• Zalo

Những hình ảnh đầu tiên trong ngày tuyên án ông Đinh La Thăng và đồng phạm

Pháp luậtThứ Hai, 22/01/2018 07:39:00 +07:00Google News

Sáng 22/1, bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm được đưa tới tòa để nghe tuyên án vì liên quan đến sai phạm của dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Video: Trịnh Xuân Thanh bước ra khỏi phòng chờ xử

Sáng nay (22/1), sau hơn 2 tuần xét xử và nghị án, phiên tòa xét xử các bị cáo liên quan đến sai phạm của dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ tiếp tục diễn ra.

Theo đó, bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm đứng trước tòa nghe phần tuyên án.

dan 2 11

Người dân có mặt từ rất sớm để theo dõi phiên toà. An ninh cũng được thắt chặt trước khu vực toà.

26996185_1433831580072454_968785939_n 3

Rất đông người dân Hà Nội đã có mặt tại Tòa án Nhân dân TP Hà Nội từ rất sớm để chờ theo dõi phiên tòa.

27043255_1433833973405548_1972428270_n 3

Phóng viên cũng đã tụ tập rất đông ngoài cổng tòa.

26996702_1433818906740388_1421217380_n 5

Khoảng 6h45, đoàn xe chở ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm vào Tòa án Nhân dân TP Hà Nội.

27048962_1433818880073724_428708773_o 7

 

27157394_1433819296740349_1483025042_n 8

 

27153122_1433819373407008_2083381306_n 7

Dẫn giải các bị cáo lên phòng xét xử.

27044989_1433856690069943_560852063_n

Ông Trịnh Xuân Thanh được dẫn giải tới toà.

27044672_1433840096738269_472702560_n 10

 Bên trong tòa án nhân dân TP. Hà Nội.

Ngoài 22 bị cáo, HĐXX còn triệu tập 7 người có quyền và nghĩa vụ liên quan (là những người nộp tiền khắc phục hậu quả cho các bị cáo) và 31 người làm chứng.

Có tất cả 44 luật sư tham gia phiên tòa, trong đó có 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng và 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

HĐXX phiên tòa gồm 5 người, chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân. Đặc biệt, Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa này có đến 3 người, trong đó có 2 kiểm sát viên cao cấp gồm: Phó viện trưởng Viện KSND TP Hà Nội là ông Đào Thịnh Cường, 2 kiểm sát viên cao cấp là ông Nguyễn Mạnh Thường và ông Nguyễn Minh Đồng.

Trước đó, sáng 8/1, TAND Hà Nội đưa bị cáo Đinh La Thăng và 21 người trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) ra xét xử sơ thẩm.

Đây là một trong những phiên tòa đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự mới có hiệu lực từ 1/1/2018. Phiên tòa không có vành móng ngựa.

dinhlathangtoa_2636_1515392282_ZPGS

Bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.

Ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch PVN) và 11 đồng phạm bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

8 bị cáo khác bị truy tố tội Tham ô tài sản. Riêng Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch PVC) và Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC) bị truy tố cả 2 tội danh trên.

Cáo trạng xác định ông Đinh La Thăng chỉ định PVC thực hiện và ký gói thầu EPC số 33 trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tạm ứng sai quy định hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ sai mục đích gây thiệt hại gần 120 tỷ đồng.

Nhóm cán bộ ở PVN bị cáo buộc cố ý làm trái quy định khi chỉ đạo PVC ký hợp đồng, tạm ứng tiền tạm sai quy định. Riêng Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và 8 người khác bị truy tố tội Tham ô tài sản do cấu kết lập hồ sơ khống để rút 13 tỷ đồng chia nhau sử dụng.

Tại tòa ông Đinh La Thăng và một số bị cáo nói không biết hợp đồng số 33 được ký thiếu cơ sở pháp lý. Cựu Chủ tịch PVN cho rằng việc chỉ định thầu, tạm ứng tiền thuộc trách nhiệm của ban giám đốc và chủ đầu tư.

Trong khi cấp dưới khai Trịnh Xuân Thanh đề ra chủ trương tham ô thì người đứng đầu PVC phủ nhận việc này. Ông nói bản thân không liên quan khoản 1,5 tỷ đồng VKS cáo buộc sử dụng chung, cũng như việc nhận 4 tỷ đồng do cán bộ dưới quyền chuyển thông qua lái xe riêng.

Ngày 11/1, VKS công bố bản luận tội và đề nghị mức án 14-15 năm tù với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh án chung thân. Các bị cáo khác bị đề nghị từ 24 tháng tù treo đến 28 năm tù.

Trong phần tranh luận, luật sư bào chữa và một số bị can thắc mắc về cách giám định thiệt hại số tiền 1.100 tỷ PVC sử dụng sai mục đích và một số chứng cứ cáo buộc khác.

Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng có cơ sở xác định ông Thăng và cấp dưới cố ý làm trái. Riêng Trịnh Xuân Thanh có căn cứ xác định bị cáo này đã tham ô tài sản.

muc-an-dinh-la-thang

Mức án đề xuất của đại diện VKS với 22 bị cáo. (Nguồn ảnh/VNE)

Căn cứ các tình tiết giảm nhẹ, đại diện VKS sau đó đã đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo Lương Văn Hòa, Lê Đình Mậu, Bùi Mạnh Hiển, Phạm Tiến Đạt so với mức đề nghị trước đó và đề nghị cân nhắc giảm nhẹ cho bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó tổng PVC).

Trong phần tự bào chữa, ông Thăng thừa nhận trách nhiệm người đứng đầu và xin nhận tội thay cho các bị cáo dưới quyền không có động cơ vụ lợi, vi phạm do thực hiện chỉ đạo quyết liệt. Cựu Chủ tịch PVN gửi lời xin lỗi tới Đảng, nhân dân.

Trịnh Xuân Thanh cũng có gần 20 phút tự bào chữa. Bị cáo này thừa nhận không đọc nội dung hợp đồng 33, song phủ nhận cáo buộc tham ô tài sản.

Sáng 17/1, các bị cáo nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án. Đứng trên bục khai báo, ông Thăng một lần nữa cúi đầu xin lỗi Đảng, Nhà nước, người dân, các thế hệ công nhân lao động ngành dầu khí, giao thông vận tải, nhận trách nhiệm thay cấp dưới. Cựu Chủ tịch PVN mong được đón cái Tết cuối cùng bên gia đình, người thân trước khi chấp hành án.

Vũ Đức Thuận và một số bị cáo thừa nhận sai phạm, mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ để lượng hình. Riêng Trịnh Xuân Thanh đã khóc, xin lỗi Tổng Bí thư tiếp tục đề nghị tòa tuyên ông ta vô tội về tội Tham ô tài sản. Về cáo buộc cố ý làm trái, bị cáo thừa nhận không đọc kỹ nội dung hợp đồng EPC số 33. Trịnh Xuân Thanh xin được sang Đức chăm sóc vợ con sau khi kết thúc vụ án.

Video: Những phát ngôn của ông Thăng trong phần tự bào chữa

Nhóm PV
Bình luận
vtcnews.vn