Nhiều ngành học được thí sinh ưa chuộng và đăng ký thi vào nhiều như thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, kinh tế quốc tế, tâm lý học…
Đây không hẳn là những ngành có đầu vào cao nhất song có xu hướng thu hút ngày càng nhiều hồ sơ thí sinh, điểm chuẩn tăng liên tục, dự báo sẽ mở ra nhiều cơ hội.
Công nghệ ôtô, thú y, thực phẩm: “hot” dần
Theo TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Nông Lâm TP HCM, ngành thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, nhóm môi trường... là những ngành thu hút thí sinh không chỉ tại ĐH Nông Lâm TP HCM, mà còn ở các trường có nhóm ngành liên quan với điểm chuẩn khá cao.
Cụ thể, ngành thú y năm 2014 có điểm chuẩn 18 (khối A) và 20 (khối B), đến năm 2015 tăng đáng kể với khối A, B đều 22,5 điểm. Ngành công nghệ sinh học của ĐH Nông Lâm TP HCM năm 2014 có điểm chuẩn 18 (khối A), 21 (khối B) thì năm 2015 cả khối A và B đều lấy 22 điểm.
Ở các trường khác, ngành công nghệ thực phẩm, nhóm môi trường cũng đang là ngành “hot” được thí sinh chọn lựa nhiều nhất.
Tại ĐH Công nghiệp Thực phẩm, ngành này dẫn đầu bảng điểm chuẩn năm 2015 với 21,25 điểm.
Tương tự, ngành công nghệ sinh học của ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM năm 2015 có điểm chuẩn khá cao: 23,75 điểm cho cả khối A và B, cao hơn điểm chuẩn năm 2014 đến 2,25 điểm đối với khối A và 1,75 với khối B.
Theo ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Tuyển sinh, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, một trong những ngành thu hút thí sinh của trường là công nghệ kỹ thuật ôtô. Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng của ngành này do đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu mua ô tô tăng lên theo từng năm.
Vì thế, sinh viên ra trường có cơ hội được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, tiếp thị hoặc tự mình mở garage.
Sau khi ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mức thuế ngành này xấp xỉ 0%, nhiều nhà máy ôtô mọc lên, Việt Nam sẽ tham gia sâu vào quá trình chế tạo nội địa hóa. Do đó, 5-7 năm nữa, sinh viên ra trường ở ngành này, dù trình độ ĐH hay CĐ đều dễ dàng có được việc làm tốt.
Nhiều ngành kinh tế giàu hấp lực
Ngoài ra, trường còn có ngành may, thiết kế thời trang cũng là những ngành đang được thí sinh “săn đón”.
Theo ông Đức, thời gian tới, nhiều nước lớn không tham gia ký kết TPP như Trung Quốc, Ấn Độ sẽ chuyển sang đầu tư ở nước ta rầm rộ ở các lĩnh vực này.
Do đó, cơ hội kiếm việc làm, phát triển trong ngành công nghệ dệt may, thiết kế thời trang là rất lớn. Vì vậy, đây là ngành được thí sinh lựa chọn rất nhiều trong thời gian qua.
Hưởng lợi chính từ nền kinh tế hội nhập ngoài các ngành nói trên còn phải kể đến khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh.
TS Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Ngân hàng TP HCM, cho biết, năm 2015, tổng số lượt hồ sơ đăng ký xét tuyển khoảng 6.000.
Đến thời điểm chốt hồ sơ, ngành ngôn ngữ Anh nhận được gần 900 hồ sơ cho cả 3 nguyện vọng, trong khi chỉ tiêu chỉ 160, ngành luật nhận được 875 hồ sơ/150 chỉ tiêu, khối ngành kinh tế - kinh doanh - quản lý nhận được hơn 2.500 hồ sơ/2.040 chỉ tiêu.
Cuối cùng, điểm chuẩn của ngành ngôn ngữ Anh là 22,31, ngành luật 21,69 và khối ngành kinh tế - kinh doanh - quản lý 21,75.
“Con số đó chứng tỏ rằng khối ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh vẫn có sức hút mạnh mẽ với thí sinh” - ông nhận xét.
Theo TS Ngọc Minh, ĐH Ngân hàng TP HCM phân ngành cho thí sinh sau khi các em học xong 3 học kỳ đại cương.
“Ngành được nhiều thí sinh quan tâm nhất hiện nay là kinh tế quốc tế do nền kinh tế hội nhập, Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, có sự di chuyển nguồn lực từ trong ra ngoài nước, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều lĩnh vực kinh tế hướng về xuất khẩu, thu hút nguồn lực lao động nên những ngành liên quan ngoại thương, xuất nhập khẩu, đặc biệt thương mại quốc tế là ngành phát triển nhất trong tương lai” - TS Minh phân tích.
Tương tự, tại ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP HCM, thạc sĩ Bùi Văn Yến, Phó trưởng Ban quản lý đào tạo, cho biết, kinh tế đối ngoại cũng đang là ngành “hot” của trường do nhu cầu xã hội về ngành này ngày càng tăng cao, đồng thời đây là ngành truyền thống của trường, uy tín cao nên thu hút được lượng lớn thí sinh giỏi, đẩy điểm chuẩn tăng cao - 27 điểm.
Nguồn: Lê Thoa/Người lao động
Đây không hẳn là những ngành có đầu vào cao nhất song có xu hướng thu hút ngày càng nhiều hồ sơ thí sinh, điểm chuẩn tăng liên tục, dự báo sẽ mở ra nhiều cơ hội.
Công nghệ ôtô, thú y, thực phẩm: “hot” dần
Theo TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Nông Lâm TP HCM, ngành thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, nhóm môi trường... là những ngành thu hút thí sinh không chỉ tại ĐH Nông Lâm TP HCM, mà còn ở các trường có nhóm ngành liên quan với điểm chuẩn khá cao.
Cụ thể, ngành thú y năm 2014 có điểm chuẩn 18 (khối A) và 20 (khối B), đến năm 2015 tăng đáng kể với khối A, B đều 22,5 điểm. Ngành công nghệ sinh học của ĐH Nông Lâm TP HCM năm 2014 có điểm chuẩn 18 (khối A), 21 (khối B) thì năm 2015 cả khối A và B đều lấy 22 điểm.
Thí sinh làm bài thi đại học. Ảnh: Người lao động |
Ở các trường khác, ngành công nghệ thực phẩm, nhóm môi trường cũng đang là ngành “hot” được thí sinh chọn lựa nhiều nhất.
Tại ĐH Công nghiệp Thực phẩm, ngành này dẫn đầu bảng điểm chuẩn năm 2015 với 21,25 điểm.
Tương tự, ngành công nghệ sinh học của ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM năm 2015 có điểm chuẩn khá cao: 23,75 điểm cho cả khối A và B, cao hơn điểm chuẩn năm 2014 đến 2,25 điểm đối với khối A và 1,75 với khối B.
Theo ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Tuyển sinh, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, một trong những ngành thu hút thí sinh của trường là công nghệ kỹ thuật ôtô. Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng của ngành này do đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu mua ô tô tăng lên theo từng năm.
Vì thế, sinh viên ra trường có cơ hội được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, tiếp thị hoặc tự mình mở garage.
Sau khi ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mức thuế ngành này xấp xỉ 0%, nhiều nhà máy ôtô mọc lên, Việt Nam sẽ tham gia sâu vào quá trình chế tạo nội địa hóa. Do đó, 5-7 năm nữa, sinh viên ra trường ở ngành này, dù trình độ ĐH hay CĐ đều dễ dàng có được việc làm tốt.
Nhiều ngành kinh tế giàu hấp lực
Ngoài ra, trường còn có ngành may, thiết kế thời trang cũng là những ngành đang được thí sinh “săn đón”.
Theo ông Đức, thời gian tới, nhiều nước lớn không tham gia ký kết TPP như Trung Quốc, Ấn Độ sẽ chuyển sang đầu tư ở nước ta rầm rộ ở các lĩnh vực này.
Do đó, cơ hội kiếm việc làm, phát triển trong ngành công nghệ dệt may, thiết kế thời trang là rất lớn. Vì vậy, đây là ngành được thí sinh lựa chọn rất nhiều trong thời gian qua.
Hưởng lợi chính từ nền kinh tế hội nhập ngoài các ngành nói trên còn phải kể đến khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh.
TS Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Ngân hàng TP HCM, cho biết, năm 2015, tổng số lượt hồ sơ đăng ký xét tuyển khoảng 6.000.
Đến thời điểm chốt hồ sơ, ngành ngôn ngữ Anh nhận được gần 900 hồ sơ cho cả 3 nguyện vọng, trong khi chỉ tiêu chỉ 160, ngành luật nhận được 875 hồ sơ/150 chỉ tiêu, khối ngành kinh tế - kinh doanh - quản lý nhận được hơn 2.500 hồ sơ/2.040 chỉ tiêu.
Cuối cùng, điểm chuẩn của ngành ngôn ngữ Anh là 22,31, ngành luật 21,69 và khối ngành kinh tế - kinh doanh - quản lý 21,75.
“Con số đó chứng tỏ rằng khối ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh vẫn có sức hút mạnh mẽ với thí sinh” - ông nhận xét.
Theo TS Ngọc Minh, ĐH Ngân hàng TP HCM phân ngành cho thí sinh sau khi các em học xong 3 học kỳ đại cương.
“Ngành được nhiều thí sinh quan tâm nhất hiện nay là kinh tế quốc tế do nền kinh tế hội nhập, Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, có sự di chuyển nguồn lực từ trong ra ngoài nước, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều lĩnh vực kinh tế hướng về xuất khẩu, thu hút nguồn lực lao động nên những ngành liên quan ngoại thương, xuất nhập khẩu, đặc biệt thương mại quốc tế là ngành phát triển nhất trong tương lai” - TS Minh phân tích.
Tương tự, tại ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP HCM, thạc sĩ Bùi Văn Yến, Phó trưởng Ban quản lý đào tạo, cho biết, kinh tế đối ngoại cũng đang là ngành “hot” của trường do nhu cầu xã hội về ngành này ngày càng tăng cao, đồng thời đây là ngành truyền thống của trường, uy tín cao nên thu hút được lượng lớn thí sinh giỏi, đẩy điểm chuẩn tăng cao - 27 điểm.
Nguồn: Lê Thoa/Người lao động
Bình luận