(VTC News) – Theo Luật sư Trương Quốc Hòe, vẫn còn nhiều điều không minh bạch trong việc chặt hạ hàng loạt cây xanh của Hà Nội thời gian qua.
Xung quanh việc lên kế hoạch chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh của Hà Nội đang khiến dư luận bất bình, Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng Luật sư Interla (Hà Nội) đã phân tích về những điểm còn chưa minh bạch trong đề án này.
- Nhiều người cho rằng, việc lên kế hoạch chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn Hà Nội thời gian qua là không phù hợp. Ở góc độ pháp lý, ông nhìn nhận sự việc này như thế nào?
Xung quanh việc lên kế hoạch chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh của Hà Nội đang khiến dư luận bất bình, Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng Luật sư Interla (Hà Nội) đã phân tích về những điểm còn chưa minh bạch trong đề án này.
- Nhiều người cho rằng, việc lên kế hoạch chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn Hà Nội thời gian qua là không phù hợp. Ở góc độ pháp lý, ông nhìn nhận sự việc này như thế nào?
Để xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc chặt hạ cây xanh, trồng cây thay thế và quyền của người dân trong vụ việc này cần nhìn nhận hành vi chặt hạ cây xanh hàng loạt có phải là hành vi được pháp luật cho phép hay không.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị và quy định tại Điều 2, Điều 3 Quy định quản lý hệ thống cây xanh đô thị, vườn hoa, công viên, vườn thú trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội thì cây xanh đô thị gồm cây xanh sử dụng công cộng - cây trong công viên, vườn hoa, vườn dạo, cây xanh đường phố, cây xanh trồng trên các dải phân cách, đảo giao thông, quảng trường, đài tưởng niệm, khu công cộng khác trong đô thị…
Chưa có thông tin nào cho thấy cơ quan chức năng thực hiện việc chặt hạ, thay thế cây có đúng quy trình, quy định pháp luật hay không. |
Việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công viên, vườn hoa, vườn thú và hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố phải phù hợp với quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và những quy định hiện hành khác.
Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, cảnh quan không gian kiến trúc đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường đô thị, không làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng các công trình hạ tầng kỹ thuật và dưới mặt đất, trên không và theo danh mục cây xanh được trồng trong đô thị.
Như vậy, việc quản lý tài sản là cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc về UBND thành phố Hà Nội (UBND thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về công viên, vườn hoa, vườn thú, cây xanh chung trên địa bàn Thành phố, tổ chức quản lý vườn hoa, cây xanh chung trên các trục đường chính đô thị có mặt cắt ngang đường phần xe chạy từ 7,5m trở lên đối với đường trong các quận nội thành, đường đã đặt tên, các tuyến đường quốc lộ, các dải phân cách có cây xanh, thảm cỏ và các công viên lớn theo quyết định riêng của UBND Thành phố).
Trong quá trình quản lý, cơ quan quản lý được phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau: Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Ngoài ra, cây xanh đô thị khi chặt hạ dịch chuyển phải có giấy phép chặt hạ (trừ trường hợp cây đã đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm cho người và tài sản), và cần có phương án trồng cây thay thế và thực hiện việc trồng cây thay thế phù hợp theo đúng quy định của pháp luật.
Quy trình cấp phép chặt hạ cây được quy định tiến hành theo hai bước:
Quy trình cấp phép chặt hạ cây được quy định tiến hành theo hai bước:
Bước 1, nộp hồ sơ đề nghị chặt hạ cây. Trong hồ sơ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt cây, tỉa cành, dịch chuyển cây xanh phục vụ cho thi công dự án, giải phóng mặt bằng, xây dựng cần có ảnh màu chụp hiện trạng cây (cỡ 10cmx15cm) ở các góc độ thể hiện rõ vị trí, tình trạng, hiển thị sự nguy hiểm (vết sâu mục, độ nghiêng, rễ nổi…).
Bước 2, Sở xây dựng kiểm tra, cấp phép và theo dõi việc chặt cây xanh.
Theo các thông tin được đăng tải trên các bài báo trong thời gian qua thì có cả trường hợp chặt cây để thực hiện dự án và chặt cây với lý do cây bị sâu, mục có thể đổ gãy gây nguy hiểm cho con người và tài sản, cây cổ thụ.
Tuy nhiên, trong các câu trả lời của các cá nhân tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin nào cho biết việc chặt hạ cây có được thực hiện theo đúng quy trình trên hay không.
Bên cạnh đó, pháp luật quy định trường hợp chặt cây có nguy cơ đổ gãy phải có biên bản giữa đơn vị được giao quản lý trực tiếp cây xanh và đại diện UBND phường và đơn vị quản lý trực tiếp cây xanh gửi biên bản và ảnh chụp hiện trạng cây về Sở Xây dựng (khoản 2 Điều 14 Quy định ban hành kèm Quyết định số 19) nhưng thực tế thông tin về phía UBND phường nơi nhiều cây bị chặt hạ cũng không cho thấy phường và người dân đã biết được về việc này.
Nhiều cây xà cừ cổ thụ đã bị chặt hạ. |
Tuy nhiên, trong các câu trả lời của các cá nhân tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin nào cho biết việc chặt hạ cây có được thực hiện theo đúng quy trình trên hay không.
Bên cạnh đó, pháp luật quy định trường hợp chặt cây có nguy cơ đổ gãy phải có biên bản giữa đơn vị được giao quản lý trực tiếp cây xanh và đại diện UBND phường và đơn vị quản lý trực tiếp cây xanh gửi biên bản và ảnh chụp hiện trạng cây về Sở Xây dựng (khoản 2 Điều 14 Quy định ban hành kèm Quyết định số 19) nhưng thực tế thông tin về phía UBND phường nơi nhiều cây bị chặt hạ cũng không cho thấy phường và người dân đã biết được về việc này.
Như vậy rõ ràng còn nhiều điều không rành mạch trong việc chặt hạ hàng loạt cây này của Hà Nội.
- Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm trong việc chặt hạ cây xanh vừa qua tại Hà Nội?
Từ những phân tích trên thì việc quản lý hệ thống cây xanh đô thị thuộc về UBND thành phố Hà Nội mà trực tiếp ở đây là Sở xây dựng thành phố Hà Nội. Trong trường hợp kiểm tra xác định được sở xây dựng đã không thực hiện đúng quy trình khi cấp phép cho việc chặt hạ cây thì Sở sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này. Sau đó cũng cần xem xét đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện việc chặt hạ cây.
Tại Quy định ban hành kèm quyết định số 19 của UBND thành phố Hà Nội đã chỉ rõ, trong trường hợp việc chặt hạ cây có vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ vi phạm.
- Hiện nay, có thông tin cho rằng những cây được trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây vàng tâm như Sở Xây dựng đã công bố. Ông nghĩ sao nếu điều này là sự thật?
Giống như việc chặt hạ cây, việc xác định trồng cây gì và trồng như thế nào cũng cần tuân thủ những quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cây vàng tâm là cây được phê duyệt thay thế những cây bị chặt hạ mà việc trồng cây thay thế là một cây khác thì đơn vị trực tiếp tiến hành việc trồng cây thay thế cũng phải chịu trách nhiệm.
- Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm trong việc chặt hạ cây xanh vừa qua tại Hà Nội?
Từ những phân tích trên thì việc quản lý hệ thống cây xanh đô thị thuộc về UBND thành phố Hà Nội mà trực tiếp ở đây là Sở xây dựng thành phố Hà Nội. Trong trường hợp kiểm tra xác định được sở xây dựng đã không thực hiện đúng quy trình khi cấp phép cho việc chặt hạ cây thì Sở sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này. Sau đó cũng cần xem xét đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện việc chặt hạ cây.
Tại Quy định ban hành kèm quyết định số 19 của UBND thành phố Hà Nội đã chỉ rõ, trong trường hợp việc chặt hạ cây có vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ vi phạm.
Nhiều vấn đề chưa minh bạch trong việc chặt hạ, thay thế cây xanh của Hà Nội. |
Giống như việc chặt hạ cây, việc xác định trồng cây gì và trồng như thế nào cũng cần tuân thủ những quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cây vàng tâm là cây được phê duyệt thay thế những cây bị chặt hạ mà việc trồng cây thay thế là một cây khác thì đơn vị trực tiếp tiến hành việc trồng cây thay thế cũng phải chịu trách nhiệm.
GS. Nguyễn Lân Dũng nói về việc thay thế cây của Hà Nội
Bên cạnh đó, Sở xây dựng là đơn vị có trách nhiệm kiểm tra và theo dõi việc chặt hạ cây và trồng cây thay thế nên đơn vị này cũng có trách nhiệm trong việc này.
- Cây mới trồng theo sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức sẽ thuộc quyền quản lý, sử dụng của ai và những cây được chặt sẽ được xử lý như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, toàn bộ cây xanh đô thị đều thuộc quyền quản lý cao nhất của UBND thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, theo phát biểu của những người đại diện cho các tổ chức đã đóng góp cho việc thay thế cây thì việc đóng góp của họ là tự nguyện với mục đích làm tốt hơn cho cộng đồng, không có lợi ích gì khác vì vậy những cây mới trồng vẫn thuộc quản lý của UBND thành phố Hà Nội, trực tiếp là Sở xây dựng.
Về phía các cây bị chặt hạ, theo quy định của Bộ luật dân sự thì đây là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước vì vậy quy trình xử lý tài sản cũng giống như quy trình xử lý các tài sản công khác đó là các cây bị chặt sẽ được bán đấu giá công khai, nguồn thu từ việc bán đấu giá sẽ phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
- UBND thành phố Hà Nội cho rằng Hà Nội không thông tin đầy đủ, thực hiện việc chặt cây sớm một phần là vì sự nôn nóng của nhà tài trợ, ông có bình luận gì không?
|
Rõ ràng Sở xây dựng đã không có phương án cụ thể về việc chặt hạ và thay thế cây. Việc chặt hạ ồ ạt các cây bao gồm cả các cây cổ thụ không được sự đồng tình của người dân không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn làm ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Tuy chưa ai đánh giá được tác động của việc chặt cây đến môi trường ra sao nhưng rõ ràng “lá phổi xanh” của thủ đô đã bị hủy hoại nghiêm trọng.
Ngoài ra, phát biểu của cán bộ Sở tài chính cho rằng sở sẽ theo dõi, quản lý chặt về việc đưa lượng gỗ đã bị chặt hạ vào kho và xử lý nhưng phát biểu này cũng chưa rõ ràng và liệu sở có làm được hay không và làm như thế nào mới là vấn đề quan trọng.
Liệu sở sẽ căn cứ trên thống kê lượng gỗ khi đã được đưa về kho để báo cáo, xử lý hay sẽ trực tiếp theo dõi mỗi cây có được lượng gỗ thân, gỗ cành như thế nào trước và sau khi chặt sau đó mới thống kê số gỗ tại kho trước khi xử lý? Rõ ràng cần phải minh bạch tất cả các vấn đề này thì dư luận xã hội mới có thể tạo được sự yên tâm, tin tưởng và ủng hộ quyết định của thành phố.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Quyết (thực hiện)
Bình luận