(VTC News) - Gia tài âm nhạc đồ sộ của cố nhạc sĩ Thanh Tùng chất chứa hai miền cảm xúc đối cực: vui tươi, hạnh phúc và cô đơn, hiu quạnh, nhưng không hề tuyệt vọng.
Tình yêu cuộc sống, con người và cả những biến cố của cuộc đời đã in đậm trong những sáng tác của nhạc sĩ Thanh Tùng để giờ đây khi nhìn lại chúng ta thấy trong gia tài âm nhạc đồ sộ của cố nhạc sĩ chất chứa 2 miền cảm xúc đối cực: vui tươi, hạnh phúc và cô đơn, hiu quạnh, thế nhưng, ít khi thấy ông tuyệt vọng.
Âm nhạc mang âm hưởng vui tươi, hạnh phúc (trước năm 1988)
Vốn nổi tiếng là người đào hoa, đa tình và rất mực tài ba cuộc đời Thanh Tùng tràn ngập các bóng hồng từ Nam ra Bắc. Và đó cũng là lý do mà khi nói đến âm nhạc của ông, người ta thường nhắc đến những “nàng thơ”.
Họ chính là chất xúc tác khơi nguồn cảm hứng khiến ông phải cầm bút lên để viết khi sự thăng hoa cảm xúc đã lên đến tột đỉnh.
Thanh Tùng đã từng nhiều lần nhắc đến những “nàng thơ” ấy. Những cái tên: Ngọc Bích, Ngọc Thúy, Tôn Nữ Minh Tâm… là “nguyên cớ” cho những “Chuyện tình của biển", "Giọt nắng bên thềm", "Phố biển", "Hát với chú ve con", "Hoa tím ngoài sân", "Lời tỏ tình của mùa Xuân", "Trái tim không ngủ yên"... ra đời đã được ông kể lại trong những lần trà dư tửu hậu cùng bè bạn.
Cố nhạc sỹ cũng từng chia sẻ: "Tôi nói với bạn tôi, con đường âm nhạc của tôi đầy ắp tình yêu, chỉ tình yêu thôi. Nhân vật trong ca khúc của tôi bao giờ cũng là người phụ nữ, và đúng là có nhiều nhân vật lắm".
Vì vậy, những ca khúc của ông có khi là dành tặng cho một bóng hồng nào đó nhưng cũng có khi cũng không phải là một "nàng kiều" nào cụ thể. Đôi khi nó đơn giản chỉ để nói lên nhưng cung bậc cảm xúc bất tận trong tình yêu.
Có thể nói âm nhạc của Thanh Tùng giai đoạn này mang âm hưởng vui tươi của niềm tin yêu cuộc sống, của tình yêu và những khát vọng.
Và “Một mình” với sự cô đơn, nhưng không tuyệt vọng (sau năm 1988)
Sẽ là mâu thuẫn khi nói một người yêu nhiều lại là một người chung thuỷ. Nhưng đó là sự thật trong cuộc sống tình cảm của nhạc sỹ Thanh Tùng. Ai yêu nhạc Thanh Tùng, hẳn đều biết mối tình vĩ đại của ông dành cho người vợ quá cố của mình.
Câu chuyện tình yêu bất tử, sống mãi cùng những nốt nhạc, những câu hát của ông và sẽ còn được ngân nga đến hàng chục, hàng trăm năm nữa. Chắc chỉ đến khi con người không còn biết yêu, người ta mới thôi nhớ về nhạc của Thanh Tùng, thôi nhớ về những Một mình, Hoa cúc vàng, Ngôi sao cô đơn…
Sau khi vợ nhắm mắt, Thanh Tùng một mình nuôi ba con Bách, Thông và Bạch Dương trưởng thành như chính những loài cây mạnh mẽ mà họ mang tên. Và âm nhạc của ông từ đây cũng mang sắc thái trầm buồn, cô đơn và hiu quạnh đến tột đỉnh, mang nhiều tâm tư của một người đàn ông góa vợ, “gà trống nuôi con”.
Nổi tiếng nhất trong giai đoạn này phải kể đến “Một mình” và “ Hoa cúc vàng”. Với ca khúc Một mình, nhiều người phụ nữ đã coi Thanh Tùng là thần tượng bởi sự chung tình của nhạc sĩ với người vợ đã khuất.
Rung cảm chân thành trong từng lời ca, từ giọt mồ hôi tóc mai cho đến buổi tan ca đón con về. Nó thật đến mức không ai hồ nghi về tính cô đơn nghệ sĩ thường đưa ra như một thứ men sáng tạo đơn thuần... "Vắng em đời còn ai với ai. Ngất ngây men rượu say. Đêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ. Cô đơn, cùng với tôi về".
Khác với “Một mình”, ca khúc “Hoa cúc vàng” lại được nhạc sỹ Thanh Tùng viết sau khi nhìn thấy vợ mình hiện về trong một giấc mơ. Theo ca sỹ Mỹ Dung (người học trò được ông lựa chọn để thể hiện ca khúc này đầu tiên) thì vào năm 2009, khi đó ông chưa bị tai biến, một đêm nằm ngủ ông đã mơ thấy vợ mình.
Khi tỉnh dậy, ông đã viết nên ca khúc này. Mỹ Dung chia sẻ, việc hát “Hoa cúc vàng” trong đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Thanh Tùng với chủ đề Ngôi sao cô đơn vào ngày 7/5 tới tại Hà Nội tạo cho cô áp lực không nhỏ, nhưng sẽ mang đến cho cô niềm tự hào rất lớn, mà người thày Thanh Tùng đã truyền cho cô.
Ca sỹ Mỹ Dung cũng kể rằng, khi ông gọi cô đến và giao cho cô bài hát này ông không chia sẻ nhiều vì muốn cô tự cảm nhận tâm sự của ông trong bài hát. Ông chỉ cho cô biết, đó là ca khúc ông viết về người vợ của mình sau một đêm ông mơ thấy bà.
Vì lẽ đó, bài hát ngập tràn những kỷ niệm và hình ảnh, đó là những hình ảnh mà ông không bao giờ quên được mỗi khi nghĩ về bà. “Đêm qua anh nằm mơ, anh mơ thấy em về, ta lại ngồi bên nhau nghe gió lay cành khế. Đêm qua anh nằm mơ, anh mơ thấy em về, anh lại ngồi bên em chờ con nắng ghé qua thềm.”.
Trung Ngạn
Tình yêu cuộc sống, con người và cả những biến cố của cuộc đời đã in đậm trong những sáng tác của nhạc sĩ Thanh Tùng để giờ đây khi nhìn lại chúng ta thấy trong gia tài âm nhạc đồ sộ của cố nhạc sĩ chất chứa 2 miền cảm xúc đối cực: vui tươi, hạnh phúc và cô đơn, hiu quạnh, thế nhưng, ít khi thấy ông tuyệt vọng.
Âm nhạc mang âm hưởng vui tươi, hạnh phúc (trước năm 1988)
Vốn nổi tiếng là người đào hoa, đa tình và rất mực tài ba cuộc đời Thanh Tùng tràn ngập các bóng hồng từ Nam ra Bắc. Và đó cũng là lý do mà khi nói đến âm nhạc của ông, người ta thường nhắc đến những “nàng thơ”.
Họ chính là chất xúc tác khơi nguồn cảm hứng khiến ông phải cầm bút lên để viết khi sự thăng hoa cảm xúc đã lên đến tột đỉnh.
Video nhạc phim "Ván bài lật ngửa" được nhạc sĩ Thanh Tùng sáng tác
Nhạc sỹ Thanh Tùng thời trẻ. |
Cố nhạc sỹ cũng từng chia sẻ: "Tôi nói với bạn tôi, con đường âm nhạc của tôi đầy ắp tình yêu, chỉ tình yêu thôi. Nhân vật trong ca khúc của tôi bao giờ cũng là người phụ nữ, và đúng là có nhiều nhân vật lắm".
Nhạc sỹ Thanh Tùng nổi tiếng là người đào hoa, đa tình và rất mực tài ba. |
Có thể nói âm nhạc của Thanh Tùng giai đoạn này mang âm hưởng vui tươi của niềm tin yêu cuộc sống, của tình yêu và những khát vọng.
Và “Một mình” với sự cô đơn, nhưng không tuyệt vọng (sau năm 1988)
Sẽ là mâu thuẫn khi nói một người yêu nhiều lại là một người chung thuỷ. Nhưng đó là sự thật trong cuộc sống tình cảm của nhạc sỹ Thanh Tùng. Ai yêu nhạc Thanh Tùng, hẳn đều biết mối tình vĩ đại của ông dành cho người vợ quá cố của mình.
Câu chuyện tình yêu bất tử, sống mãi cùng những nốt nhạc, những câu hát của ông và sẽ còn được ngân nga đến hàng chục, hàng trăm năm nữa. Chắc chỉ đến khi con người không còn biết yêu, người ta mới thôi nhớ về nhạc của Thanh Tùng, thôi nhớ về những Một mình, Hoa cúc vàng, Ngôi sao cô đơn…
Sau khi vợ nhắm mắt, Thanh Tùng một mình nuôi ba người con trưởng thành. |
Nổi tiếng nhất trong giai đoạn này phải kể đến “Một mình” và “ Hoa cúc vàng”. Với ca khúc Một mình, nhiều người phụ nữ đã coi Thanh Tùng là thần tượng bởi sự chung tình của nhạc sĩ với người vợ đã khuất.
Rung cảm chân thành trong từng lời ca, từ giọt mồ hôi tóc mai cho đến buổi tan ca đón con về. Nó thật đến mức không ai hồ nghi về tính cô đơn nghệ sĩ thường đưa ra như một thứ men sáng tạo đơn thuần... "Vắng em đời còn ai với ai. Ngất ngây men rượu say. Đêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ. Cô đơn, cùng với tôi về".
Khác với “Một mình”, ca khúc “Hoa cúc vàng” lại được nhạc sỹ Thanh Tùng viết sau khi nhìn thấy vợ mình hiện về trong một giấc mơ. Theo ca sỹ Mỹ Dung (người học trò được ông lựa chọn để thể hiện ca khúc này đầu tiên) thì vào năm 2009, khi đó ông chưa bị tai biến, một đêm nằm ngủ ông đã mơ thấy vợ mình.
Ca sỹ Mỹ Dung cũng kể rằng, khi ông gọi cô đến và giao cho cô bài hát này ông không chia sẻ nhiều vì muốn cô tự cảm nhận tâm sự của ông trong bài hát. Ông chỉ cho cô biết, đó là ca khúc ông viết về người vợ của mình sau một đêm ông mơ thấy bà.
Vì lẽ đó, bài hát ngập tràn những kỷ niệm và hình ảnh, đó là những hình ảnh mà ông không bao giờ quên được mỗi khi nghĩ về bà. “Đêm qua anh nằm mơ, anh mơ thấy em về, ta lại ngồi bên nhau nghe gió lay cành khế. Đêm qua anh nằm mơ, anh mơ thấy em về, anh lại ngồi bên em chờ con nắng ghé qua thềm.”.
Trung Ngạn
Bình luận