Mới nhất
Xem nhiều
Bình luận nhiều
Hotline: 0855 911 911
RSS
Liên hệ quảng cáo:
024 36321592
Bình luận
Facebook
Twitter
Zalo
Zalo
Những nghề nguy hiểm nhất thế giới
Kinh tế
Thứ Hai, 06/04/2015 12:41:00 +07:00
Thợ hàn, công nhân xây dựng, ngư dân là một trong những người phải đối mặt với nguy hiểm để tìm kế mưu sinh.
Thợ hàn dưới nước: Họ phải đối mặt với hàng loạt nguy hiểm trong công việc mỗi ngày bao gồm cả nguy cơ sốc, nổ, bệnh tật. Trong số 200 thợ hàn có khoảng 30 người chết mỗi năm.
Ngư dân đánh bắt cua: Công việc này nguy hiểm gấp 26 lần công việc bình thường. Trong năm 2007, 126 ngư dân đánh bắt cua ở Alaska bị chết. 80% nguyên nhân do hạ thân nhiệt hoặc bị rơi khỏi tàu và chết đuối.
Ngành công nghiệp khai thác gỗ có tỉ lệ tử vong cao nhất Mỹ. Nguy cơ tử vong cao hơn 30 lần so với các ngành nghề khác. Hầu hết các trường hợp tử vong xuất phát từ lỗi thiết bị hoặc cây ngã đè lên người lao động.
Vi mạch máy tính được tạo ra từ nhiều chất hóa học nguy hiểm bao gồm arsenic. Trong quá trình sản xuất vi mạch không gây tử vong ngay lập tức nhưng có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe như tỉ lệ sảy thai, dị tật bẩm sinh, ung thư, và mắc các bệnh về đường hô hấp cao.
Phi công lái máy bay cứu nạn khẩn cấp: Mức lương cho công việc của họ ít hơn những phi công dân dụng khác nhưng tỉ lệ tai nạn 13.59 giờ trên 100,000 giờ bay.
Tay đua bò có thể bị ít nhất một chấn thương nghiêm trọng trên mỗi 15 cuộc đua mà họ tham gia bao gồm cả chấn thương, gãy xương, và những tổn thương không thể thanh toán bằng tiền mặt.
Công nhân xây dựng thường xuyên làm việc dưới những rầm thép khổng lồ, thậm chí lơ lửng trên không. Tai nạn gây thương vong nhiều nhất ở công trường xây dựng là rơi từ trên cao. Ngoài ra, cháy nổ, giật điện, tiếng ồn, độ cao, khói bụi, amiang... cũng là những nguồn nguy hiểm cho các công nhân xây dựng.
Kỹ sư khoan dầu thường làm theo ca 16 tiếng mỗi ngày và ngủ rất ít. Nguy hiểm thường gặp do cháy và nổ giàn khoan với tỉ lệ tử vong hằng năm là 27.1 người trên 100,000 kỹ sư.
Gái mại dâm: họ có thể bị bắt bởi hành vi bán dâm, thậm chí có nguy cơ bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, hiếp dâm, thậm chí bị hành hung về thể xác hoặc bị chết. Tỉ lệ tử vong cho nghề này khá cao với 204 trường hợp tử vong trên 100,000 người mỗi năm.
Công việc lấy nọc rắn rất nguy hiểm nhưng lại hoàn toàn cần thiết để cứu mạng sống của nhiều người mỗi năm. Trong khi quy trình an toàn luôn được tuân thủ nhưng trong quá trình làm việc vẫn tồn tại các yếu tố rủi ro cao. Thực ra, rất ít người không bị rắn cắn khi làm công việc này.
Bình luận
Bình luận