• Zalo

Những loài chúa sơn lâm trên thế giới

Thế giớiThứ Năm, 11/02/2010 11:25:00 +07:00Google News

(VTC News)- Hiện có 9 phân loài hổ phân bố trên phạm vi chỉ 15 - 16 nước trên thế giới, có nghĩa là chỉ có 8% số quốc gia có sự hiện diện của Hổ.

(VTC News) - Do các đặc điểm, điều kiện tự nhiên, khí hậu, các nguồn năng lượng có sự khác nhau giữa các châu lục, vùng, miền cùng với quá trình tiến hóa lịch sử tự nhiên, nên loài hổ đã phân hóa hình thành nên 9 phân loài phân bố trên phạm vi chỉ 15 - 16 nước trên thế giới, có nghĩa là chỉ có 8% số quốc gia trên thế giới đã và đang có sự hiện hữu của họ hàng nhà hổ.

Phân loài hổ Amur chỉ sống ở vùng rừng núi phía Đông Nam Liên Bang Nga, qua Đông Bắc Trung Quốc, Bắc Triều Tiên. Phân loài hổ hoa nam  chỉ phân bố ở miền Trung và miền Đông Trung Quốc. Phân loài hổ Caspi vùng phân bố miền Bắc Afganistan, Bắc Iran, Đông Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Mông Cổ. Phân loài Hổ Bengal chỉ gặp ở Ấn Độ Nepal, Bangladesh, Tây Bắc Myanmar. Phân loài hổ Sumatra được bảo vệ tại năm vườn quốc gia (VQG) ở Indonesia. Phân loài hổ Bali trước đây chỉ phân bố ở Bali (Indonesia), nhưng hiện nay không còn gặp có nghĩa là đã bị tuyệt chủng vào năm 1937. Phân loài hổ Mã Lai chỉ phân bố ở Malaysia với số lượng rất hiếm. Phân loài hổ Java chỉ phân bố ở Đảo Java (Indonesia), nhưng cũng đã bị tuyệt chủng vào khoảng thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Phân loài hổ Đông Dương phân bố ở Nam Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào, và Campuchia.

1. Phân loài hổ Amur có tên khoa học Panthera tigris altaica, chỉ sống ở vùng rừng núi phía Đông Nam Liên Bang Nga, qua Đông Bắc Trung Quốc, Bắc Triều Tiên. 
2. Phân loài hổ hoa nam (Panthera tigris amoyensis) chỉ phân bố ở miền Trung và miền Đông Trung Quốc, cách đây 40 năm của thế kỷ thứ XX người ta ước tính số lượng có khoảng 4000 con, ấy thế mà ngày nay chỉ còn lại khoảng 30 - 80 cá thể. 
3. Phân loài hổ Caspi (P.T.Virgata) vùng phân bố miền Bắc Afganistan, Bắc Iran, Đông Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Mông Cổ. Nhưng, theo tổ chức IUCN, loài này đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.
4. Phân loài Hổ Bengal (P.T.Tigris) chỉ gặp ở Ấn Độ Nepal, Bangladesh, Tây Bắc Myanmar... đang được bảo vệ trong một số khu bảo tồn thiên nhiên 
5. Phân loài hổ Sumatra (P.T.Sumatrae) với số cá thể còn khoảng 400 - 500 con được bảo vệ tại năm vườn quốc gia (VQG) ở Nam Dương.  
6. Phân loài hổ Bali (P.T.batica) trước đây chỉ phân bố ở Bali (Indonesia). Nhưng hiện nay không còn gặp có nghĩa là đã bị tuyệt chủng vào năm 1937. 
7. Phân loài hổ Mã Lai (P.T.Jacksoni) chỉ phân bố ở Malaysia với số lượng rất hiếm 
8. Phân loài hổ Java (P.T.Sondaica) chỉ phân bố ở Đảo Java (Indonesia), nhưng cũng đã bị tuyệt chủng vào khoảng thập kỷ 70 của thế kỷ XX. 
9. Phân loài hổ Đông Dương (P.T.Corbetti) phân bố ở Nam Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào, và Campuchia. Theo IUCN, có khoảng 1050 - 1750 con ở Lào, Campuchia, Myanmar; Thái Lan có khoảng 250 - 260 cá thể. 
Sở dĩ có sự phân biệt giữa các phân loài ở các vùng khác nhau là trên cơ sở phân tích về hình thái học: trọng lượng cơ thể, màu sắc, các đường vằn lông... chẳng hạn hổ sống ở phương Bắc thường trọng lượng cơ thể lớn hơn, màu lông sáng hơn. Ví dụ hổ Siberia trọng lượng con trưởng thành có thể trên 300kg, trong khi hổ Sumatra ở Indonesia chỉ nặng từ 100 đến 150kg.

Họ hàng của chúa sơn lâm ngày một thưa thớt

Mặc dù được tôn vinh là vị chúa tể của muôn loài nhưng hổ vẫn không thoát khỏi bàn tay độc ác của con người. Loài hổ bị săn bắt và buôn bán trái phép, nguồn thức ăn càng ngày càng cạn kiệt và môi trường sống nhanh chóng bị thu hẹp đã đẩy loài hổ tới bờ vực của sự tuyệt chủng.

Số lượng hổ trên thế giới, từ khoảng 100 ngàn con cách đây khoảng 1 thế kỷ, đã giảm xuống chỉ còn khoảng 3.200 con hiện nay và ở Việt Nam chỉ còn chưa đầy 100 cá thể.

Trong một báo cáo mới công bố gần đây, Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WWF cho biết số lượng hổ ở vùng Đồng bằng Sông Mekong Mở rộng đã giảm 70% trong vòng 12 năm qua. Có ba phân loài hổ là hổ Bali, hổ Caspi và hổ Java đã không còn gặp trong tự nhiên.

Hổ sống trong tự nhiên là một thành viên tạo nên tính đa dạng sinh học, hổ có vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái, có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao. Nhưng điều không may cho số phận của hổ là số lượng dân số của chúng ngày càng thấp dần trong thiên nhiên, mặc dù các bà mẹ hổ đẻ mỗi lứa 2 - 4 con.

Những dự án bảo vệ loài hổ được thực hiện trong năm 2010

Với tầm quan trọng của việc bảo tồn hổ, các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã thế giới đã chọn năm 2010 năm Canh Dần là năm hành động thiết thực để bảo tồn loài hổ.

Quỹ bảo vệ Động vật Hoang dã (WWF) dự kiến trong năm Canh Dần sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm mục đích bảo vệ loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Để hưởng ứng việc bảo tồn hổ năm 2010 Chính phủ Thái Lan đã đăng cai tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng các nước Châu Á Thái Bình Dương nhằm xây dựng một chiến lược bảo tồn hổ đang hiện hữu trên một số quốc gia trên thế giới.Các bộ trưởng từ 13 nước trong khu vực có loài hổ sinh sống đã họp mặt tại Hua Hin, Thái Lan để thảo luận về tương lai của loài hổ.

Tại Việt Nam, Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học - Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường đã đề xuất năm hành động ưu tiên để bảo tồn hổ như điều tra đánh giá hiện trạng; Nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật đã có; Xây dựng quy chế quản lý và giám sát các cơ sở nuôi nhốt hổ; Chiến dịch nâng cao nhận thức truyền thông và xây dựng cơ chế tài chính cho bảo tồn hổ.

 Hoài Thư(Theo VFEJ, ENV)
Bình luận
vtcnews.vn