• Zalo

Những động vật khổng lồ 'khó tin' trên trái đất

Kinh tếThứ Ba, 15/03/2016 06:50:00 +07:00Google News

Sò tai tượng, rùa da, sứa bờm sư, kỳ nhông Trung Quốc,... là những động vật khổng lồ 'khó tin' trên trái đất.

Sò tai tượng, rùa da, sứa bờm sư, kỳ nhông Trung Quốc,... là những động vật khổng lồ 'khó tin' trên trái đất.
  
1. Sò tai tượng (Tridacna gigas)

Sò tai tượng hay sò tượng là loài thân mềm hai mảnh vỏ lớn nhất trên thế giới. Chúng là một trong số những loài sò lớn có nguồn gốc từ các rạn san hô nông của Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Cân nặng của sò tai tượng có thể lên đến 200 kg và chiều ngang là 120 cm. Tuổi thọ trung bình của chúng trong tự nhiên khoảng 100 năm trở lên.

 Sò tai tượng hay sò tượng là loài thân mềm
Sò tai tượng cũng được tìm thấy nhiều ngoài khơi bờ biển Philippines, nơi chúng được gọi là taklobo và tại biển đông ở các rạn san hô của Sabah (Đông Malaysia).

2. Rùa da (Dermochelys coriacea)

Rùa da hay rùa luýt là loài rùa biển lớn nhất và là loài bò sát lớn thứ tư sau 3 loài cá sấu. Với chiều dài cơ thể trung bình từ 1,8 đến 2,2m, cân nặng từ 250 đến 700kg. Con lớn nhất được ghi nhận với chiều dài 3m và nặng đến 916kg.

Rùa da không có răng mà chỉ có các điểm trên rìa cắt sắc  
Đây là loài duy nhất còn sống trong chi Dermochelys. Chúng rất dễ phân biệt với các loài rùa biển khác hiện nay vì không có mai. Thay vào đó, lưng của chúng được bao phủ bởi lớp da và thịt trơn.

Rùa da không có răng mà chỉ có các điểm trên rìa cắt sắc nhọn thuộc môi trên với các gai mọc ngược trong họng giúp nó nuốt thức ăn. Chúng có thể lặn sâu đến 1.200 mét và là loài bò sát di chuyển nhanh nhất thế giới được ghi nhận năm 1992 bởi sách kỷ lục Guinness với tốc độ 35,28 km/h trong nước.

3. Sứa bờm sư tử (Cyanea capillata)

Sứa bờm sư tử là loài sứa lớn nhất hành tinh, phân bố của loài này giới hạn ở vùng nước lạnh, phía bắc của Bắc Cực, phía bắc Đại Tây Dương và phía bắc Thái Bình Dương, hiếm khi tìm thấy xa hơn về phía nam hơn 42 ° độ vĩ bắc.

 Sứa bờm sư tử là loài sứa lớn nhất hành tinh
Con lớn nhất từng được ghi nhận có đường kính cơ thể là 2,29m và chiều dài cơ thể bao gồm cả xúc tu lên đến 37m.

4. Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc

Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc là loài động vật lưỡng cư lớn nhất hành tình và là loài đặc hữu ở các suối núi đá và hồ lớn Trung Quốc.

Con trưởng thành năng trung bình từ 25 đến 30kg và chiều dài lên 1,15m. Con lớn nhất từng được ghi nhận với cân nặng lên đến 59kg và dài 1,8m.

 Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc
Ở Trung Quốc, kỳ nhông khổng lồ còn được gọi là "wa wa yu" hay "cá sơ sinh" vì tiếng kêu khi gặp nạn giống tiếng khóc của trẻ em. Chúng thường sống ở các hang dưới nước, trong những khe đá lớn. Khi con cái đẻ trứng, con đực sẽ đảm nhiệm việc bảo vệ và chăm sóc trứng cho tới khi trứng nở một tháng sau đó.

5. Giun đất khổng lồ Gippsland

Giun đất Gippsland sống ở đông nam Australia. Một con giun đất có chiều dài trung bình khoảng 78 cm, độ dày thân khoảng 2,5 cm. Khi phát triển chiều dài tối đa, một con giun đất có thể dài hai mét.

Loài giun đất này thường rất khó phát hiện vì chúng sống chủ yếu bên dưới các hố sâu từ 0,9 đến 1,5 m trong lòng đất. Đôi khi giun đất sẽ chui lên khỏi nơi ẩn nấu khi mưa lớn khiến mặt đất sạt lở.

 Con giun đất này rất dễ bị tổn thương
Vào mỗi kỳ sinh sản, giun đất Gippsland chỉ đẻ duy nhất một quả trứng có hình dạng giống như hạt đậu màu nâu. Trứng giun mất khoảng một năm để nở và một con giun con cần 5 năm để phát triển tới chiều dài tối đa. Theo các nhà nghiên cứu, một con giun đất Gippsland có thể sống đến 20 năm.

Mặc dù có kích thước lớn nhưng loài giun đất này rất dễ bị tổn thương. Khi phát hiện bước chân người bên trên nơi ẩn náu, giun đất sẽ phản ứng với độ rung của bước chân. Chuyển động trườn bò của giun đất sẽ tạo ra các âm thanh.

Nguồn: Dân Việt
Bình luận
vtcnews.vn