Thay vì an hưởng tuổi già, hàng triệu cụ hưu ở Trung Quốc đầu tư chứng khoán để tăng thu nhập. Họ là một phần trong "giới đầu tư mặc pi-ja-ma".
Ở Trung Quốc, những biến động trên thị trường chứng khoán tác động tới hàng triệu cá nhân - gồm chủ cửa hàng, người nghỉ hưu, học sinh phổ thông, nhân viên bảo vệ, tài xế taxi và nhiều đối tượng khác. Họ chiếm tới 80% tổng số nhà đầu tư ở Trung Quốc.
Vậy những “nhà đầu tư mặc pi-ja-ma” (cụm từ giới truyền thông dành cho những nhà đầu tư nhỏ) chi phối thị trường chứng khoán Trung Quốc thế nào?
Khi Auntie Jin, một phụ nữ Trung Quốc từng làm công việc văn phòng, nghỉ hưu ở độ tuổi 55 vài năm trước, bà đã dành khá nhiều thời gian để nghĩ về công việc mà bà nên àm trong những năm sắp tới.
Bà bắt đầu bằng những buổi tập khiêu vũ với một số bạn đồng nghiệp cũ. Nhưng sau khi Jin rời khỏi căn hộ cũ, những buổi tập thưa dần rồi không diễn ra nữa, BBC đưa tin.
Một phụ nữ năng động như Jin không thể chỉ quanh quẩn ở nhà để tận hưởng nhịp sống nhàn rỗi. Ngay sau khi treo giày nhảy, bà đã tìm ra một trò tiêu khiển mới. Bà bắt đầu xem nhiều chương trình thảo luận trên truyền hình về cách làm giàu.
Buồng ngủ hay sàn chứng khoán?
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2009, khi thị trường chứng khoán bùng nổ mạnh mẽ ở Trung Quốc. Jin say mê và luôn muốn giải thích với người khác về những điều mà bà đã học từ các chương trình truyền hình.
Không thỏa mãn với việc chỉ xem tivi, nên ngay sau khi nâng cấp máy tính để bàn, Jin cài một phần mềm đặc biệt. Ứng dụng đó giống như cổng thông tin mà Bloomberg thiết kế cho các nhà đầu tư, với những bảng biểu, đồ thị, con số và những lời hướng dẫn. Tên của nó cũng rất độc đáo: Big Wisdom (Sự thông thái vĩ đại). Ngoài ra bà cũng cái một ứng dụng trên điện thoại di động.
Giờ đây, cùng với những người bạn cũng say mê chương trình dạy làm giàu, ứng dụng theo dõi thị trường chứng khoán Big Wisdom và ứng dụng trên điện thoại, Jin có thể theo dõi giá chứng khoán và ra những quyết định tài chính bằng cú gõ, hay lướt ngón tay.
Mỗi khi bà trở về nhà vào buổi tối, buồng ngủ của gia đình giống một sàn giao dịch chứng khoán hơn một nơi để nghỉ ngơi.
Đột nhiên người thân của Jin phát hiện ra rằng bà đã tìm ra một nghề mới sau khi nghỉ hưu: Nhà đầu tư cổ phiếu chuyên nghiệp nhưng mặc đồ ngủ.
Jin không phải là trường hợp duy nhất. Trên thực tế, hàng triệu người như bà đang tồn tại ở Trung Quốc. Theo một số kết quả thống kê, khoảng 90 triệu người Trung Quốc mở tài khoản để giao dịch chứng khoán, lớn hơn cả dân số của nước Anh.
Qian Yujie, một nam sinh 16 tuổi, chơi chứng khoán để chuẩn bị cho kế hoạch học ngành tài chính trong trường đại học. Vốn ban đầu của cậu là 2.000 tệ (315 USD), khoản tiền mà cha, mẹ cho cậu khi 13 tuổi. Cậu chỉ giao dịch vào những ngày nghỉ.
"Khi học ở trường, tôi dùng phần mềm để mua hoặc bán cổ phiếu tự động nếu giá của chúng đạt mức mà tôi chọn sẵn", Qian nói với Reuters.
Vừa kiếm thêm tiền, vừa có thêm bạn
Tại một văn phòng môi giới chứng khoán ở thành phố Thượng Hải, phần lớn khách hàng là những người trong độ tuổi nghỉ hưu. Họ mải mê theo dõi các chỉ số để tăng thu nhập cho gia đình.
Họ tới văn phòng từ sớm, uống trà rồi dành cả ngày để theo dõi những dòng chữ màu đỏ và xanh lục trên màn hình điện tử. Sau đó họ ra những quyết định tài chính táo bạo như mua mã này, bán mã kia.
Sàn chứng khoán cũng là một nơi tuyệt vời để mở rộng quan hệ xã hội. Mọi người kết bạn và, tất nhiên, chia sẻ bí quyết đầu tư cho những người bạn. Nếu không đan len hay chơi bài trong sàn chứng khoán, họ có thể tụ tập ở công viên, quán cà phê để thảo luận.
Wang Cunchun, một cụ già 90 tuổi ở Thượng Hải, thường xuyên theo dõi thị trường chứng khoán qua tivi. "Giao dịch cổ phiếu là thú vui lớn nhất của tôi bây giờ. Tôi chưa bao giờ mơ làm giàu từ cổ phiếu. Lương hưu của tôi là 3.000 tệ (470 USD) mỗi tháng", cụ nói với Reuters.
Dù hưởng mức lương hưu khá lớn so với mặt bằng chung ở Trung Quốc, Wang chỉ sống trong căn hộ chừng 10m2 cùng con trai 60 tuổi. Cụ bắt đầu chơi chứng khoán từ thập niên 90.
Việc hàng triệu nhà đầu tư nhỏ tham gia đầu tư chứng khoán ở Trung Quốc không chỉ đơn thuần là một hiện tượng thú vị. Nó có tác động lớn đối với thị trường.
Những nhà đầu tư nhỏ, vốn chiếm tới 4/5 giới đầu tư chứng khoán Trung Quốc, thường hành xử rất bất thường. Các chuyên gia cho rằng quyết định mua, bán của họ thường diễn ra bởi tác động của “tâm lý bầy đàn”. Đó là một trong những nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán lao dốc kỷ lục đến mức phải ngừng giao dịch mấy hôm trước.
Ở Trung Quốc, những biến động trên thị trường chứng khoán tác động tới hàng triệu cá nhân - gồm chủ cửa hàng, người nghỉ hưu, học sinh phổ thông, nhân viên bảo vệ, tài xế taxi và nhiều đối tượng khác. Họ chiếm tới 80% tổng số nhà đầu tư ở Trung Quốc.
Vậy những “nhà đầu tư mặc pi-ja-ma” (cụm từ giới truyền thông dành cho những nhà đầu tư nhỏ) chi phối thị trường chứng khoán Trung Quốc thế nào?
Nhiều người nghỉ hưu Trung Quốc tìm thấy niềm vui mới ở thị trường chứng khoán. Ảnh: Reuters |
Bà bắt đầu bằng những buổi tập khiêu vũ với một số bạn đồng nghiệp cũ. Nhưng sau khi Jin rời khỏi căn hộ cũ, những buổi tập thưa dần rồi không diễn ra nữa, BBC đưa tin.
Một phụ nữ năng động như Jin không thể chỉ quanh quẩn ở nhà để tận hưởng nhịp sống nhàn rỗi. Ngay sau khi treo giày nhảy, bà đã tìm ra một trò tiêu khiển mới. Bà bắt đầu xem nhiều chương trình thảo luận trên truyền hình về cách làm giàu.
Buồng ngủ hay sàn chứng khoán?
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2009, khi thị trường chứng khoán bùng nổ mạnh mẽ ở Trung Quốc. Jin say mê và luôn muốn giải thích với người khác về những điều mà bà đã học từ các chương trình truyền hình.
Không thỏa mãn với việc chỉ xem tivi, nên ngay sau khi nâng cấp máy tính để bàn, Jin cài một phần mềm đặc biệt. Ứng dụng đó giống như cổng thông tin mà Bloomberg thiết kế cho các nhà đầu tư, với những bảng biểu, đồ thị, con số và những lời hướng dẫn. Tên của nó cũng rất độc đáo: Big Wisdom (Sự thông thái vĩ đại). Ngoài ra bà cũng cái một ứng dụng trên điện thoại di động.
Giờ đây, cùng với những người bạn cũng say mê chương trình dạy làm giàu, ứng dụng theo dõi thị trường chứng khoán Big Wisdom và ứng dụng trên điện thoại, Jin có thể theo dõi giá chứng khoán và ra những quyết định tài chính bằng cú gõ, hay lướt ngón tay.
Mỗi khi bà trở về nhà vào buổi tối, buồng ngủ của gia đình giống một sàn giao dịch chứng khoán hơn một nơi để nghỉ ngơi.
Đan len là một trong những cách để những người phụ nữ lớn tuổi giết thời gian trong quá trình giao dịch chứng khoán. Ảnh: BBC |
Jin không phải là trường hợp duy nhất. Trên thực tế, hàng triệu người như bà đang tồn tại ở Trung Quốc. Theo một số kết quả thống kê, khoảng 90 triệu người Trung Quốc mở tài khoản để giao dịch chứng khoán, lớn hơn cả dân số của nước Anh.
Qian Yujie, một nam sinh 16 tuổi, chơi chứng khoán để chuẩn bị cho kế hoạch học ngành tài chính trong trường đại học. Vốn ban đầu của cậu là 2.000 tệ (315 USD), khoản tiền mà cha, mẹ cho cậu khi 13 tuổi. Cậu chỉ giao dịch vào những ngày nghỉ.
"Khi học ở trường, tôi dùng phần mềm để mua hoặc bán cổ phiếu tự động nếu giá của chúng đạt mức mà tôi chọn sẵn", Qian nói với Reuters.
Vừa kiếm thêm tiền, vừa có thêm bạn
Tại một văn phòng môi giới chứng khoán ở thành phố Thượng Hải, phần lớn khách hàng là những người trong độ tuổi nghỉ hưu. Họ mải mê theo dõi các chỉ số để tăng thu nhập cho gia đình.
Họ tới văn phòng từ sớm, uống trà rồi dành cả ngày để theo dõi những dòng chữ màu đỏ và xanh lục trên màn hình điện tử. Sau đó họ ra những quyết định tài chính táo bạo như mua mã này, bán mã kia.
Sàn chứng khoán cũng là một nơi tuyệt vời để mở rộng quan hệ xã hội. Mọi người kết bạn và, tất nhiên, chia sẻ bí quyết đầu tư cho những người bạn. Nếu không đan len hay chơi bài trong sàn chứng khoán, họ có thể tụ tập ở công viên, quán cà phê để thảo luận.
Wang Cunchun, một cụ già 90 tuổi ở Thượng Hải, thường xuyên theo dõi thị trường chứng khoán qua tivi. "Giao dịch cổ phiếu là thú vui lớn nhất của tôi bây giờ. Tôi chưa bao giờ mơ làm giàu từ cổ phiếu. Lương hưu của tôi là 3.000 tệ (470 USD) mỗi tháng", cụ nói với Reuters.
Dù hưởng mức lương hưu khá lớn so với mặt bằng chung ở Trung Quốc, Wang chỉ sống trong căn hộ chừng 10m2 cùng con trai 60 tuổi. Cụ bắt đầu chơi chứng khoán từ thập niên 90.
Hàng ngày cụ Wang Cunchun ghi giá chứng khoán vào một cuốn sổ để theo dõi biến động trên thị trường. Cụ dùng kính lúp để đọc chữ. Ảnh: Business Insider |
Những nhà đầu tư nhỏ, vốn chiếm tới 4/5 giới đầu tư chứng khoán Trung Quốc, thường hành xử rất bất thường. Các chuyên gia cho rằng quyết định mua, bán của họ thường diễn ra bởi tác động của “tâm lý bầy đàn”. Đó là một trong những nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán lao dốc kỷ lục đến mức phải ngừng giao dịch mấy hôm trước.
Nguồn: Zing
Bình luận