(VTC News) - Sáng 23/12 đã diễn ra lễ cắt băng khánh thành công trình thủy điện Sơn La - thuỷ điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Hãy cùng VTC News điểm lại những kỷ lục liên quan tới nhà máy thủy điện này:
1. Cán đích trước thời hạn 3 năm
Thủy điện Sơn La được khởi công năm 2005, trên địa bàn xã xã Ít Ong, huyện Mường La. Dự án có công suất 2.400 MW bao gồm 6 tổ máy với tổng mức đầu tư 60 ngàn tỷ đồng.
Đây là công trình trọng điểm quốc gia, được Quốc hội phê duyệt, là bậc thang thứ hai trên dòng chính sông Đà.
Sáng 23/12 tại tỉnh Sơn La sẽ diễn ra diễn ra lễ cắt băng khánh thành công trình thủy điện Sơn La. Như vậy, công trình đã về đích trước thời hạn 3 năm.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh Thủy điện Sơn La về đích sớm 3 năm đồng nghĩa với việc dự án cung cấp sớm hơn cho nền kinh tế quốc dân hàng chục tỷ kWh điện, tương đương với giá trị kinh tế hàng chục nghìn tỷ đồng, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
2. Công suất “khủng” nhất
Sơn La là công trình thủy điện có công suất lớn nhất với công suất lắp đặt 2.400MW, gồm 6 tổ máy (6 tổ x 400 MW). Điện lượng trung bình năm: 10,246 tỷ kWh (trong đó tăng cho thủy điện Hòa Bình là 1,267 tỷ kWh).
3. Khối lượng công việc thi công nhiều nhất
Diện tích lưu vực: 43.760 km2; Dung tích hồ chứa: 9,26 tỷ m3; Mực nước dâng bình thường: 215m; Mực nước gia cường: 217,83 m; Mực nước chết: 175m.
Kết cấu đập bê tông trọng lực cao 138,1 m; chiều dài đỉnh đập 961,6m; công trình có 12 khoang xả sâu, 6 khoang xả mặt. Nhà máy thủy điện kiểu hở, bố trí sau đập.
Khối lượng đào đắp đất đá các loại: 14,673 triệu m3; Khối lượng bê tông các loại: 4,920 triệu m3, trong đó 2,238 triệu m3 bê tông CVC và 2,682 triệu m3 bê tông RCC; Khoan phun gia cố và khoan phun chống thấm: 109.400 md; Khối lượng thiết bị: 72.070 tấn các loại.
4. Lực lượng thi công đông đảo nhất
Tham gia xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là chủ đầu tư; Tổ hợp nhà thầu xây lắp do Tổng công ty Sông Đà, nay là Tập đoàn Sông Đà – làm tổng thầu; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI) là các nhà thầu phụ.
Trên công trường, thời kỳ cao điểm có tới hơn 12.000 công nhân thường xuyên làm việc; hơn 16,6 triệu mét khối đất đá được đào xúc; hơn 20 triệu mét khối đất đá được vận chuyển; đầm hàng triệu mét khối đất nền, đổ gần 6 triệu mét khối bê-tông; lắp đặt 115.000 tấn thiết bị…
5. Công trình có dự án di dân đông nhất
Theo Quyết định số 801/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La, tổng số dân phải di chuyển là 20.260 hộ, 95.733 khẩu, trong đó, tỉnh Sơn La là 12.500 hộ, 61.509 khẩu; tỉnh Điện Biên 4.436 hộ, 17.805 khẩu và tỉnh Lai Châu 3.324 hộ, 16.419 khẩu.
Tính đến năm 2009, cả 3 tỉnh đã di chuyển được 18.157 hộ. Như vậy, số dân phải di chuyển đến năm 2010 là 2.103 hộ, trong đó Sơn La 1.012 hộ và Điện Biên 1.091 hộ, còn Lai Châu đã hoàn thành xong việc di dân.
6. Hồ chứa nước rộng nhất
Hồ chứa nước của thủy điện Sơn La nếu tích nước đến cao trình, diện tích lưu vực của hồ sẽ phủ rộng 43.760 km2 thuộc địa phận của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Hồ có chiều rộng lớn nhất khoảng 1,5km, chiều dài lòng hồ tính từ đập ngăn đặt tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La của tỉnh Sơn La ngược lên phía thượng nguồn đến thị xã Mường Lay của tỉnh Lai Châu vào khoảng 120km, dung tích hồ chứa sẽ đạt 9,26 tỷ m3 nước (dung tích hồ Thuỷ điện Hòa Bình là 9 tỷ m3 nước).
Theo tính toán, một nguồn kinh phí trích từ lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công trình cũng sẽ giúp các tỉnh Tây Bắc đầu tư vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Đây sẽ là một trong những yếu tố then chốt để công trình Thủy điện Sơn La đóng góp xứng đáng vào phát triển kinh tế-xã hội của 3 tỉnh, tạo động lực cho vùng Tây Bắc từng bước xóa đói giảm nghèo, chuyển mình trong tương lai.
Thời khắc lịch sử sắp điểm. Công cuộc chinh phục sông Đà đang dần hoàn thành đã đưa những công trình điện thế kỷ trở thành biểu tượng sinh động cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Tâm huyết, mồ hôi, công sức của hàng vạn con người đã tạo nên kỳ tích vĩ đại này. Sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước đã đặt đúng chỗ. Niềm tin của nhân dân cả nước nói chung và đồng bào Tây Bắc nói riêng đã được đền đáp xứng đáng.
Minh Quân(tổng hợp)
Hãy cùng VTC News điểm lại những kỷ lục liên quan tới nhà máy thủy điện này:
1. Cán đích trước thời hạn 3 năm
Thủy điện Sơn La được khởi công năm 2005, trên địa bàn xã xã Ít Ong, huyện Mường La. Dự án có công suất 2.400 MW bao gồm 6 tổ máy với tổng mức đầu tư 60 ngàn tỷ đồng.
Đây là công trình trọng điểm quốc gia, được Quốc hội phê duyệt, là bậc thang thứ hai trên dòng chính sông Đà.
Ngày lắp đặt tua bin máy phát điện. (Ảnh internet) |
Sáng 23/12 tại tỉnh Sơn La sẽ diễn ra diễn ra lễ cắt băng khánh thành công trình thủy điện Sơn La. Như vậy, công trình đã về đích trước thời hạn 3 năm.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh Thủy điện Sơn La về đích sớm 3 năm đồng nghĩa với việc dự án cung cấp sớm hơn cho nền kinh tế quốc dân hàng chục tỷ kWh điện, tương đương với giá trị kinh tế hàng chục nghìn tỷ đồng, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
2. Công suất “khủng” nhất
Sơn La là công trình thủy điện có công suất lớn nhất với công suất lắp đặt 2.400MW, gồm 6 tổ máy (6 tổ x 400 MW). Điện lượng trung bình năm: 10,246 tỷ kWh (trong đó tăng cho thủy điện Hòa Bình là 1,267 tỷ kWh).
Toàn cảnh công trình thuỷ điện Sơn La năm 2010. (Ảnh Quang Tùng) |
3. Khối lượng công việc thi công nhiều nhất
Diện tích lưu vực: 43.760 km2; Dung tích hồ chứa: 9,26 tỷ m3; Mực nước dâng bình thường: 215m; Mực nước gia cường: 217,83 m; Mực nước chết: 175m.
Kết cấu đập bê tông trọng lực cao 138,1 m; chiều dài đỉnh đập 961,6m; công trình có 12 khoang xả sâu, 6 khoang xả mặt. Nhà máy thủy điện kiểu hở, bố trí sau đập.
Khối lượng đào đắp đất đá các loại: 14,673 triệu m3; Khối lượng bê tông các loại: 4,920 triệu m3, trong đó 2,238 triệu m3 bê tông CVC và 2,682 triệu m3 bê tông RCC; Khoan phun gia cố và khoan phun chống thấm: 109.400 md; Khối lượng thiết bị: 72.070 tấn các loại.
Nhà máy thuỷ điện Sơn La đã cán đích sơm 3 năm với khối lượng công việc khổng lồ. (Ảnh Quang Tùng) |
4. Lực lượng thi công đông đảo nhất
Tham gia xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là chủ đầu tư; Tổ hợp nhà thầu xây lắp do Tổng công ty Sông Đà, nay là Tập đoàn Sông Đà – làm tổng thầu; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI) là các nhà thầu phụ.
Hệ thống máy móc lộ thiên khi công trình còn đang dang dở. (Ảnh Quang Tùng) |
Trên công trường, thời kỳ cao điểm có tới hơn 12.000 công nhân thường xuyên làm việc; hơn 16,6 triệu mét khối đất đá được đào xúc; hơn 20 triệu mét khối đất đá được vận chuyển; đầm hàng triệu mét khối đất nền, đổ gần 6 triệu mét khối bê-tông; lắp đặt 115.000 tấn thiết bị…
5. Công trình có dự án di dân đông nhất
Theo Quyết định số 801/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La, tổng số dân phải di chuyển là 20.260 hộ, 95.733 khẩu, trong đó, tỉnh Sơn La là 12.500 hộ, 61.509 khẩu; tỉnh Điện Biên 4.436 hộ, 17.805 khẩu và tỉnh Lai Châu 3.324 hộ, 16.419 khẩu.
Tính đến năm 2009, cả 3 tỉnh đã di chuyển được 18.157 hộ. Như vậy, số dân phải di chuyển đến năm 2010 là 2.103 hộ, trong đó Sơn La 1.012 hộ và Điện Biên 1.091 hộ, còn Lai Châu đã hoàn thành xong việc di dân.
Hôm nay, thuỷ điện Sơn La đã hoàn thành hoà lưới điện quốc gia. (Ảnh internet) |
6. Hồ chứa nước rộng nhất
Hồ chứa nước của thủy điện Sơn La nếu tích nước đến cao trình, diện tích lưu vực của hồ sẽ phủ rộng 43.760 km2 thuộc địa phận của ba tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Hồ có chiều rộng lớn nhất khoảng 1,5km, chiều dài lòng hồ tính từ đập ngăn đặt tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La của tỉnh Sơn La ngược lên phía thượng nguồn đến thị xã Mường Lay của tỉnh Lai Châu vào khoảng 120km, dung tích hồ chứa sẽ đạt 9,26 tỷ m3 nước (dung tích hồ Thuỷ điện Hòa Bình là 9 tỷ m3 nước).
Từ trên thân đập nhìn xuống hồ chứa nước. (Ảnh Quang Tùng) |
Theo tính toán, một nguồn kinh phí trích từ lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công trình cũng sẽ giúp các tỉnh Tây Bắc đầu tư vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Đây sẽ là một trong những yếu tố then chốt để công trình Thủy điện Sơn La đóng góp xứng đáng vào phát triển kinh tế-xã hội của 3 tỉnh, tạo động lực cho vùng Tây Bắc từng bước xóa đói giảm nghèo, chuyển mình trong tương lai.
Thời khắc lịch sử sắp điểm. Công cuộc chinh phục sông Đà đang dần hoàn thành đã đưa những công trình điện thế kỷ trở thành biểu tượng sinh động cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Tâm huyết, mồ hôi, công sức của hàng vạn con người đã tạo nên kỳ tích vĩ đại này. Sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước đã đặt đúng chỗ. Niềm tin của nhân dân cả nước nói chung và đồng bào Tây Bắc nói riêng đã được đền đáp xứng đáng.
Minh Quân(tổng hợp)
Bình luận