Trưởng phòng CSGT Đà Nẵng nói rõ hơn về cách hành xử 'lạ' của CSGT Đà Nẵng trong thời gian gần đây.
Những ngày qua, dư luận lại xôn xao về những hành xử lạ của CSGT Đà Nẵng đối với người vi phạm Luật giao thông đường bộ. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại tá Lê Ngọc - Trưởng phòng CSGT (PC67 - Công an TP Đà Nẵng) về vấn đề này.
- Trước đây CSGT Đà Nẵng phạt người vi phạm bằng cách bắt họ mua kẹo cao su cho một cụ già bán hàng dạo. Đầu tháng 4, một chiến sỹ CSGT quận Ngũ Hành Sơn yêu cầu một nhóm sinh viên chép lại cụm từ "tôi hứa từ nay sẽ không tái phạm". Ông bình luận như thế nào về những cách hành xử trên?
Đúng là có sự việc này. Chiến sỹ CSGT yêu cầu người vi phạm mua kẹo cao su công tác ở Công an quận Hải Châu. Còn đồng chí yêu cầu nhóm sinh viên (đi vào đường ngược chiều hôm 1/4) phải viết nhiều lần cụm từ "tôi hứa sẽ không tái phạm nữa" thì đang công tác tại Công an quận Ngũ Hành Sơn.
Sau khi sự việc xảy ra, báo chí đưa tin và có nhiều người đã nhầm lẫn về bản chất vụ việc. Cụ thể, CSGT Đà Nẵng không "xử phạt" bằng hình thức buộc người vi phạm mua kẹo cao su và chép 30 lần từ "tôi hứa không tái phạm". Ở đây, các chiến sĩ không xử phạt hành chính mà chỉ yêu cầu thực hiện những điều trên để người vi phạm ghi nhớ.
Tôi xin nhấn mạnh, đây là cách hành xử rất linh động và nhân văn của anh em CSGT chứ không phải là quyết định "xử phạt" như một số người nhầm lẫn.
- Đại tá có thể cho biết về mục đích, ý nghĩa của những cách hành xử "lạ" trên của các chiến sỹ CSGT Đà Nẵng?
Đà Nẵng đang hướng đến thương hiệu "TP thân thiện và mến khách". Muốn đạt được mục tiêu này thì mỗi người dân và du khách phải có cách ứng xử đẹp. Đối với CSGT, ngoài nhiệm vụ chuyên môn thì anh em cũng thường xuyên tiếp xúc, thậm chí là "va chạm" đối với người dân và du khách khi tham gia giao thông trên địa bàn Đà Nẵng.
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, chỉ cần một chút sơ suất thì có thể dẫn đến việc hiểu nhầm, ảnh hưởng đến hình ảnh của một TP du lịch.
Vì vậy, chúng tôi luôn khuyến khích anh em có những cách ứng xử linh hoạt để vừa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật nhưng đồng thời cũng thể hiện được sự gần gũi, thân tình đối với người dân và du khách. Việc làm của hai chiến sĩ trên là một ví dụ.
- Nhưng một số người, trong đó có các chuyên gia cho rằng, CSGT Đà Nẵng làm như vậy là không đúng luật?
Như tôi đã nói ở trên, hai chiến sỹ CSGT không hề ra quyết định xử phạt mà đó là một cách hành xử nhân văn thì không thể quy kết họ làm sai luật được.
Cá nhân tôi nghĩ, luật pháp là do con người tạo ra. Mọi quy định của luật đều hướng đến một xã hội công bằng, văn minh. Chúng ta không nên cứng nhắc, rập khuôn khi làm nhiệm vụ. Xử phạt chỉ là biện pháp cuối cùng nếu không tìm ra cách giải quyết tốt hơn.
Điều quan trọng là chúng ta phải biết cách tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông để mọi người hiểu và không tái phạm. Đó mới là giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề.
Trong trường hợp CSGT đã không xử phạt và hướng dẫn tận tình như thế mà người dân vẫn tái phạm thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm.
Nhiều lần trả lời phỏng vấn, tôi đã tâm sự đối với anh em chúng tôi được khoác lên mình bộ sắc phục Công an nhân dân là niềm tự hào không chỉ của cá nhân mà cả gia đình, dòng họ.
Do đó, chúng tôi luôn quán triệt anh em phải nghiêm minh trong quá trình thực thi nhiệm vụ nhưng cũng phải hòa đồng, gần gũi với mọi người dân và du khách.
Những đóng góp của anh em CSGT như thế nào thì người dân, dư luận và báo chí đã nói rất nhiều, chúng tôi không bàn nữa. Còn có một số hoài nghi cho rằng, chúng tôi đánh bóng tên tuổi là không đúng.
Bởi nếu nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó mà CSGT không hoàn thành thì nói gì đến hình ảnh. Còn anh cứ làm tốt nhiệm vụ và tạo sự thân thiện với người dân thì sẽ được xã hội ghi nhận.
Chiều 1/4, trong quá trình tuần tra kiểm soát trên đường Hồ Xuân Hương, thiếu úy Huỳnh Phước Chiến (cán bộ đội CSGT quận Ngũ Hành Sơn) phát hiện nhóm thanh niên đi vào đường ngược chiều. Ngay lập tức, anh ra hiệu dừng xe để kiểm tra giấy tờ theo quy định.
Sau khi thông báo lỗi vi phạm, các sinh viên nói ở Đà Nẵng chưa lâu nên không biết khu vực này là đường cấm. "Thấy cậu ấy nói vậy và xin tha nên tôi cũng không xử phạt. Tuy nhiên, thay vào đó, tôi yêu cầu viết nhiều lần từ 'tôi hứa từ nay không đi ngược chiều nữa'. Đương nhiên, nhóm thanh niên này vui vẻ chấp hành", thiếu úy Chiến thuật lại.
Theo thiếu úy Chiến, với hành vi đi vào đường cấm và không mang theo bằng lái, giấy tờ xe thì mức xử phạt lên đến 300.000 đồng. Đây là một số tiền không nhỏ đối với những bạn sinh viên xa quê đến Đà Nẵng học tập.
"Nếu áp dụng hình thức phạt tiền thì tôi cũng thấy khó cho họ. Còn xử phạt bằng cách viết lại nhiều lần 'lời hứa' thì sẽ giúp các bạn ấy nhớ lâu, sẽ không tái phạm nữa", thiếu úy Chiến nói về lý do ra hình thức xử phạt rất lạ của mình.
Nguồn: Zing
Những ngày qua, dư luận lại xôn xao về những hành xử lạ của CSGT Đà Nẵng đối với người vi phạm Luật giao thông đường bộ. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại tá Lê Ngọc - Trưởng phòng CSGT (PC67 - Công an TP Đà Nẵng) về vấn đề này.
Đại tá Lê Ngọc - Trưởng phòng PC67, Công an TP Đà Nẵng. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
- Trước đây CSGT Đà Nẵng phạt người vi phạm bằng cách bắt họ mua kẹo cao su cho một cụ già bán hàng dạo. Đầu tháng 4, một chiến sỹ CSGT quận Ngũ Hành Sơn yêu cầu một nhóm sinh viên chép lại cụm từ "tôi hứa từ nay sẽ không tái phạm". Ông bình luận như thế nào về những cách hành xử trên?
Đúng là có sự việc này. Chiến sỹ CSGT yêu cầu người vi phạm mua kẹo cao su công tác ở Công an quận Hải Châu. Còn đồng chí yêu cầu nhóm sinh viên (đi vào đường ngược chiều hôm 1/4) phải viết nhiều lần cụm từ "tôi hứa sẽ không tái phạm nữa" thì đang công tác tại Công an quận Ngũ Hành Sơn.
Sau khi sự việc xảy ra, báo chí đưa tin và có nhiều người đã nhầm lẫn về bản chất vụ việc. Cụ thể, CSGT Đà Nẵng không "xử phạt" bằng hình thức buộc người vi phạm mua kẹo cao su và chép 30 lần từ "tôi hứa không tái phạm". Ở đây, các chiến sĩ không xử phạt hành chính mà chỉ yêu cầu thực hiện những điều trên để người vi phạm ghi nhớ.
Tôi xin nhấn mạnh, đây là cách hành xử rất linh động và nhân văn của anh em CSGT chứ không phải là quyết định "xử phạt" như một số người nhầm lẫn.
- Đại tá có thể cho biết về mục đích, ý nghĩa của những cách hành xử "lạ" trên của các chiến sỹ CSGT Đà Nẵng?
Đà Nẵng đang hướng đến thương hiệu "TP thân thiện và mến khách". Muốn đạt được mục tiêu này thì mỗi người dân và du khách phải có cách ứng xử đẹp. Đối với CSGT, ngoài nhiệm vụ chuyên môn thì anh em cũng thường xuyên tiếp xúc, thậm chí là "va chạm" đối với người dân và du khách khi tham gia giao thông trên địa bàn Đà Nẵng.
Trong quá trình xử lý, CSGT Đà Nẵng luôn có những cách linh động để vừa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng tạo ra sự gần gũi, thân thiện với người dân. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, chỉ cần một chút sơ suất thì có thể dẫn đến việc hiểu nhầm, ảnh hưởng đến hình ảnh của một TP du lịch.
Vì vậy, chúng tôi luôn khuyến khích anh em có những cách ứng xử linh hoạt để vừa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật nhưng đồng thời cũng thể hiện được sự gần gũi, thân tình đối với người dân và du khách. Việc làm của hai chiến sĩ trên là một ví dụ.
- Nhưng một số người, trong đó có các chuyên gia cho rằng, CSGT Đà Nẵng làm như vậy là không đúng luật?
Như tôi đã nói ở trên, hai chiến sỹ CSGT không hề ra quyết định xử phạt mà đó là một cách hành xử nhân văn thì không thể quy kết họ làm sai luật được.
Cá nhân tôi nghĩ, luật pháp là do con người tạo ra. Mọi quy định của luật đều hướng đến một xã hội công bằng, văn minh. Chúng ta không nên cứng nhắc, rập khuôn khi làm nhiệm vụ. Xử phạt chỉ là biện pháp cuối cùng nếu không tìm ra cách giải quyết tốt hơn.
Điều quan trọng là chúng ta phải biết cách tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông để mọi người hiểu và không tái phạm. Đó mới là giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề.
Trong trường hợp CSGT đã không xử phạt và hướng dẫn tận tình như thế mà người dân vẫn tái phạm thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm.
Video: Cách hành xử lạ đời của CSGT Đà Nẵng
- Bên cạnh rất nhiều ý kiến khen thì cũng có một số người nói CSGT Đà Nẵng đang cố tình tạo ra những cách hành xử lạ để "nổi tiếng". Ông suy nghĩ như thế nào về những hoài nghi này?Nhiều lần trả lời phỏng vấn, tôi đã tâm sự đối với anh em chúng tôi được khoác lên mình bộ sắc phục Công an nhân dân là niềm tự hào không chỉ của cá nhân mà cả gia đình, dòng họ.
Do đó, chúng tôi luôn quán triệt anh em phải nghiêm minh trong quá trình thực thi nhiệm vụ nhưng cũng phải hòa đồng, gần gũi với mọi người dân và du khách.
Những đóng góp của anh em CSGT như thế nào thì người dân, dư luận và báo chí đã nói rất nhiều, chúng tôi không bàn nữa. Còn có một số hoài nghi cho rằng, chúng tôi đánh bóng tên tuổi là không đúng.
Bởi nếu nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó mà CSGT không hoàn thành thì nói gì đến hình ảnh. Còn anh cứ làm tốt nhiệm vụ và tạo sự thân thiện với người dân thì sẽ được xã hội ghi nhận.
Chiều 1/4, trong quá trình tuần tra kiểm soát trên đường Hồ Xuân Hương, thiếu úy Huỳnh Phước Chiến (cán bộ đội CSGT quận Ngũ Hành Sơn) phát hiện nhóm thanh niên đi vào đường ngược chiều. Ngay lập tức, anh ra hiệu dừng xe để kiểm tra giấy tờ theo quy định.
Sau khi thông báo lỗi vi phạm, các sinh viên nói ở Đà Nẵng chưa lâu nên không biết khu vực này là đường cấm. "Thấy cậu ấy nói vậy và xin tha nên tôi cũng không xử phạt. Tuy nhiên, thay vào đó, tôi yêu cầu viết nhiều lần từ 'tôi hứa từ nay không đi ngược chiều nữa'. Đương nhiên, nhóm thanh niên này vui vẻ chấp hành", thiếu úy Chiến thuật lại.
Theo thiếu úy Chiến, với hành vi đi vào đường cấm và không mang theo bằng lái, giấy tờ xe thì mức xử phạt lên đến 300.000 đồng. Đây là một số tiền không nhỏ đối với những bạn sinh viên xa quê đến Đà Nẵng học tập.
"Nếu áp dụng hình thức phạt tiền thì tôi cũng thấy khó cho họ. Còn xử phạt bằng cách viết lại nhiều lần 'lời hứa' thì sẽ giúp các bạn ấy nhớ lâu, sẽ không tái phạm nữa", thiếu úy Chiến nói về lý do ra hình thức xử phạt rất lạ của mình.
Nguồn: Zing
Bình luận