50.000 đồng/giấc ngủ trưa, 200.000 - 500.000 đồng/ngày đêm thuê trọ, nước mía, trà đá, đồ ăn tăng gấp đôi so với ngày thường là những dịch vụ "chặt chém" trong mùa thi đại học.
Cho thuê nhà trọ: 50.000 đồng/giấc ngủ trưa
Tại các xã Tây Mỗ, Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm), Phú Gia (Tây Hồ) hay khu vực đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) ở Hà Nội - nơi có nhiều hội đồng thi của các đại học lớn, giá nhà trọ, nhà nghỉ tăng chóng mặt.
Một phòng trọ diện tích khoảng 18m2, vệ sinh khép kín, giá trung bình khoảng 300.000 đồng/ngày đêm. Các phòng chung nhau khu vệ sinh có giá khoảng 200.000 - 250.000 đồng/ngày đêm. Riêng phòng có điều hòa, giá đắt tương đương với khách sạn, dao động 450.000 - 500.000 đồng/ngày đêm.
Ngoài ra, các chủ nhà trọ còn cho thí sinh và người nhà thuê chỗ nghỉ trưa và nghỉ tối tập thể. Thí sinh và người nhà sẽ được cấp một chiếc chiếu, nằm chung với 7 - 8 em khác trong một phòng lớn. Mức giá nghỉ trưa là 50.000 đồng/người, nghỉ tối 150.000 đồng.
Với nhà nghỉ bình dân, mức giá 150.000 - 200.000 đồng/ngày các ngày bình thường bị nâng lên 700.000 - 800.000 đồng/ngày đêm.
Anh Ngọc, chủ nhà nghỉ Hòa Bình ở xã Phú Gia (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, giá 750.000 đồng/ngày ở chỗ anh là rẻ vì sát ngay điểm thi của các trường Tài nguyên Môi Trường hoặc đại học Văn thư lưu trữ được đặt tại Trường THPT Phú Thượng.
Anh Ngọc cho hay, ở cách điểm thi 1 km, có nhà nghỉ còn để giá đến 800.000 - 850.000 đồng/ngày đêm. Nhà nghỉ Hòa Bình của anh Ngọc có 10 phòng thì các phòng 2 giường đã được đặt trước cả tháng.
Những phòng còn lại đến cách ngày thi 2 ngày cũng đã được khách đặt kín. Anh Ngọc cho biết sau mỗi đợt thi, nhà nghỉ của anh thu được từ 15 đến 20 triệu đồng.
Chị Lan, chủ nhà trọ ở đường Phạm Tuấn Tài (Cầu Giấy, Hà Nội) gần điểm thi của các trường đại học Điện Lực, cao đẳng Du lịch cho biết, nhà chị có 5 phòng cho thuê vào dịp thi này. Phòng bé 300.000 đồng/ngày, phòng lớn 500.000 đồng/ngày. Qua đợt thi đầu chỉ có 3 ngày chị đã thu được 5 - 6 triệu đồng.
Có những gia đình không có phòng trọ nhưng cũng tận dụng phòng ở của những người thân để cho thuê. Các vị phụ huynh và thí sinh vì phần lớn là ngoại tỉnh lần đầu lên Hà Nội, lại ngại thuê nghỉ ở xa, sợ tắc đường nên thường chọn luôn thuê trọ ở gần các điểm thi và cắn răng chịu giá thuê đắt.
Taxi kiếm bộn
Ngày thi đầu tiên của đợt một diễn ra dưới không khí oi bức nắng gắt, rất nhiều phụ huynh thí sinh thương con nên chọn phương tiện di chuyển là taxi. Cánh lái xe taxi vì thế cũng vào mùa hốt bạc. Những hãng taxi lớn có uy tín thì tính giá theo bàng đồng hồ. Một số xe taxi dù hoặc những xe taxi gia đình tự phát thì tính giá theo chặng.
Anh Trung, lái taxi cho hãng taxi Mỹ Đình cho biết từ sáng đến chiều, anh chạy được mấy chục "cuốc", chủ yếu là đưa đón phụ huynh và thí sinh đến điểm thi và đưa về.
Tính ra, ngày thi đầu tiên này anh thu được hơn 1 triệu đồng. Trừ chi phí trả cho hãng, anh cũng thu được khoảng 500.000 - 600.000 đồng.
Giải khát, hàng ăn đua nhau chặt chém
Không khí nắng nóng oi bức là dịp cho các hàng nước giải khát quanh các khu vực thi kiếm bộn tiền. Quanh khu vực trường Kinh tế quốc dân, Bách khoa, giá 1 ly trà đá thường vào khoảng 4.000 - 5.000 đồng, tăng gấp rưỡi so với bình thường, còn nước mía 12.000 - 15.000 đồng/cốc, tăng 2.000 - 5.000 đồng so với ngày thường.
Chị Linh, bán trà đá dạo ở cổng số 2 đại học Sư phạm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết chị bán 1 ly trà đá 4000 đồng, từ sáng đến chiều chị đã bán được khoảng 100 ly.
Cô Hà, bán trà đá ở cổng trường Sư phạm đã 5 năm nay cho biết, ngày thường cô bán 3.000 đồng/ly, còn ngày thi 4.000 đồng.
Tuy đắt hơn nhưng vì nắng nóng và rất nhiều người nhà thí sinh đứng đợi ở cổng trường nên cô Hà cho biết bán được nhiều hơn hẳn. Trong ngày 4/7, cô bán được khoảng 150 ly.
Một trong những người hiếm hoi không "chặt chém" sĩ tử cùng người nhà là anh Bá - chủ quán nước mía ở đường Trần Cung (Cầu Giấy, Hà Nội). Chở nước đến bán tại các điểm thi, anh tính giá mỗi ly mía đá chỉ 8.000 đồng. Ảnh: Vũ Nguyễn.
Anh Bá, chủ quán nước mía ở đường Trần Cung (Cầu Giấy, Hà Nội) thường ngày bán tại quán. Đến ngày thi anh đóng hộp nước mía vào thùng xốp rồi chở xe máy đi các điểm thi quanh Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy) bán. Mỗi ly nước mía anh bán 8.000 đồng - rẻ hơn so với các chỗ khác.
Từ sáng đến chiều, anh Bá bán được khoảng 120 ly. Anh Bá cho hay, lấy giá rẻ để ủng hộ phụ huynh và các thí sinh. Theo tiết lộ của anh, một ly mía đá được lãi khoảng 2.000 đồng.
Trong những ngày thi này, quanh nhiều điểm thi, không ít hàng ăn cũng tranh thủ tăng giá thêm 4.000 - 5.000 đồng so với bình thường. Có những nơi còn tăng đến 7.000 -10.000 đồng/suất.
Theo nhận định của một phụ huynh người Hà Nội, tâm lý chung của các hàng dịch vụ này là tư tưởng làm ăn chộp giật, lợi dụng thời vụ để kiếm ăn. Trong khi đó, các phụ huynh và người nhà thí sinh từ tỉnh thành khác, vốn sẵn tâm lý lạ lẫm, lại thương con em nên họ cắn răng chịu bị "chặt chém".
Theo Zing
Cho thuê nhà trọ: 50.000 đồng/giấc ngủ trưa
Tại các xã Tây Mỗ, Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm), Phú Gia (Tây Hồ) hay khu vực đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) ở Hà Nội - nơi có nhiều hội đồng thi của các đại học lớn, giá nhà trọ, nhà nghỉ tăng chóng mặt.
Một phòng trọ diện tích khoảng 18m2, vệ sinh khép kín, giá trung bình khoảng 300.000 đồng/ngày đêm. Các phòng chung nhau khu vệ sinh có giá khoảng 200.000 - 250.000 đồng/ngày đêm. Riêng phòng có điều hòa, giá đắt tương đương với khách sạn, dao động 450.000 - 500.000 đồng/ngày đêm.
Cho thuê nhà trọ giá rẻ mọc lên nhan nhản |
Ngoài ra, các chủ nhà trọ còn cho thí sinh và người nhà thuê chỗ nghỉ trưa và nghỉ tối tập thể. Thí sinh và người nhà sẽ được cấp một chiếc chiếu, nằm chung với 7 - 8 em khác trong một phòng lớn. Mức giá nghỉ trưa là 50.000 đồng/người, nghỉ tối 150.000 đồng.
Với nhà nghỉ bình dân, mức giá 150.000 - 200.000 đồng/ngày các ngày bình thường bị nâng lên 700.000 - 800.000 đồng/ngày đêm.
Anh Ngọc, chủ nhà nghỉ Hòa Bình ở xã Phú Gia (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, giá 750.000 đồng/ngày ở chỗ anh là rẻ vì sát ngay điểm thi của các trường Tài nguyên Môi Trường hoặc đại học Văn thư lưu trữ được đặt tại Trường THPT Phú Thượng.
Anh Ngọc cho hay, ở cách điểm thi 1 km, có nhà nghỉ còn để giá đến 800.000 - 850.000 đồng/ngày đêm. Nhà nghỉ Hòa Bình của anh Ngọc có 10 phòng thì các phòng 2 giường đã được đặt trước cả tháng.
Những phòng còn lại đến cách ngày thi 2 ngày cũng đã được khách đặt kín. Anh Ngọc cho biết sau mỗi đợt thi, nhà nghỉ của anh thu được từ 15 đến 20 triệu đồng.
Chị Lan, chủ nhà trọ ở đường Phạm Tuấn Tài (Cầu Giấy, Hà Nội) gần điểm thi của các trường đại học Điện Lực, cao đẳng Du lịch cho biết, nhà chị có 5 phòng cho thuê vào dịp thi này. Phòng bé 300.000 đồng/ngày, phòng lớn 500.000 đồng/ngày. Qua đợt thi đầu chỉ có 3 ngày chị đã thu được 5 - 6 triệu đồng.
Có những gia đình không có phòng trọ nhưng cũng tận dụng phòng ở của những người thân để cho thuê. Các vị phụ huynh và thí sinh vì phần lớn là ngoại tỉnh lần đầu lên Hà Nội, lại ngại thuê nghỉ ở xa, sợ tắc đường nên thường chọn luôn thuê trọ ở gần các điểm thi và cắn răng chịu giá thuê đắt.
Taxi kiếm bộn
Ngày thi đầu tiên của đợt một diễn ra dưới không khí oi bức nắng gắt, rất nhiều phụ huynh thí sinh thương con nên chọn phương tiện di chuyển là taxi. Cánh lái xe taxi vì thế cũng vào mùa hốt bạc. Những hãng taxi lớn có uy tín thì tính giá theo bàng đồng hồ. Một số xe taxi dù hoặc những xe taxi gia đình tự phát thì tính giá theo chặng.
Anh Trung, lái taxi cho hãng taxi Mỹ Đình cho biết từ sáng đến chiều, anh chạy được mấy chục "cuốc", chủ yếu là đưa đón phụ huynh và thí sinh đến điểm thi và đưa về.
Tính ra, ngày thi đầu tiên này anh thu được hơn 1 triệu đồng. Trừ chi phí trả cho hãng, anh cũng thu được khoảng 500.000 - 600.000 đồng.
Giải khát, hàng ăn đua nhau chặt chém
Không khí nắng nóng oi bức là dịp cho các hàng nước giải khát quanh các khu vực thi kiếm bộn tiền. Quanh khu vực trường Kinh tế quốc dân, Bách khoa, giá 1 ly trà đá thường vào khoảng 4.000 - 5.000 đồng, tăng gấp rưỡi so với bình thường, còn nước mía 12.000 - 15.000 đồng/cốc, tăng 2.000 - 5.000 đồng so với ngày thường.
Chị Linh, bán trà đá dạo ở cổng số 2 đại học Sư phạm (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết chị bán 1 ly trà đá 4000 đồng, từ sáng đến chiều chị đã bán được khoảng 100 ly.
Cô Hà, bán trà đá ở cổng trường Sư phạm đã 5 năm nay cho biết, ngày thường cô bán 3.000 đồng/ly, còn ngày thi 4.000 đồng.
Tuy đắt hơn nhưng vì nắng nóng và rất nhiều người nhà thí sinh đứng đợi ở cổng trường nên cô Hà cho biết bán được nhiều hơn hẳn. Trong ngày 4/7, cô bán được khoảng 150 ly.
Một trong những người hiếm hoi không "chặt chém" sĩ tử cùng người nhà là anh Bá - chủ quán nước mía ở đường Trần Cung (Cầu Giấy, Hà Nội). Chở nước đến bán tại các điểm thi, anh tính giá mỗi ly mía đá chỉ 8.000 đồng. Ảnh: Vũ Nguyễn.
Anh Bá, chủ quán nước mía ở đường Trần Cung (Cầu Giấy, Hà Nội) thường ngày bán tại quán. Đến ngày thi anh đóng hộp nước mía vào thùng xốp rồi chở xe máy đi các điểm thi quanh Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy) bán. Mỗi ly nước mía anh bán 8.000 đồng - rẻ hơn so với các chỗ khác.
Từ sáng đến chiều, anh Bá bán được khoảng 120 ly. Anh Bá cho hay, lấy giá rẻ để ủng hộ phụ huynh và các thí sinh. Theo tiết lộ của anh, một ly mía đá được lãi khoảng 2.000 đồng.
Trong những ngày thi này, quanh nhiều điểm thi, không ít hàng ăn cũng tranh thủ tăng giá thêm 4.000 - 5.000 đồng so với bình thường. Có những nơi còn tăng đến 7.000 -10.000 đồng/suất.
Theo nhận định của một phụ huynh người Hà Nội, tâm lý chung của các hàng dịch vụ này là tư tưởng làm ăn chộp giật, lợi dụng thời vụ để kiếm ăn. Trong khi đó, các phụ huynh và người nhà thí sinh từ tỉnh thành khác, vốn sẵn tâm lý lạ lẫm, lại thương con em nên họ cắn răng chịu bị "chặt chém".
Theo Zing
Bình luận