(VTC News) - Mộ của những đôi lứa là vợ chồng, người yêu tử nạn thương tâm trên chiếc xe khách rơi xuống sông Sêrêpôk được đặt cạnh nhau để họ bên nhau thiên thu.
Khoảng 8 giờ sáng, nhiều vùng quê nghèo ở huyện M’Đrắk, Ea Kar, Krông Pắk vang vọng tiếng chiêng trống, gõ mõ, tiếng khóc than ai oán…
Bà Sử Thị Bích Thủy (xã Krông Jing, huyện M’Đrắk) khóc nấc: “Con ơi, con ơi… sao bỏ mẹ mà đi sớm vậy con”. Nhiều người chứng kiến không cầm lòng, nước mắt lã chã tuôn theo.
Trong chuyến xe đêm định mệnh, cô kiến trúc sư trẻ Trầm Sử Thanh Trà cùng người yêu Trần Quốc Hưng, nhà cách nhà nhau chỉ vài trăm mét, cùng nhau hành trình về TP.HCM, đã cùng tử nạn thương tâm.
Sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc, Trà dự định học thêm lớp nghiệp vụ sư phạm để làm cô giáo trong tương lai. Còn Hưng hiện đang là sinh viên năm cuối, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
“Hai đứa nó yêu nhau lâu rồi, đã thưa với bố mẹ hai gia đình ra năm sẽ tính chuyện xây dựng gia đình, nhưng nghiệt ngã quá… Hai gia đình đã thống nhất chôn hai mộ gần nhau tại nghĩa trang Krông Jing, xây mái che để cho hai đứa được ở gần nhau”, bà Thủy nghẹn ngào mếu máo.
Tranh thủ về thăm mẹ trong dịp cuối năm học, bà Nguyễn Thị Tâm (55 tuổi, xã Ea H’Mlay, huyện M’Đrắk) không ngờ ngày trở lại trường cũng là ngày gặp con lần cuối, căn nhà nhỏ có hai mẹ con ở nay lại vắng bóng hơn.
Nguyễn Thị Thương Huyền (20 tuổi), vừa học xong năm nhất, trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, ôm bao giấc mộng, chưa kịp báo đáp công ơn trời biển của mẹ nay đã phải giã từ cõi đời.
Nguyễn Thị Tố Linh (21 tuổi, thôn 4 xã Ea Phê, huyên Krông Pắk), học ngành tài chính ngân hàng – Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM xin nghỉ học về nhà ăn cưới anh trai, cũng không có ngày quay lại trường thân yêu.
Tương lai các cháu sẽ ra sao?
Hai ngày sau vụ tai nạn, cháu Nguyễn Thị Thủy Tiên (3 tuổi) nạn nhân nhỏ tuổi nhất vẫn chưa qua khỏi cơn hoảng loạn, hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk.
Da dẻ xanh xao, chân phải đang bó bột, thỉnh thoảng, cháu khẽ cựa quậy, ú ớ gọi: Mẹ! Mẹ! Chị Đinh Thị Yến, chị của mẹ cháu khóc nức nở: “Trong cơn mê hay lúc giật mình tỉnh dậy cháu đều ú ớ khóc đòi mẹ. Ngủ một lát là cháu lại dậy khóc, giá mà mẹ nó nghe được để nghe thấy tiếng kêu của nó mà sớm tỉnh lại về với nó”.
Thủy Tiên được bố mẹ đưa về quê ngoại ở huyện M’Đ’răk để ăn đám cưới của dì, trên đường trở về Bình Phước thì gặp nạn.
Anh Nguyễn Xuân Côi - bố của cháu đã tử vong, còn mẹ cháu chị Đinh Thị Anh Thủy đang trong tình trạng hôn mê do bị chấn thương ngực, dập phổi, gãy cột sống đã phải chuyển xuống bệnh viện Chợ Rẫy. Các bác sỹ nhận định nếu được cứu sống thì chị Thủy cũng bị liệt hai chân.
Gia đình anh chị đều mới ra ở riêng, đi chẻ điều thuê nên kinh tế đang khó khăn. Nay, người thì mất, người thì bị thương chưa biết thế nào, rồi đây tương lai của cháu sẽ ra sao?
Trong căn nhà nhỏ ở Buôn A (xã Ea Yong, huyện Krông Pắk) của vợ chồng anh Lê Công Bằng (SN 1973, tài xế) và chị Trần Thị Thanh Trúc ( SN 1973) không khí tang thương bao trùm.
Đứng bên linh cữu của cha mẹ, em Lê Công Trình gào thét: “Bố mẹ xuống thăm con và đón con về nghỉ hè cùng gia đình sao lại bỏ con và em mà đi. Con và em biết sống làm sao đây bố mẹ ơi?”.
Ở nhà bên cạnh, cháu Lê Thị Ngọc Trâm (5 tuổi) con gái của anh chị may mắn sống sót trên chuyến xe định mệnh đang được mọi người chăm sóc. Sau tai nạn, cháu bị sốc nặng, tinh thần hoảng loạn thường xuyên khóc đòi mẹ.
Đang chăm vườn cà phê, chị Hồ Thị Thủy (thôn 4, xã Ea Lai, huyện M’Đrắk) bảo trong người khó thở, choáng. Anh Ven Gia Lập phải chạy vạy vay 24 triệu đồng đưa chị đi TP.HCM khám bệnh, gửi lại 3 con nhỏ ở nhà.
Tai nạn xảy ra, hai vợ chồng anh Lập mãi mãi không trở về, ba đứa nhỏ: Ven Gia Chung 11 tuổi, Ven Thị Mỹ Liên 9 tuổi và cháu út Ven Thị Mỹ Ngọc 3 tuổi từ nay sống cảnh mồ côi.
Anh Ven Gia Khánh kể: “Giờ gia đình tang gia bối rối nên phải chờ ít hôm, hai bên nội ngoại sẽ họp bàn để tính chuyện nuôi cháu. Hôm lật xe, số tiền 24 triệu anh Lập vay đưa chị đi khám bị mất gần hết còn 5 triệu. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên rất lo cho tương lai các cháu sau này. Cháu Ngọc, Liên còn dại lắm, mẹ mất mà nó vẫn cười đùa, thấy vậy ai cũng xót lòng”.
Cũng trong ngày, đoạn lan can cầu Sêrêpốk bị xe húc đổ đã được sửa chữa, hàn lại, nhưng nỗi đau trong lòng người thân, sự tổn thương mất mát trong tâm hồn những đứa trẻ bao giờ mới lành lặn lại được?
Xem toàn bộ thông tin chiếc xe khách gặp nạn thảm khốc:
Khoảng 8 giờ sáng, nhiều vùng quê nghèo ở huyện M’Đrắk, Ea Kar, Krông Pắk vang vọng tiếng chiêng trống, gõ mõ, tiếng khóc than ai oán…
Bà Sử Thị Bích Thủy (xã Krông Jing, huyện M’Đrắk) khóc nấc: “Con ơi, con ơi… sao bỏ mẹ mà đi sớm vậy con”. Nhiều người chứng kiến không cầm lòng, nước mắt lã chã tuôn theo.
Trong chuyến xe đêm định mệnh, cô kiến trúc sư trẻ Trầm Sử Thanh Trà cùng người yêu Trần Quốc Hưng, nhà cách nhà nhau chỉ vài trăm mét, cùng nhau hành trình về TP.HCM, đã cùng tử nạn thương tâm.
Bà Thủy trong nỗi đau tột cùng đưa con gái về nơi an nghỉ ngàn năm. |
Sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc, Trà dự định học thêm lớp nghiệp vụ sư phạm để làm cô giáo trong tương lai. Còn Hưng hiện đang là sinh viên năm cuối, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
“Hai đứa nó yêu nhau lâu rồi, đã thưa với bố mẹ hai gia đình ra năm sẽ tính chuyện xây dựng gia đình, nhưng nghiệt ngã quá… Hai gia đình đã thống nhất chôn hai mộ gần nhau tại nghĩa trang Krông Jing, xây mái che để cho hai đứa được ở gần nhau”, bà Thủy nghẹn ngào mếu máo.
Tranh thủ về thăm mẹ trong dịp cuối năm học, bà Nguyễn Thị Tâm (55 tuổi, xã Ea H’Mlay, huyện M’Đrắk) không ngờ ngày trở lại trường cũng là ngày gặp con lần cuối, căn nhà nhỏ có hai mẹ con ở nay lại vắng bóng hơn.
Nguyễn Thị Thương Huyền (20 tuổi), vừa học xong năm nhất, trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, ôm bao giấc mộng, chưa kịp báo đáp công ơn trời biển của mẹ nay đã phải giã từ cõi đời.
Nguyễn Thị Tố Linh (21 tuổi, thôn 4 xã Ea Phê, huyên Krông Pắk), học ngành tài chính ngân hàng – Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM xin nghỉ học về nhà ăn cưới anh trai, cũng không có ngày quay lại trường thân yêu.
Tương lai các cháu sẽ ra sao?
Hai ngày sau vụ tai nạn, cháu Nguyễn Thị Thủy Tiên (3 tuổi) nạn nhân nhỏ tuổi nhất vẫn chưa qua khỏi cơn hoảng loạn, hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk.
Da dẻ xanh xao, chân phải đang bó bột, thỉnh thoảng, cháu khẽ cựa quậy, ú ớ gọi: Mẹ! Mẹ! Chị Đinh Thị Yến, chị của mẹ cháu khóc nức nở: “Trong cơn mê hay lúc giật mình tỉnh dậy cháu đều ú ớ khóc đòi mẹ. Ngủ một lát là cháu lại dậy khóc, giá mà mẹ nó nghe được để nghe thấy tiếng kêu của nó mà sớm tỉnh lại về với nó”.
Thủy Tiên được bố mẹ đưa về quê ngoại ở huyện M’Đ’răk để ăn đám cưới của dì, trên đường trở về Bình Phước thì gặp nạn.
Anh Nguyễn Xuân Côi - bố của cháu đã tử vong, còn mẹ cháu chị Đinh Thị Anh Thủy đang trong tình trạng hôn mê do bị chấn thương ngực, dập phổi, gãy cột sống đã phải chuyển xuống bệnh viện Chợ Rẫy. Các bác sỹ nhận định nếu được cứu sống thì chị Thủy cũng bị liệt hai chân.
Gia đình anh chị đều mới ra ở riêng, đi chẻ điều thuê nên kinh tế đang khó khăn. Nay, người thì mất, người thì bị thương chưa biết thế nào, rồi đây tương lai của cháu sẽ ra sao?
Trong căn nhà nhỏ ở Buôn A (xã Ea Yong, huyện Krông Pắk) của vợ chồng anh Lê Công Bằng (SN 1973, tài xế) và chị Trần Thị Thanh Trúc ( SN 1973) không khí tang thương bao trùm.
Đứng bên linh cữu của cha mẹ, em Lê Công Trình gào thét: “Bố mẹ xuống thăm con và đón con về nghỉ hè cùng gia đình sao lại bỏ con và em mà đi. Con và em biết sống làm sao đây bố mẹ ơi?”.
Ở nhà bên cạnh, cháu Lê Thị Ngọc Trâm (5 tuổi) con gái của anh chị may mắn sống sót trên chuyến xe định mệnh đang được mọi người chăm sóc. Sau tai nạn, cháu bị sốc nặng, tinh thần hoảng loạn thường xuyên khóc đòi mẹ.
Đang chăm vườn cà phê, chị Hồ Thị Thủy (thôn 4, xã Ea Lai, huyện M’Đrắk) bảo trong người khó thở, choáng. Anh Ven Gia Lập phải chạy vạy vay 24 triệu đồng đưa chị đi TP.HCM khám bệnh, gửi lại 3 con nhỏ ở nhà.
Tai nạn xảy ra, hai vợ chồng anh Lập mãi mãi không trở về, ba đứa nhỏ: Ven Gia Chung 11 tuổi, Ven Thị Mỹ Liên 9 tuổi và cháu út Ven Thị Mỹ Ngọc 3 tuổi từ nay sống cảnh mồ côi.
Tương lai của 3 cháu bé mồ côi sẽ ra sao? |
Anh Ven Gia Khánh kể: “Giờ gia đình tang gia bối rối nên phải chờ ít hôm, hai bên nội ngoại sẽ họp bàn để tính chuyện nuôi cháu. Hôm lật xe, số tiền 24 triệu anh Lập vay đưa chị đi khám bị mất gần hết còn 5 triệu. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên rất lo cho tương lai các cháu sau này. Cháu Ngọc, Liên còn dại lắm, mẹ mất mà nó vẫn cười đùa, thấy vậy ai cũng xót lòng”.
Cũng trong ngày, đoạn lan can cầu Sêrêpốk bị xe húc đổ đã được sửa chữa, hàn lại, nhưng nỗi đau trong lòng người thân, sự tổn thương mất mát trong tâm hồn những đứa trẻ bao giờ mới lành lặn lại được?
Xem toàn bộ thông tin chiếc xe khách gặp nạn thảm khốc:
độ xe khách rất cao
tin mới nhất xe khách rơi xuống sông thảm khốc
Bình luận