(VTC News) – Khi suy thái kinh tế năm 2007 mới bùng nổ ở Mỹ, nhiều nhà phân tích đã đem nó ra so sánh ngang bằng với cuộc Đại khủng hoảng trong những năm 1930. Tuy nhiên, sau khi hơn 1000 bức ảnh cũ được công bố, người ta bắt đầu cảm nhận rõ hơn sự khác biệt giữa hai cuộc khủng hoảng…
Tất cả những bức ảnh chụp từ khoảng những năm 1930 đến 1940 đã được đăng tải đầy đủ trên Thư viện trực tuyến New York trong khuôn khổ dự án Farm Security Administration (FSA) thuộc chính sách kinh tế mới (New Deal) của Mỹ.
Những bức ảnh này mang tới cho người xem một cái nhìn chân thực về cuộc sống của người dân Mỹ dưới “bóng đêm” của lịch sử. Đây còn được coi là nguồn tư liệu quý giá giúp bao thế hệ sau hiểu hơn về quãng thời gian khó khăn mà cha ông họ đã từng phải trải qua.
Con cái của những người công nhân di trú tại Hạt Berrien, bang Michigan |
Cuộc đại khủng hoảng bắt đầu từ ngày 29/10/1929 – “Ngày thứ Ba đen tối” đánh dấu sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) và nhanh chóng lan rộng ra khắp nơi trên thế giới, phá hủy các nước phát triển và khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng.
Đến năm 1932, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng vọt lên hơn 20%. Ngoài ra còn có hàng triệu người vô gia cư buộc phải sống trên những vỉa hè và hằng ngày kiếm ăn nhờ nhặt nhạnh đồ thừa trong những thùng rác.
Bên cạnh đó, như một hệ lụy tất yếu của việc các ngân hàng bị phá sản, nhiều người mất nhà cửa, mất việc làm đã phải chuyển tới ở trong những chiếc lều tạm hay những khu nhà cũ tồi tàn, xiêu vẹo. Nhiều nông dân còn bị mất đất vì không có tiền trả nợ nên phải đi làm thuê để có được món tiền công ít ỏi nuôi sống gia đình.
Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống |
Trong bộ dạng nhếch nhác và bụi bặm, những người tị nạn đợi giờ "khởi hành" trên đường Bakersfield, California (năm 1935) |
Túp lều tạm của một gia đình ở Hạt Kern, California (Ảnh chụp năm 1936) |
Tại thời điểm "đen tối nhất", tỉ lệ người thất nghiệp ở Mỹ lên tới 24.9% trong khi hơn 15 triệu công nhân bị mất việc do các doanh nghiệp không đủ sức trả lương.
Chính thực trạng tồi tệ này đã trở thành một chướng ngại vật khổng lồ đối với Tổng thống Franklin D. Roosevelt trong cuộc bầu cử năm 1932.
Chính thực trạng tồi tệ này đã trở thành một chướng ngại vật khổng lồ đối với Tổng thống Franklin D. Roosevelt trong cuộc bầu cử năm 1932.
Ngày nay, dường như lịch sử lặp lại trên đất Mỹ. Cũng vì vấn đề khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp mà đương kim tổng thống Barack Obama đã gặp phải không ít những lời chỉ trích ngay trước cuộc đua vào Nhà Trắng.
Tuy nhiên, so với cố Tổng thống Roosevelt, ông Obama vẫn còn khá nhiều cơ hội để tái đắc cử khi tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ mới nhất được thống kê cũng chỉ ở mức 8.0%.
Tuy nhiên, so với cố Tổng thống Roosevelt, ông Obama vẫn còn khá nhiều cơ hội để tái đắc cử khi tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ mới nhất được thống kê cũng chỉ ở mức 8.0%.
Hãy cùng nhìn lại những bức ảnh gây chấn động một thời - những bức ảnh chưa từng được công bố mang thông điệp gợi nhớ về một nước Mỹ khi không chỉ có toàn những biệt thự chọc trời với cuộc sống phồn hoa, tấp nập vào bậc nhất thế giới...
Hai đứa trẻ bên ngôi nhà tồi tàn ở Michigan (Ảnh chụp tháng 6/1937) |
Một gia đình với 9 miệng ăn tại thời điểm Đại suy thoái những năm 1930 là gánh nặng cực kỳ lớn đối với cặp vợ chồng nông dân ở Tennessee |
Ảnh chụp hai người đàn ông bên ngoài một túp lều tạm được dựng trên đoạn đường cao tốc gần Bakersfield, bang California vào năm 1935 |
Vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc suy thoái, có tới hơn 15 triệu người Mỹ bị thất nghiệp trong khi nhiều người khác cũng buộc phải thôi việc do doanh nghiệp không đủ tiền trả lương |
Hình ảnh các nhân viên Cục Nông nghiệp đang kiểm tra chất lượng thịt tại Beltsville, Maryland vào năm 1935 |
Vào năm 1932, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ đạt mức 24.9% trong khi đó còn có hàng triệu người dân mất nhà cửa và phải sống trong những khu lều tạm xiều vẹo, tồi tàn |
Gia đình một nông dân California trong trại di trú ở Marysville (Ảnh chụp năm 1935) |
Một gia đình với 8 thành viên cùng chung sống trong một ngôi nhà có 4 phòng ngủ ở El Monte, bang California cũng phải trả 16.2 USD tiền thuê mỗi tháng |
Bình luận