(VTC News) – Theo báo cáo của Ủy ban kinh tế của Quốc hội, tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ rất khó khăn với những dấu hiệu chỉ báo tình trạng suy giảm đang rõ nét hơn.
Theo nội dung báo cáo của cơ quan thẩm tra, việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, kinh tế 4 tháng đầu năm đạt được một số kết quả nhất định, đó là lạm phát tiếp tục được kiềm chế; tăng trưởng quý I cao hơn cùng kỳ; dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định; xuất khẩu tăng trưởng khá, nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất bắt đầu tăng trở lại. Các chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm.
Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng các nỗ lực chính sách thực hiện thời gian qua và những kết quả tích cực đạt được ban đầu vẫn chưa bảo đảm chuyển xu thế tốt hơn; tăng trưởng kinh tế sẽ rất khó khăn trong năm nay với những dấu hiệu chỉ báo tình trạng suy giảm đang rõ nét hơn.
Về tốc độ tăng trưởng GDP, Chính phủ cho biết năm 2012 đạt 5,03% thay vì mức ước đạt 5,2% đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4. Mức này cũng thấp hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6 - 6,5%).
Tăng trưởng GDP hụt so với báo cáo dù nhiều chỉ tiêu tốt hơn. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt 18,2% trong khi con số ước tính đã báo cáo là 16,6% và chỉ tiêu Quốc hội giao chỉ là 13%.
Nhờ vậy mà cán cân thương mại từ chỗ nhập siêu với tỷ lệ 0,9% đã chuyển thành xuất siêu 780 triệu USD. Mức bội chi giữ nguyên, lạm phát thấp hơn, công ăn việc làm tạo ra nhiều hơn so với báo cáo.
Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng, tăng trưởng chậm lại trong năm 2011 và 2012 cho thấy tăng trưởng tiềm năng có xu hướng giảm dần, bộc lộ những hạn chế sâu sắc về sự phụ thuộc vào vốn đầu tư.
“Một số ý kiến cho rằng những nỗ lực chính sách nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, nhất là mức giảm thuế, giải phóng hàng hóa tồn kho, xử lý thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu còn quá chậm và kết quả chưa rõ ràng”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết.
Tăng trưởng dư nợ tín dụng 3 tháng đầu năm chỉ đạt 0,03% và đạt 1,4% trong 4 tháng đầu năm. Hàng tồn kho tiếp tục là điểm nghẽn của tăng trưởng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh cũng nhận định: Sức mua của nền kinh tế khó có thể tăng mạnh trở lại trong thời gian ngắn khi việc làm và thu nhập của người lao động giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể và phá sản nhiều, tồn kho vẫn ở mức cao.
Ông Nguyễn Xuân Cường, phó trưởng Ban Kinh tế trung ương thì thẳng thắn bày tỏ lo ngại: Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở nhiều lĩnh vực, hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, hàng loạt doanh nghiệp báo lỗ. Điều đó cho thấy sự phục hồi của nên kinh tế khó khăn tới mức nào.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng: "Tôi không nói là vô cùng bi đát mà là chưa đạt đến mức có thể phấn đấu được”.
Về nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng không hợp lý, Chủ tịch cho rằng không phải tất cả mọi chuyện đều nằm ở ngân hàng, mà còn liên quan đến tồn kho, bất động sản…
Châu Anh
Theo nội dung báo cáo của cơ quan thẩm tra, việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, kinh tế 4 tháng đầu năm đạt được một số kết quả nhất định, đó là lạm phát tiếp tục được kiềm chế; tăng trưởng quý I cao hơn cùng kỳ; dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định; xuất khẩu tăng trưởng khá, nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất bắt đầu tăng trở lại. Các chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm.
Tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ khó khăn hơn. Ảnh: Internet |
Về tốc độ tăng trưởng GDP, Chính phủ cho biết năm 2012 đạt 5,03% thay vì mức ước đạt 5,2% đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4. Mức này cũng thấp hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6 - 6,5%).
Tăng trưởng GDP hụt so với báo cáo dù nhiều chỉ tiêu tốt hơn. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt 18,2% trong khi con số ước tính đã báo cáo là 16,6% và chỉ tiêu Quốc hội giao chỉ là 13%.
Nhờ vậy mà cán cân thương mại từ chỗ nhập siêu với tỷ lệ 0,9% đã chuyển thành xuất siêu 780 triệu USD. Mức bội chi giữ nguyên, lạm phát thấp hơn, công ăn việc làm tạo ra nhiều hơn so với báo cáo.
Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng, tăng trưởng chậm lại trong năm 2011 và 2012 cho thấy tăng trưởng tiềm năng có xu hướng giảm dần, bộc lộ những hạn chế sâu sắc về sự phụ thuộc vào vốn đầu tư.
“Một số ý kiến cho rằng những nỗ lực chính sách nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, nhất là mức giảm thuế, giải phóng hàng hóa tồn kho, xử lý thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu còn quá chậm và kết quả chưa rõ ràng”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết.
Tăng trưởng dư nợ tín dụng 3 tháng đầu năm chỉ đạt 0,03% và đạt 1,4% trong 4 tháng đầu năm. Hàng tồn kho tiếp tục là điểm nghẽn của tăng trưởng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh cũng nhận định: Sức mua của nền kinh tế khó có thể tăng mạnh trở lại trong thời gian ngắn khi việc làm và thu nhập của người lao động giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể và phá sản nhiều, tồn kho vẫn ở mức cao.
Ông Nguyễn Xuân Cường, phó trưởng Ban Kinh tế trung ương thì thẳng thắn bày tỏ lo ngại: Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở nhiều lĩnh vực, hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, hàng loạt doanh nghiệp báo lỗ. Điều đó cho thấy sự phục hồi của nên kinh tế khó khăn tới mức nào.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng: "Tôi không nói là vô cùng bi đát mà là chưa đạt đến mức có thể phấn đấu được”.
Về nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng không hợp lý, Chủ tịch cho rằng không phải tất cả mọi chuyện đều nằm ở ngân hàng, mà còn liên quan đến tồn kho, bất động sản…
Châu Anh
Bình luận