Ngày 19/3, những người tham gia đã truyền trực tiếp cuộc biểu tình khi họ xông vào toà nhà của Bộ trưởng Tư pháp, cách không xa Tu viện Westminster ở London và hô vang khẩu hiệu "chúng tôi yêu cầu một Bộ trưởng mới". Các sĩ quan cảnh sát đã được điều động đến văn phòng ngay sau đó.
Những người biểu tình bất bình khi nỗ lực kêu gọi một cuộc đối chất với lãnh đạo Bộ Tư pháp về cái chết của ba cậu bé thiếu niên đã bị bỏ qua.
Cuộc biểu tình liên quan đến trường hợp của Jaynesh Chudasama, người bị bỏ tù năm ngoái vì lái xe nguy hiểm đâm chết ba cậu bé trong độ tuổi 16 và 17.
Người này đã vượt quá hai lần rưỡi giới hạn cồn cho phép và và đi quá tốc độ khi anh ta lao xe vào ba thiếu niên.
Anh ta nhận tội gây ra cái chết khi lái xe nguy hiểm. Những người thiệt mạng bao gồm cầu thủ bóng đá bán chuyên nghiệp Harry Rice, 17 tuổi, thợ điện học việc George Wilkinson, 16 tuổi và công nhân Josh McGuinness, 16 tuổi.
Mức án đối với Chudasama từ 13 năm tù giảm xuống còn 10 năm rưỡi được tuyên bởi ba thẩm phán tại Tòa phúc thẩm ở London.
Ngay sau khi mức án cuối cùng với Chudasama được tuyên bố, người dân London nói riêng và cả nước Anh nói chung tỏ ra phẫn nộ. Những nhà hoạt động xã hội đã nhiều lần kêu gọi lãnh đạo Bộ Tư pháp có cuộc đối chất công khai với người dân và người nhà 3 nạn nhân nhưng không được chấp thuận. Muốn gây được sự chú ý và phản đối bản án đối với Chudasama, những người biểu tình đã mặc chiếc áo khoác vàng - biểu tượng mới của sự bất bình mà người lao động và người dân muốn gửi đến chính phủ ở nhiều nước châu Âu, xông vào văn phòng Bộ trưởng Tư pháp ở London, kêu gọi người này từ chức.
Một người đàn ông 63 tuổi tham gia vào cuộc biểu tình nói: "Chúng tôi không phải là người cực hữu. Chúng tôi là một phong trào hòa bình. Chúng tôi có quan điểm về chính trị mà chúng tôi có quyền có."
Bình luận