông chủ của các ngân hàng là những doanh nhân đã từng học tập và làm ăn kinh doanh thành công ở Nga về.
Có rất nhiều doanh nhân khởi nghiệp kinh doanh từ Nga hay Liên Xô cũ đã về nước và tiếp tục kinh doanh thành công. Ông Nguyễn Đăng Quang - một trong những người giàu nhất trên TTCK Việt Nam (tính theo tài sản của các thành viên trong gia đình) từ Đông Âu về nước tiếp tục nổi như cồn với cái nghiệp "mì tôm, nước chấm" hay ông Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam từ bất động sản, ông Lê Viết Lam làm bất động sản và du lịch cao cấp, ông Nguyễn Cảnh Sơn nổi tiếng với cửa EuroWindow...
Một điểm chung của họ là được học hành bài bản, sớm tham gia kinh doanh và cho đến nay, lớp doanh nhân này đều con khá trẻ, có chung nhiệt huyết đầu tư kinh doanh, xây dựng những doanh nghiệp lớn ngay trên quê hương. Ở tuổi trên 40 rất nhiều trong số họ đã có khối tài sản lớn và một trong những lĩnh vực ưu tiên là bỏ tiền vào đầu tư ngân hàng.
Hai ông Nguyễn Đăng Quang (1963) và ông Hồ Hùng Anh (1970) cho dù hiện đang rất nổi tiếng với vai trò chủ tịch và phó chủ tịch HĐQT đang dẫn dắt Tập đoàn Masan (MSN) nhưng trước đó hai đại gia này cũng đã được biết đến với tư cách là những nhà lãnh đạo và cổ đông của Techcombank.
Hiện tại ông Hồ Hùng Anh là chủ tịch HĐQT Techcombank, trong khi ông Nguyễn Đăng Quang là phó chủ tịch. Tập đoàn Masan đang nắm giữ gần 20% cổ phần tại Techcombank - một trong những phát triển mạnh nhất trong khoảng 10 năm gần đây.
Từ sự phát triển trong lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng và hoạt động ngân hàng hai đại gia Đăng Quang và Hùng Anh đã mở rộng để chế của mình. Gần đây, MSN thực hiện hàng loạt các vụ thâu tóm để mở rộng quy mô như Nước khoáng Vĩnh Hảo, Vinacafé Biên Hòa, Proconco, Núi Pháo...
Một doanh nhân khác cũng học và làm việc tại Nga về nước và trở thành ông chủ của một ngân hàng là ông Ngô Chí Dũng. Ông Dũng hiện đang là chủ tịch HĐQT VPBank. Trước đó, ông Dũng từng là cổ đông sáng lập ngân hàng VIB, rồi một thời là phó chủ tịch Techcombank trước khi trở thành người đứng đầu VPBank.
Bên cạnh các doanh nhân nói trên, còn một số đại gia cũng học tập và làm việc ở Nga về có tham gia vào lĩnh vực tài chính ngân hàng như: ông Nguyễn Cảnh Sơn (1967), tham gia vào Techcombank, VIB Bank ...
Nhóm cổ đông lớn của VIB như ông Đặng Khắc Vỹ, Đỗ Xuân Hoàng đã và đang kinh doanh rất thành công tại Nga.
Một điểm chung của các ông chủ ngân hàng có "gốc Nga" là họ rất giàu và trẻ, độ tuổi chỉ trên 40 cùng với trình độ sẵn có, khả năng tài chính vững mạnh nhờ kinh doanh thành công tại nước Nga và khu vực Đông Âu, các doanh nhân này đang thâm nhập rất mạnh mẽ vào các ngân hàng.
Không những thế, đa số các doanh nhân này đều tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực khác và nhiều khi những lĩnh vực mở rộng lại là trọng tâm trong chiến lược của họ.
Ông Nguyễn Cảnh Sơn đã có một thời kỳ bùng nổ với thương hiệu Eurowindow và trong vài năm gần đây là bất động sản, vật liệu xây dựng
Những quyết định táo bạo của các doanh nhân này đã giúp Việt Nam gần đây có được hàng loạt các dự án lớn như: Vinpearl Land Nha Trang, Royal City, khu du lịch Đại Nam, Bà Nà Hills...Hiện tượng rất nhiều doanh nhân thành đạt ở nước ngoài rút về nước làm ăn đã tạo ra một làn sóng kinh doanh mới ở trong nước. Kinh nghiệm và trình độ của họ đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp trong nước nói chung.
Nhiều doanh nghiệp mới nổi lên như Masan, Eurowindow, Vingroup, Sungroup... đã trở thành những đơn vị dẫn đầu trong từng lĩnh vực và góp phần giúp tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Khi tham gia vào các lĩnh vực tài chính, các doanh nhân này cũng đã góp phần thay đổi bộ mặt của các ngân hàng cổ phần như ở Techcombank, VPBank, VIBBank...
Có rất nhiều doanh nhân khởi nghiệp kinh doanh từ Nga hay Liên Xô cũ đã về nước và tiếp tục kinh doanh thành công. Ông Nguyễn Đăng Quang - một trong những người giàu nhất trên TTCK Việt Nam (tính theo tài sản của các thành viên trong gia đình) từ Đông Âu về nước tiếp tục nổi như cồn với cái nghiệp "mì tôm, nước chấm" hay ông Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam từ bất động sản, ông Lê Viết Lam làm bất động sản và du lịch cao cấp, ông Nguyễn Cảnh Sơn nổi tiếng với cửa EuroWindow...
Một điểm chung của họ là được học hành bài bản, sớm tham gia kinh doanh và cho đến nay, lớp doanh nhân này đều con khá trẻ, có chung nhiệt huyết đầu tư kinh doanh, xây dựng những doanh nghiệp lớn ngay trên quê hương. Ở tuổi trên 40 rất nhiều trong số họ đã có khối tài sản lớn và một trong những lĩnh vực ưu tiên là bỏ tiền vào đầu tư ngân hàng.
Các ông chủ ngân hàng Việt từ Đông Âu trở về |
Hai ông Nguyễn Đăng Quang (1963) và ông Hồ Hùng Anh (1970) cho dù hiện đang rất nổi tiếng với vai trò chủ tịch và phó chủ tịch HĐQT đang dẫn dắt Tập đoàn Masan (MSN) nhưng trước đó hai đại gia này cũng đã được biết đến với tư cách là những nhà lãnh đạo và cổ đông của Techcombank.
Hiện tại ông Hồ Hùng Anh là chủ tịch HĐQT Techcombank, trong khi ông Nguyễn Đăng Quang là phó chủ tịch. Tập đoàn Masan đang nắm giữ gần 20% cổ phần tại Techcombank - một trong những phát triển mạnh nhất trong khoảng 10 năm gần đây.
Từ sự phát triển trong lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng và hoạt động ngân hàng hai đại gia Đăng Quang và Hùng Anh đã mở rộng để chế của mình. Gần đây, MSN thực hiện hàng loạt các vụ thâu tóm để mở rộng quy mô như Nước khoáng Vĩnh Hảo, Vinacafé Biên Hòa, Proconco, Núi Pháo...
Một doanh nhân khác cũng học và làm việc tại Nga về nước và trở thành ông chủ của một ngân hàng là ông Ngô Chí Dũng. Ông Dũng hiện đang là chủ tịch HĐQT VPBank. Trước đó, ông Dũng từng là cổ đông sáng lập ngân hàng VIB, rồi một thời là phó chủ tịch Techcombank trước khi trở thành người đứng đầu VPBank.
Bên cạnh các doanh nhân nói trên, còn một số đại gia cũng học tập và làm việc ở Nga về có tham gia vào lĩnh vực tài chính ngân hàng như: ông Nguyễn Cảnh Sơn (1967), tham gia vào Techcombank, VIB Bank ...
Nhóm cổ đông lớn của VIB như ông Đặng Khắc Vỹ, Đỗ Xuân Hoàng đã và đang kinh doanh rất thành công tại Nga.
Một điểm chung của các ông chủ ngân hàng có "gốc Nga" là họ rất giàu và trẻ, độ tuổi chỉ trên 40 cùng với trình độ sẵn có, khả năng tài chính vững mạnh nhờ kinh doanh thành công tại nước Nga và khu vực Đông Âu, các doanh nhân này đang thâm nhập rất mạnh mẽ vào các ngân hàng.
Không những thế, đa số các doanh nhân này đều tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực khác và nhiều khi những lĩnh vực mở rộng lại là trọng tâm trong chiến lược của họ.
Ông Nguyễn Cảnh Sơn đã có một thời kỳ bùng nổ với thương hiệu Eurowindow và trong vài năm gần đây là bất động sản, vật liệu xây dựng
Những quyết định táo bạo của các doanh nhân này đã giúp Việt Nam gần đây có được hàng loạt các dự án lớn như: Vinpearl Land Nha Trang, Royal City, khu du lịch Đại Nam, Bà Nà Hills...Hiện tượng rất nhiều doanh nhân thành đạt ở nước ngoài rút về nước làm ăn đã tạo ra một làn sóng kinh doanh mới ở trong nước. Kinh nghiệm và trình độ của họ đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp trong nước nói chung.
Nhiều doanh nghiệp mới nổi lên như Masan, Eurowindow, Vingroup, Sungroup... đã trở thành những đơn vị dẫn đầu trong từng lĩnh vực và góp phần giúp tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Khi tham gia vào các lĩnh vực tài chính, các doanh nhân này cũng đã góp phần thay đổi bộ mặt của các ngân hàng cổ phần như ở Techcombank, VPBank, VIBBank...
Theo VEF
Bình luận