Những dự án đẹp như mơ, sở hữu những vị trí đất vàng hoặc nằm giữa khu du lịch thiên nhiên tuyệt đẹp, nhưng khi vừa hoàn thiện, chuẩn bị đi vào sử dụng, những công trình đã bị phát giác hàng loạt sai phạm.
1. Le Mont Bavi Resort & Spa xây không phép
Công trình có tên Le Mont Bavi Resort & Spa do Cty TNHH Phát triển công nghệ (CFTD) làm chủ đầu tư tọa lạc ở độ cao 600m (cốt 600) giữa Vườn Quốc gia Ba Vì (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) là một khu nghỉ dưỡng 4 sao bề thế, với hàng chục khách sạn, biệt thự, bể bơi... đã gần như hoàn tất và đưa vào sử dụng. Đáng ngạc nhiên là công trình lại chưa được phê duyệt dự án, chưa có giấy phép xây dựng.
Theo giới thiệu của người lễ tân, giá phòng ngày thường tại đây được giảm nhiều và cũng có rất nhiều loại để lựa chọn, chỉ từ 1,8 đến 4 triệu đồng/ngày-đêm, đã kèm buffet sáng cho 2 người. Hệ thống nhà hàng ở đây được tính toán sao cho giảm thiểu nhất các tác động môi trường”.
Le Mont Bavi Resort & Spa là một tổ hợp nghỉ dưỡng 4 sao gần như hoàn hảo cho bất cứ cá nhân và hộ gia đình nào muốn hòa mình với mây núi. Ngoài nghỉ ngơi, vui chơi và khám phá cảnh trí kỳ vĩ, khu dự án còn cung cấp các dịch vụ xông hơi, spa hay vật lý trị liệu với các bài thuốc thân thiện thiên nhiên.
Hiện dự án này đã gần như hoàn tất và đưa vào sử dụng. Đáng ngạc nhiên là công trình lại chưa được phê duyệt dự án, chưa có giấy phép xây dựng.
2. Dự án Điền Viên Thôn
Một trong những dự án xây dựng không phép đang khiến dư luận quan tâm thời gian gần đây là dự án Điền Viên Thôn tại xã Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội. Hiện tại xã Yên Bài có gần 60 căn nhà “điền viên thôn”, trong đó có nhà “điền viên thôn” đã hoàn thiện. Nhưng đáng nói nhất là nhà “điền viên thôn” kể trên đều xây dựng không được cấp phép.
Thậm chí, theo lãnh đạo UBND xã Yên Bài, cho đến thời điểm này, rất nhiều khu đất trong số 60 điểm đã xây dựng công trình vẫn chưa xác định được chủ sở hữu đích thực.
Theo UBND xã Yên Bài, vì nhiều trường hợp mua bán đất trao tay, không thông qua các cơ quan chức năng, nên đến nay không rõ chủ sở hữu.
Trong gần 60 khu đất có công trình vi phạm, đa số chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo báo cáo của UBND xã Yên Bài, trong số những công trình xây dựng vi phạm, có nhiều công trình xây dựng trên đất khai hoang tại khu vực rừng Mu, thôn Chóng. Trong đó, các công trình chủ yếu xây dựng theo kiểu “điền viên thôn”.
Trước thông tin về hàng loạt công trình xây dựng vi phạm tại huyện Ba Vì, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã chỉ đạo UBND huyện Ba Vì kiểm tra, báo cáo và xử lý vi phạm.
3. Biệt phủ 100 tỷ đồng trên đèo Hải Vân
Khu biệt thự rộng hơn 1.400 m2, cầu kỳ như phủ vua chúa của đại gia vàng Ngô Văn Quang trên núi Hải Vân được yêu cầu phải đập bỏ trong tháng 8/2015, nhưng đến nay gia chủ vẫn "án binh bất động".
Biệt thự của ông Ngô Văn Quang (Giám đốc một công ty vàng ở Phước Sơn, Quảng Nam) nằm trên đất rừng đặc dụng Nam Hải Vân ở phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. 5 năm xây dựng, ông Quang đã dựng lên một quần thể kiến trúc với hàng chục ngôi nhà lợp mái ngói, có đường bê tông lớn dẫn vào.
Sau khi việc xây dựng trái phép của ông Quang và ông Thạch bị phát giác, ngày 4/2, UBND quận Liên Chiểu đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ trước ngày 10/3.
Sau đó, ông Quang gửi đơn lên lãnh đạo TP Đà Nẵng và Bộ TN - MT xin được giữ lại khu biệt phủ ở chân đèo Hải Vân để làm khu du lịch sinh thái, tâm linh.
Từ tháng 3 đến nay, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã lắng nghe ý kiến của người dân và dư luận về trường hợp này. Có ý kiến ủng hộ việc xử phạt hành chính rồi để ông Quang giữ lại khu biệt phủ để phát triển du lịch. Nhưng cũng có nhiều người phản đối vì cho rằng, làm như thế là sai quy định pháp luật, khiến dư luận và người dân không phục.
Châu Anh(tổng hợp)
1. Le Mont Bavi Resort & Spa xây không phép
Theo giới thiệu của người lễ tân, giá phòng ngày thường tại đây được giảm nhiều và cũng có rất nhiều loại để lựa chọn, chỉ từ 1,8 đến 4 triệu đồng/ngày-đêm, đã kèm buffet sáng cho 2 người. Hệ thống nhà hàng ở đây được tính toán sao cho giảm thiểu nhất các tác động môi trường”.
Le Mont Bavi Resort & Spa là một tổ hợp nghỉ dưỡng 4 sao gần như hoàn hảo cho bất cứ cá nhân và hộ gia đình nào muốn hòa mình với mây núi. Ngoài nghỉ ngơi, vui chơi và khám phá cảnh trí kỳ vĩ, khu dự án còn cung cấp các dịch vụ xông hơi, spa hay vật lý trị liệu với các bài thuốc thân thiện thiên nhiên.
Hiện dự án này đã gần như hoàn tất và đưa vào sử dụng. Đáng ngạc nhiên là công trình lại chưa được phê duyệt dự án, chưa có giấy phép xây dựng.
2. Dự án Điền Viên Thôn
Một trong những dự án xây dựng không phép đang khiến dư luận quan tâm thời gian gần đây là dự án Điền Viên Thôn tại xã Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội. Hiện tại xã Yên Bài có gần 60 căn nhà “điền viên thôn”, trong đó có nhà “điền viên thôn” đã hoàn thiện. Nhưng đáng nói nhất là nhà “điền viên thôn” kể trên đều xây dựng không được cấp phép.
Thậm chí, theo lãnh đạo UBND xã Yên Bài, cho đến thời điểm này, rất nhiều khu đất trong số 60 điểm đã xây dựng công trình vẫn chưa xác định được chủ sở hữu đích thực.
Theo UBND xã Yên Bài, vì nhiều trường hợp mua bán đất trao tay, không thông qua các cơ quan chức năng, nên đến nay không rõ chủ sở hữu.
Trong gần 60 khu đất có công trình vi phạm, đa số chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo báo cáo của UBND xã Yên Bài, trong số những công trình xây dựng vi phạm, có nhiều công trình xây dựng trên đất khai hoang tại khu vực rừng Mu, thôn Chóng. Trong đó, các công trình chủ yếu xây dựng theo kiểu “điền viên thôn”.
Trước thông tin về hàng loạt công trình xây dựng vi phạm tại huyện Ba Vì, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã chỉ đạo UBND huyện Ba Vì kiểm tra, báo cáo và xử lý vi phạm.
3. Biệt phủ 100 tỷ đồng trên đèo Hải Vân
Biệt thự của ông Ngô Văn Quang (Giám đốc một công ty vàng ở Phước Sơn, Quảng Nam) nằm trên đất rừng đặc dụng Nam Hải Vân ở phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. 5 năm xây dựng, ông Quang đã dựng lên một quần thể kiến trúc với hàng chục ngôi nhà lợp mái ngói, có đường bê tông lớn dẫn vào.
Sau khi việc xây dựng trái phép của ông Quang và ông Thạch bị phát giác, ngày 4/2, UBND quận Liên Chiểu đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ trước ngày 10/3.
Sau đó, ông Quang gửi đơn lên lãnh đạo TP Đà Nẵng và Bộ TN - MT xin được giữ lại khu biệt phủ ở chân đèo Hải Vân để làm khu du lịch sinh thái, tâm linh.
Từ tháng 3 đến nay, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã lắng nghe ý kiến của người dân và dư luận về trường hợp này. Có ý kiến ủng hộ việc xử phạt hành chính rồi để ông Quang giữ lại khu biệt phủ để phát triển du lịch. Nhưng cũng có nhiều người phản đối vì cho rằng, làm như thế là sai quy định pháp luật, khiến dư luận và người dân không phục.
Châu Anh(tổng hợp)
Bình luận