(VTC News) - Hà Nội "đất chật người đông" nên cái gì cũng đắt đỏ, tuy nhiên có những dịch vụ kiếm bộn tiền cực dễ.
Chà vỏ sấu đầu mùa
Chỉ bằng cách đầu tư số tiền khoảng 2 triệu đồng để mua một chiếc máy chà vỏ sấu, ông Sơn (ở Từ Liêm, Hà Nội) có thể thu về mỗi ngày hơn 1 triệu đồng từ việc chà khoảng 5- 6 tạ sấu.
Nửa tháng nay, máy chà vỏ sấu của ông Sơn hoạt động liên tục từ 6h sáng cho đến 11h trưa. Do khách có nhu cầu chà sấu với lượng lớn nên máy phải chạy hết công suất.
Giá dịch vụ chà vỏ sấu đầu mùa khá cao, dao động từ 4.000 đến 5.000 đồng/kg. "Gần đây, máy chà nhiều nên giá còn 2.000 - 3.000 đồng/kg", ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, quá trình chà vỏ sấu rất nhanh và gọn. Trung bình 1 - 3 phút có thể chà được 2 - 3kg sấu.
Thuê chiếu hóng mát
Dịch vụ thuê chiếu ở công viên, ven Hồ Tây, quảng trường, sân vận động trở nên đắt hàng ngày nắng nóng ở Hà Nội.
Theo khảo sát, giá thuê chiếu trung bình tại các địa điểm này từ 20.000 - 30.000 đồng/giờ.
Theo chị Huyền, người cho thuê chiếc tại khu vực hồ Trúc Bạch (trước đường Thanh Niên, quận Tây Hồ), với 10 chiếc chiếu, mỗi tối chị trải 5 đến 7 chiếu, 20.000 đồng/giờ. Mỗi chiếc ít nhất cũng trải được 4 giờ, thu về 80.000 đồng/chiếu. Hai tối cuối tuần, giá nhích từ 5.000 đồng – 10.000 đồng/chiếc/giờ.
Ngày thường, mỗi tối chị Huyền bỏ túi trên 500.000 đồng từ việc cho thuê chiếu, hai ngày cuối tuần tăng lên từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/chiếc nên tiền thu về cũng cao hơn. Ngoài cho thuê chiếu, chị cũng kiếm thêm dăm ba trăm ngàn từ việc bán trên 100 cốc trà đá, trà nóng, hướng dương, kẹo lạc các loại.
Tương tự, các khu vực tụ tập đông người ngồi hóng mát buổi tối như Mỹ Đình giá thuê chiếu có khi lên đến 30.000 đồng/giờ, thậm chí, khách nhóm đông ngồi bệt ngoài cỏ cũng bị tính phí.
Trà chanh, mía đá
Những ngày nắng nóng, các điểm bán trà chanh tại vỉa hè, lòng đường Hà Nội thu về tiền triệu mỗi ngày.
Giá trà chanh cũng thay đổi tùy theo thời tiết, những hôm nắng nóng, giá một cốc trà chanh tăng từ 10.000 đồng lên 12.000 đồng/cốc.
Vào những ngày nắng nóng, mỗi buổi tối các quán nước tại khu phố cổ Hà Nội (Hoàn Kiếm) có thể bán được 200-300 cốc, thu về thu về 2,5-3,5 triệu đồng. Số lãi trên 1/2 số tiền thu về.
Không "sang chảnh" như trà chanh, nhưng trà đá lại là mặt hàng thu lợi nhuận khổng lồ.
Theo tiết lộ của một người bán trà đá ở khu Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy), với 1kg trà mạn giá khoảng 60.000 - 70.000 đồng, người bán có thể thu về khoảng 500.000 đồng, tính ra chi phí còn lãi gần 400.000 đồng.
Nhiều người chỉ bán trà đá vỉa hè nhưng nuôi được con cái ăn học đại học, mua được nhà Hà Nội.
Thậm chí, diện tích đất công cộng còn được các hộ kinh doanh vô tư mua bán, sang nhượng hay cho thuê chỗ ngồi với giá hàng chục triệu đồng.
Theo nhiều người bán hàng, hiện muốn có chỗ bán trên vỉa hè thì phải thuê, mua hoặc phải mất phí bảo kê... Giá cả thì tùy vị trí, song rẻ cũng 5-7 triệu đồng, còn chỗ đẹp, được coi là đất vàng có thể “hái ra tiền” phải lên đến cả chục triệu đồng.
Cho thuê hồ sen chụp ảnh
Vài năm gần đây, khi dịch vụ chụp ảnh với sen ở Hồ Tây (Hà Nội) nở rộ, những người thuê mặt nước để trồng sen ở hồ cũng kiếm được bộn tiền nhờ bán vé và các dịch vụ liên quan.
Giá vào chụp ảnh đầm sen năm nay dao động trong khoảng 20.000-50.000 đồng/người tùy đầm; vé trông giữ xe từ 5.000-10.000 đồng/lượt, sen được bán với giá 70.000-100.000 đồng/10 bông… Có những thời điểm đông khách, các đầm còn không đủ hoa sen để bán. Ngoài ra, giá thuê thuyền, thúng để bơi ra giữa đầm chụp ảnh cũng lên tới 100.000 đồng/lượt.
Với một đầm sen ở khu vực Hồ Tây, chủ đầm có thể khoảng 5-7 triệu đồng tiền vé vào đầm một ngày.
Trông xe
Trong những ngày nghỉ lễ, các điểm vui chơi giải trí ở Hà Nội đông nghịt người, cùng với đó là các bãi giữ xe tự phát mọc lên tha hồ “chặt chém” khách.
Tại các điểm vui chơi giải trí như khu vực công viên Thủ Lệ (Cầu Giấy), hồ Gươm (Hoàn Kiếm), Ngã Tư Sở (Thanh Xuân), công viên Thống Nhất (Hai Bà Trưng), Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Đống Đa)... lượng khách đổ về đông, các bãi giữ xe thường chật kín, giá vé trông xe vì thế mà cũng tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường. Nhiều khách gửi xe đã phải trả mức giá 30.000 đồng/lượt gửi xe máy.
Lau bugi xe máy ngày lụt
Hà Nội vào mùa mưa, một số tuyến phố thường xuyên ngập lụt, hàng trăm chiếc xe máy sa lầy chết máy, đó là lúc các dịch vụ lau bugi di động kiếm bộn tiền với giá 20.000đ đến 50.000đ/xe máy.
Một số tuyến phố thường xuyên ngập lụt khi mưa lớn ở Hà Nội như khu vực đường Phạm Hùng - Keangnam (Cầu Giấy); đường Nguyễn Xiển gần với bán đảo Linh Đàm (Hoàng Mai); Ngã tư Chùa Bộc – Thái Hà (Đống Đa)... luôn có đội quân làm dịch vụ lau bugi túc trực mỗi khi mưa lớn.
Không có chuyện mặc cả về giá, các chủ phương tiện vì muốn di chuyển sớm nên đều phải gật đầu với mọi giá đưa ra của cánh "thợ".
Theo tiết lộ của một nhóm "thợ" lau bugi trên bốn góc đường khu vực Ngã Tư Chùa Bộc – Thái Hà, với tầm khoảng 5 tiếng kể từ lúc trời mưa, tốp này đã kiếm được hơn 1 triệu đồng tiền công lau bugi.
Hà Linh (tổng hợp)
Chà vỏ sấu đầu mùa
Chỉ bằng cách đầu tư số tiền khoảng 2 triệu đồng để mua một chiếc máy chà vỏ sấu, ông Sơn (ở Từ Liêm, Hà Nội) có thể thu về mỗi ngày hơn 1 triệu đồng từ việc chà khoảng 5- 6 tạ sấu.
Kiếm tiền triệu từ tiền công chà vỏ sấu (Ảnh Zing) |
Nửa tháng nay, máy chà vỏ sấu của ông Sơn hoạt động liên tục từ 6h sáng cho đến 11h trưa. Do khách có nhu cầu chà sấu với lượng lớn nên máy phải chạy hết công suất.
Giá dịch vụ chà vỏ sấu đầu mùa khá cao, dao động từ 4.000 đến 5.000 đồng/kg. "Gần đây, máy chà nhiều nên giá còn 2.000 - 3.000 đồng/kg", ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, quá trình chà vỏ sấu rất nhanh và gọn. Trung bình 1 - 3 phút có thể chà được 2 - 3kg sấu.
Thuê chiếu hóng mát
Dịch vụ thuê chiếu ở công viên, ven Hồ Tây, quảng trường, sân vận động trở nên đắt hàng ngày nắng nóng ở Hà Nội.
Trải chiếu phục vụ khách ở Hồ Tây (Ảnh: Zing) |
Theo khảo sát, giá thuê chiếu trung bình tại các địa điểm này từ 20.000 - 30.000 đồng/giờ.
Theo chị Huyền, người cho thuê chiếc tại khu vực hồ Trúc Bạch (trước đường Thanh Niên, quận Tây Hồ), với 10 chiếc chiếu, mỗi tối chị trải 5 đến 7 chiếu, 20.000 đồng/giờ. Mỗi chiếc ít nhất cũng trải được 4 giờ, thu về 80.000 đồng/chiếu. Hai tối cuối tuần, giá nhích từ 5.000 đồng – 10.000 đồng/chiếc/giờ.
Ngày thường, mỗi tối chị Huyền bỏ túi trên 500.000 đồng từ việc cho thuê chiếu, hai ngày cuối tuần tăng lên từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/chiếc nên tiền thu về cũng cao hơn. Ngoài cho thuê chiếu, chị cũng kiếm thêm dăm ba trăm ngàn từ việc bán trên 100 cốc trà đá, trà nóng, hướng dương, kẹo lạc các loại.
Tương tự, các khu vực tụ tập đông người ngồi hóng mát buổi tối như Mỹ Đình giá thuê chiếu có khi lên đến 30.000 đồng/giờ, thậm chí, khách nhóm đông ngồi bệt ngoài cỏ cũng bị tính phí.
Trà chanh, mía đá
Những ngày nắng nóng, các điểm bán trà chanh tại vỉa hè, lòng đường Hà Nội thu về tiền triệu mỗi ngày.
Giá trà chanh cũng thay đổi tùy theo thời tiết, những hôm nắng nóng, giá một cốc trà chanh tăng từ 10.000 đồng lên 12.000 đồng/cốc.
Những quán trà chanh vỉa hè ở Hà Nội luôn kín khách tối mùa hè (Ảnh internet) |
Vào những ngày nắng nóng, mỗi buổi tối các quán nước tại khu phố cổ Hà Nội (Hoàn Kiếm) có thể bán được 200-300 cốc, thu về thu về 2,5-3,5 triệu đồng. Số lãi trên 1/2 số tiền thu về.
Không "sang chảnh" như trà chanh, nhưng trà đá lại là mặt hàng thu lợi nhuận khổng lồ.
Theo tiết lộ của một người bán trà đá ở khu Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy), với 1kg trà mạn giá khoảng 60.000 - 70.000 đồng, người bán có thể thu về khoảng 500.000 đồng, tính ra chi phí còn lãi gần 400.000 đồng.
Nhiều người chỉ bán trà đá vỉa hè nhưng nuôi được con cái ăn học đại học, mua được nhà Hà Nội.
Thậm chí, diện tích đất công cộng còn được các hộ kinh doanh vô tư mua bán, sang nhượng hay cho thuê chỗ ngồi với giá hàng chục triệu đồng.
Theo nhiều người bán hàng, hiện muốn có chỗ bán trên vỉa hè thì phải thuê, mua hoặc phải mất phí bảo kê... Giá cả thì tùy vị trí, song rẻ cũng 5-7 triệu đồng, còn chỗ đẹp, được coi là đất vàng có thể “hái ra tiền” phải lên đến cả chục triệu đồng.
Cho thuê hồ sen chụp ảnh
Vài năm gần đây, khi dịch vụ chụp ảnh với sen ở Hồ Tây (Hà Nội) nở rộ, những người thuê mặt nước để trồng sen ở hồ cũng kiếm được bộn tiền nhờ bán vé và các dịch vụ liên quan.
Dịch vụ chụp ảnh đầm sen nở rộ ở Hà Nội vài năm trở lại đây (Ảnh internet) |
Giá vào chụp ảnh đầm sen năm nay dao động trong khoảng 20.000-50.000 đồng/người tùy đầm; vé trông giữ xe từ 5.000-10.000 đồng/lượt, sen được bán với giá 70.000-100.000 đồng/10 bông… Có những thời điểm đông khách, các đầm còn không đủ hoa sen để bán. Ngoài ra, giá thuê thuyền, thúng để bơi ra giữa đầm chụp ảnh cũng lên tới 100.000 đồng/lượt.
Với một đầm sen ở khu vực Hồ Tây, chủ đầm có thể khoảng 5-7 triệu đồng tiền vé vào đầm một ngày.
Trông xe
Trong những ngày nghỉ lễ, các điểm vui chơi giải trí ở Hà Nội đông nghịt người, cùng với đó là các bãi giữ xe tự phát mọc lên tha hồ “chặt chém” khách.
Các bãi giữ xe tự pahst chăng dây thu tiền triệu mỗi dịp lễ tết (Ảnh internet) |
Tại các điểm vui chơi giải trí như khu vực công viên Thủ Lệ (Cầu Giấy), hồ Gươm (Hoàn Kiếm), Ngã Tư Sở (Thanh Xuân), công viên Thống Nhất (Hai Bà Trưng), Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Đống Đa)... lượng khách đổ về đông, các bãi giữ xe thường chật kín, giá vé trông xe vì thế mà cũng tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường. Nhiều khách gửi xe đã phải trả mức giá 30.000 đồng/lượt gửi xe máy.
Lau bugi xe máy ngày lụt
Hà Nội vào mùa mưa, một số tuyến phố thường xuyên ngập lụt, hàng trăm chiếc xe máy sa lầy chết máy, đó là lúc các dịch vụ lau bugi di động kiếm bộn tiền với giá 20.000đ đến 50.000đ/xe máy.
Dịch vụ lau bugi ngày mưa lụt ở Hà Nội (Ảnh internet) |
Một số tuyến phố thường xuyên ngập lụt khi mưa lớn ở Hà Nội như khu vực đường Phạm Hùng - Keangnam (Cầu Giấy); đường Nguyễn Xiển gần với bán đảo Linh Đàm (Hoàng Mai); Ngã tư Chùa Bộc – Thái Hà (Đống Đa)... luôn có đội quân làm dịch vụ lau bugi túc trực mỗi khi mưa lớn.
Không có chuyện mặc cả về giá, các chủ phương tiện vì muốn di chuyển sớm nên đều phải gật đầu với mọi giá đưa ra của cánh "thợ".
Theo tiết lộ của một nhóm "thợ" lau bugi trên bốn góc đường khu vực Ngã Tư Chùa Bộc – Thái Hà, với tầm khoảng 5 tiếng kể từ lúc trời mưa, tốp này đã kiếm được hơn 1 triệu đồng tiền công lau bugi.
Hà Linh (tổng hợp)
Bình luận