(VTC News) – Ký ức kinh hoàng về vụ tai nạn lao động khiến nhiều người tử vong vẫn còn ám ảnh các công nhân mỏ đá ở Thanh Hóa.
Thoát chết nhờ ngã xuống hố
Gần Tết Nguyên Đán, tại mỏ khai thác đá Tuấn Hùng, nhiều công nhân vẫn đang nỗ lực làm việc với mong muốn kiếm thêm chút thu nhập để về sắm Tết cho gia đình.
Vì miếng cơm manh áo, các công nhân vẫn cố gắng bám trụ làm việc. Nhưng trong tâm trí họ lúc nào cũng run sợ kể từ khi xảy ra vụ sập mỏ đá khiến 8 người tử vong.
Ông Cao Văn Thắng (50 tuổi, trú tại xã Lương Trung, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) là một trong những công nhân chứng kiến những khối đá khổng lồ từ trên cao sập xuống.
Nhớ lại vụ tai nạn kinh hoàng, ông Thắng cho biết, khoảng 10h30 ngày 22/1, khi đang làm việc thì ông nghe một tiếng động lớn, đất đá ào ào sụp xuống, mặt đất rung chuyển. Ông cùng một số công nhân hốt hoảng bỏ chạy, khi quay lại nhìn thì đã thấy rất nhiều đồng nghiệp nằm ngổn ngang dưới đất.
“Sau tiếng động lớn tôi ùa bỏ chạy, nhưng cũng chỉ được khoảng 10m thì kiệt sức vì phải chạy vượt dốc. Tôi nhìn quay lại thì thấy nhiều thi thể. Trong đó có anh Đức đã bị đá rơi trúng người và tử vong tại chỗ.
Tôi nhìn thấy cách đó không xa, anh Dũng đang nằm nhưng bị đá đè, tôi chạy lại đỡ lấy đầu anh ấy. Cùng lúc đó, mọi người nhìn thấy anh Trường bị đá đè nên hô hoán nhau chạy sang cậy đá ứng cứu. Mọi thứ lúc đó rất hỗn độn, đá rơi lả tả, tiếng kêu cứu thất thanh. Anh Trường, anh Dũng sau đó cũng tử vong cùng với 6 người khác” ông Thắng bàng hoàng kể lại.
Ông Trương Văn Dụng (49 tuổi, trú tại xã Lương Trung, huyện Bá Thước) và anh Ngân Văn Mắm (32 tuổi, trú tại xã Chí Nang, huyện Lang Chánh) là 2 công nhân đã thoát chết trong gang tấc vào thời điểm những khối đá khổng lồ từ trên cao sập xuống.
“Khi đang tiến hành khoan đá thì tôi nghe tiếng rầm rầm, mặt đất rung chuyển. Tôi và cháu Mắn lập tức bị ngã văng xuống một hố đá cạnh đó. Chúng tôi nằm dưới hố trong khi đất đá bay vèo vèo ngay trên đầu. Một lát sau đá ngừng lăn, chúng tôi bò lên thì thấy mọi người khóc thét, la hét kêu cứu. Nghĩ lại, nếu không may mắn rơi xuống hố đá khi sập mỏ thì giờ này chúng tôi đã không còn sống,” ông Dụng kể.
Ông Trương Công Bê (49 tuổi) - một công nhân có mặt trong thời điểm đá sập cho biết: "Sáng 23/1, tôi trở lại mỏ đá nhưng không kìm lòng được khi nghĩ về cảnh anh em cùng làm nằm dưới đống đất đá kia.
“Dù không phải anh em ruột thịt, nhưng hằng ngày làm việc với nhau, ăn cùng mâm, chuyện trò mọi chuyện. Trước đó các anh em tâm sự, mấy hôm nữa nghỉ tết, lấy lương về mua ít quà cho gia đình. Nay họ lại bị nạn, mình may mắn sống sót. Nghĩ đến đấy mà thấy xót xa chú ạ."
Tết buồn nơi xóm nghèo
Trong số các nạn nhân thiệt mạng, có tới 6 người cùng ngụ tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Tất cả họ đều là những lao động nghèo khó, có người còn là anh em họ hàng với nhau.
Cho tới những ngày giáp Tết, không khí đau thương vẫn bao trùm miền quê nghèo. Ai cũng xót xa cho những nạn nhân xấu số. Chưa bao giờ, người dân nơi đây lại cảm thấy mất mát như vậy.
Bà Hà Thị Dung (47 tuổi, bản Cú, xã Thiết Ống), thím của hai nạn nhân Trương Văn Danh và Đinh Văn Hoàng, vẫn chưa quên nỗi bàng hoàng khi nghe tin 2 người cháu của mình tử nạn.
“Chiều ngày 22/1, người thân chúng tôi nghe tin dữ mà chết lặng, không nói nên lời. Nhà hai đứa nó cực lắm nên chúng rủ nhau xuống huyện Yên Định làm đá thuê. Trước đó, nghe chúng kể mỗi ngày được chủ trả cho 200 ngàn. Ngoài 2 cháu của tôi, hầu hết các nạn nhân còn lại ở xã này cũng đều nghèo khó. Nhà họ cũng thiếu ăn, thiếu mặc, khổ lắm chú ạ,” bà Dung ngậm ngùi.
Trong khi đó, tại gia đình nạn nhân Đinh Văn Hoàng, chị Tính - vợ anh vẫn thất thần, như chưa thể tin rằng chồng của mình đã ra đi mãi mãi. Hai vợ chồng lấy nhau đã trên 10 năm, còn chưa được một lần làm mẹ, làm cha. Vợ chồng đã đồng cam cộng khổ để vượt qua khó khăn chữa trị bệnh tật. Trước khi đi làm, anh còn hứa sẽ dành dụm tiền lương để bốc thuốc, sinh con. Nhưng lời hứa chưa kịp thực hiện thì anh Hoàng đã ra đi.
Ông Trương Văn Đức - bố ruột nạn nhân Trương Văn Danh cố gắng kìm nén nỗi đau mất con trò chuyện với phóng viên. Theo ông Đức, anh Danh xây dựng gia đình đã lâu nhưng nhiều năm nay vẫn thuộc hộ cận nghèo. Anh mất, để lại 2 con nhỏ, cháu lớn là Trương Thị Lam (5 tuổi) và cháu nhỏ Trương Văn Lâm (4 tuổi) đều đang học mẫu giáo.
“Khi còn sống nó thường nói, nhà mình nghèo nên cố gắng làm kiếm tiền nuôi con ăn học cho bằng người bằng ta, rồi sửa sang lại ngôi nhà tranh đã dột nát. Không ngờ chưa thực hiện được lời hứa nó đã bỏ chúng tôi mà đi,” ông Đức nghẹn lời.
Chia sẻ với phóng viên, ông Phạm Ngọc Tưởng – Trưởng bản Cú cho biết, bản của ông có 3 người tử vong là Trương Văn Danh, Đinh Văn Hoàng và Phạm Văn Trường. 3 nạn nhân khác trong xã Thiết Ống là Hà Văn Đức (1979), Trương Văn Phi (1993), Lê Văn Quảng (1981) người ở bản Chiềng và bản Hang.
“Chưa bao giờ trong bản có nhiều người trẻ tuổi mất đến như vậy. Họ đều là những người trụ cột trong một gia đình. Bây giờ họ gặp nạn, không biết gia đình sẽ sống ra sao,” ông Tưởng nói.
Đối với nhiều người, Tết đã về rất gần nhưng với những gia đình các nạn nhân trong vụ sập mỏ đã ở Thanh Hóa thì có lẽ năm nay không còn Tết nữa, những trụ cột gia đình đã ra đi, để lại những người vợ trẻ, những đứa con nheo nhóc còn chưa biết khóc cha bên bàn thờ phủ khăn trắng những ngày cận Tết.
Thoát chết nhờ ngã xuống hố
Gần Tết Nguyên Đán, tại mỏ khai thác đá Tuấn Hùng, nhiều công nhân vẫn đang nỗ lực làm việc với mong muốn kiếm thêm chút thu nhập để về sắm Tết cho gia đình.
Vì miếng cơm manh áo, các công nhân vẫn cố gắng bám trụ làm việc. Nhưng trong tâm trí họ lúc nào cũng run sợ kể từ khi xảy ra vụ sập mỏ đá khiến 8 người tử vong.
Những công nhân thoát chết trò chuyện với phóng viên. |
Nhớ lại vụ tai nạn kinh hoàng, ông Thắng cho biết, khoảng 10h30 ngày 22/1, khi đang làm việc thì ông nghe một tiếng động lớn, đất đá ào ào sụp xuống, mặt đất rung chuyển. Ông cùng một số công nhân hốt hoảng bỏ chạy, khi quay lại nhìn thì đã thấy rất nhiều đồng nghiệp nằm ngổn ngang dưới đất.
“Sau tiếng động lớn tôi ùa bỏ chạy, nhưng cũng chỉ được khoảng 10m thì kiệt sức vì phải chạy vượt dốc. Tôi nhìn quay lại thì thấy nhiều thi thể. Trong đó có anh Đức đã bị đá rơi trúng người và tử vong tại chỗ.
Các công nhân vẫn còn run sợ khi nhớ lại vụ tai nạn kinh hoàng. |
Ông Trương Văn Dụng (49 tuổi, trú tại xã Lương Trung, huyện Bá Thước) và anh Ngân Văn Mắm (32 tuổi, trú tại xã Chí Nang, huyện Lang Chánh) là 2 công nhân đã thoát chết trong gang tấc vào thời điểm những khối đá khổng lồ từ trên cao sập xuống.
“Khi đang tiến hành khoan đá thì tôi nghe tiếng rầm rầm, mặt đất rung chuyển. Tôi và cháu Mắn lập tức bị ngã văng xuống một hố đá cạnh đó. Chúng tôi nằm dưới hố trong khi đất đá bay vèo vèo ngay trên đầu. Một lát sau đá ngừng lăn, chúng tôi bò lên thì thấy mọi người khóc thét, la hét kêu cứu. Nghĩ lại, nếu không may mắn rơi xuống hố đá khi sập mỏ thì giờ này chúng tôi đã không còn sống,” ông Dụng kể.
Ông Trương Công Bê (49 tuổi) - một công nhân có mặt trong thời điểm đá sập cho biết: "Sáng 23/1, tôi trở lại mỏ đá nhưng không kìm lòng được khi nghĩ về cảnh anh em cùng làm nằm dưới đống đất đá kia.
“Dù không phải anh em ruột thịt, nhưng hằng ngày làm việc với nhau, ăn cùng mâm, chuyện trò mọi chuyện. Trước đó các anh em tâm sự, mấy hôm nữa nghỉ tết, lấy lương về mua ít quà cho gia đình. Nay họ lại bị nạn, mình may mắn sống sót. Nghĩ đến đấy mà thấy xót xa chú ạ."
Tết buồn nơi xóm nghèo
Trong số các nạn nhân thiệt mạng, có tới 6 người cùng ngụ tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Tất cả họ đều là những lao động nghèo khó, có người còn là anh em họ hàng với nhau.
Cho tới những ngày giáp Tết, không khí đau thương vẫn bao trùm miền quê nghèo. Ai cũng xót xa cho những nạn nhân xấu số. Chưa bao giờ, người dân nơi đây lại cảm thấy mất mát như vậy.
Bà Hà Thị Dung (47 tuổi, bản Cú, xã Thiết Ống), thím của hai nạn nhân Trương Văn Danh và Đinh Văn Hoàng, vẫn chưa quên nỗi bàng hoàng khi nghe tin 2 người cháu của mình tử nạn.
Hình ảnh lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong khối đá khổng lồ. |
Trong khi đó, tại gia đình nạn nhân Đinh Văn Hoàng, chị Tính - vợ anh vẫn thất thần, như chưa thể tin rằng chồng của mình đã ra đi mãi mãi. Hai vợ chồng lấy nhau đã trên 10 năm, còn chưa được một lần làm mẹ, làm cha. Vợ chồng đã đồng cam cộng khổ để vượt qua khó khăn chữa trị bệnh tật. Trước khi đi làm, anh còn hứa sẽ dành dụm tiền lương để bốc thuốc, sinh con. Nhưng lời hứa chưa kịp thực hiện thì anh Hoàng đã ra đi.
Ông Trương Văn Đức - bố ruột nạn nhân Trương Văn Danh cố gắng kìm nén nỗi đau mất con trò chuyện với phóng viên. Theo ông Đức, anh Danh xây dựng gia đình đã lâu nhưng nhiều năm nay vẫn thuộc hộ cận nghèo. Anh mất, để lại 2 con nhỏ, cháu lớn là Trương Thị Lam (5 tuổi) và cháu nhỏ Trương Văn Lâm (4 tuổi) đều đang học mẫu giáo.
“Khi còn sống nó thường nói, nhà mình nghèo nên cố gắng làm kiếm tiền nuôi con ăn học cho bằng người bằng ta, rồi sửa sang lại ngôi nhà tranh đã dột nát. Không ngờ chưa thực hiện được lời hứa nó đã bỏ chúng tôi mà đi,” ông Đức nghẹn lời.
Chia sẻ với phóng viên, ông Phạm Ngọc Tưởng – Trưởng bản Cú cho biết, bản của ông có 3 người tử vong là Trương Văn Danh, Đinh Văn Hoàng và Phạm Văn Trường. 3 nạn nhân khác trong xã Thiết Ống là Hà Văn Đức (1979), Trương Văn Phi (1993), Lê Văn Quảng (1981) người ở bản Chiềng và bản Hang.
“Chưa bao giờ trong bản có nhiều người trẻ tuổi mất đến như vậy. Họ đều là những người trụ cột trong một gia đình. Bây giờ họ gặp nạn, không biết gia đình sẽ sống ra sao,” ông Tưởng nói.
Đối với nhiều người, Tết đã về rất gần nhưng với những gia đình các nạn nhân trong vụ sập mỏ đã ở Thanh Hóa thì có lẽ năm nay không còn Tết nữa, những trụ cột gia đình đã ra đi, để lại những người vợ trẻ, những đứa con nheo nhóc còn chưa biết khóc cha bên bàn thờ phủ khăn trắng những ngày cận Tết.
Video: Bới tung đất đá cứu người trong vụ sập mỏ đá ở Thanh Hóa
Đinh Lê - Đà Long
Bình luận