Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là một quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác hoặc do sụn khớp, đĩa đệm bị áp lực quá lớn trong thời gian dài dẫn tới tổn thương, mất đi tính vững chắc và đàn hồi của đĩa đệm.
Thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng là hai tình trạng phổ biến nhất trong bệnh này. Thoái hóa cột sống thường tiến triển chậm, triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu nên nhiều người bệnh thường chủ quan. Tuy nhiên khi để bệnh tiến triển nặng thì lại rất khó chữa.
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống sẽ là khác nhau tùy vào vị trí bị bệnh. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh là:
Dấu hiệu thoái hóa cột thắt lưng
Các đốt cột sống thắt lưng trở nên kém linh hoạt, người bệnh đau lưng khi thức dậy mỗi sáng hoặc ban đêm khi ngủ; Khó khăn khi xoay lưng, trở mình, cơn đau tăng mạnh khi người bệnh xoay người đột ngột; Đau phía bên trái, bên phải hoặc giữa lưng; Các cơn đau âm ỉ kéo dài, tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi; Nghe tiếng kêu lục khục ở cột sống khi cử động; Gù lưng, vẹo lưng.
Dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ
Các cơn đau ở cổ âm ỉ kéo dài kèm co cứng vùng cổ. Cơn đau tăng lên khi người bệnh ngửa cổ, cúi người, xoay hoặc nghiêng cổ, ho, hắt hơi, đổi tư thế đột ngộtCơn đau ở cổ có thể lan xuống vùng vai, bắp tay, cánh tay hoặc lan lên vùng đầuNgười bệnh thường xuyên có cảm giác như: Nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, teo cơ, yếu cơ…
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Theo các chuyên gia y tế, một số yếu tố nguy cơ sau có thể khiến bạn đối mặt với bệnh lý này:
Tuổi tác
Quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác là không thể tránh khỏi. Khi cột sống bị lão hóa sẽ kéo theo tình trạng sụn khớp bị suy yếu, dễ bị bào mòn thêm vào đó là quá trình sản sinh tế bào mới và trao đổi chất kém đi.
Lao động nặng
Những người thường xuyên làm các công việc nặng như xách, bê vác, gánh ở vùng cổ hoặc lưng sẽ gây áp lực lên hệ thống xương, sụn và đĩa đệm.
Tư thế lao động
Thường xuyên làm việc ở một tư thế ít vận động như dân văn phòng, lái xe đường dài… khiến xương khớp kém linh hoạt, quá trình trao đổi chất đến xương khớp kém làm đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
Từng bị chấn thương
Những người có tiền sử chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… làm xương khớp bị tổn thương thường có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cao hơn bình thường.
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Thói quen nằm thuận một bên người, dùng gối quá cao, xách nặng ở bên tay thuận… làm tăng nguy cơ thoái hóa xương cột sống.
Ăn uống thiếu chất
Không bổ sung đủ vitamin, magie, kali, canxi… cùng các nhóm dinh dưỡng thiết yếu sẽ làm tăng quá trình lão hóa cột sống, cản trở sự tái tạo tế bào sụn khớp mới.
Bẩm sinh
Một số trường hợp hiếm gặp có cấu trúc cột sống yếu bẩm sinh thì nguy cơ bị thoái hóa cột sống sẽ cao hơn nhiều lần so với người khác.
Giải pháp tốt nhất cho người bệnh thoái hóa cột sống
Là một căn bệnh có tính quy luật nên để chữa thoái hóa cột sống hiệu quả thì trước hết phải đảm bảo giải quyết được các mục tiêu giảm đau, giảm viêm xương khớp, giảm triệu chứng, hồi phục cột sống, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.
Tuy nhiên để giải quyết toàn bộ những nhiệm vụ trên thì một liệu pháp đơn lẻ thường khó mà làm được. Đó là lý do bài thuốc và liệu trình chữa thoái hóa cột sống bằng An Cốt Nam với cơ chế “kiềng 3 chân” được đánh giá rất cao bởi giới chuyên môn và người bệnh.
An Cốt Nam không đơn thuần là một bài thuốc mà còn có sự hỗ trợ đắc lực từ cao dán giảm đau, vật lý trị liệu chuyên sâu và luyện tập hiệu quả.
Trong bài thuốc uống An Cốt Nam có sự góp mặt của nhiều vị thuốc kinh điển chữa bệnh xương khớp như Thiên Niên Kiện, Sâm Ngọc Linh, Bý Kỳ Nam, Hương Nhu Tía, Nhũ Hương, Dây Đau Xương...
Các vị thuốc tươi được bào chế thành dạng thuốc sắc cổ truyền, được cô thành cao lỏng và đóng túi tiện sử dụng. Thuốc dạng cao lỏng thẩm thấu nhanh chóng vào thành dạ dày, đi tới cấu trúc tổn thương để điều trị bệnh.
Nhờ những thành công đó, An Cốt Nam đã được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đánh giá cao trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” - VTV2.
Website : https://tamminhduong.com
Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng - Phường 15 – Q.Bình Thạnh - TP.HCM
Điện thoại: 0903.876.437
Bình luận