(VTC News) - Cách đây tròn 1 năm, người Nhật đã phải làm một việc trái với phong tục hàng thập kỉ của mình - không hỏa thiêu mà an táng người chết bằng cách chôn cất.
Trong nhiều thập kỉ, người Nhật luôn hỏa táng những người quá cố và đem tro của người thân về nhà thờ cúng. Nhưng 1 năm về trước thảm họa kép động đất và sóng thần đã thay đổi tất cả, quá nhiều nạn nhân, tất cả bị thiên nhiên phá hủy và đó là nguyên nhân khiến người Nhật thay đổi phong tục của mình.
Những quan quan tài bằng gỗ mỏng manh được đóng vội vàng với những nạn nhân bên trong được chôn cất một cách vội vã ngay cả trong cơn mưa.
Người đàn ông vội vã rời nơi an táng người thân trong cơn mưa tại thị trấn Kassenuma, Nhật Bản. |
Tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất các lò thiêu đã bị quá tải, quá nhiều xác chết, không đủ nhiên liệu để hoạt động và đến cả đá để bảo quản xác chết chưa kịp hỏa táng cũng không còn. Lúc đó, chính quyền một số thành phố chịu hậu quả nặng nề đã tiến hành chôn cất các nạn nhân trong những ngôi mộ tập thể, điều hiếm hoi ở Nhật khi mà chôn cất cá nhân còn bị cấm với lí do vệ sinh.
Tại những khu vực khác, người ta cố gắng hạn chế tối đa việc chôn cất tập thể trong khi một số gia đình tự tìm cách hỏa táng người thân của mình.
Tại thành phố chài ven biển mang tên Rikuzentakata, Thị trưởng Futoshi Toba cho biết: "Tôi không có ý định kéo những nạn nhân đã qua đời ra khỏi đống đổ nát để rồi chôn họ xuống một chỗ tương tự trong các hố chôn tập thể, nơi mà mỗi người chẳng có nổi quan tài cho riêng mình."
Tại thành phố chài ven biển mang tên Rikuzentakata, Thị trưởng Futoshi Toba cho biết: "Tôi không có ý định kéo những nạn nhân đã qua đời ra khỏi đống đổ nát để rồi chôn họ xuống một chỗ tương tự trong các hố chôn tập thể, nơi mà mỗi người chẳng có nổi quan tài cho riêng mình."
Những người may mắn sống sót trước mộ người thân tại Kassenuma, Nhật Bản. |
Đầu thế kỉ 20, hỏa táng tại Nhật Bản chỉ dành cho những gia đình có điều kiện trong xã hội. Tuy nhiên sau Thế chiến II, việc hỏa táng đã trở nên phổ biến hơn, lúc này những quy định tôn giáo đã không còn quan trọng so với hiệu quả vệ sinh môi trường.
Hỏa táng ngày càng được áp dụng rộng rãi khi nó được cho là tiết kiệm và đảm bảo vệ sinh, trong vài thập kỉ gần đây việc chôn cất dường như không có tại Nhật Bản.
Để đẩy nhanh quá trình an táng các nạn nhân, thời điểm thảm họa xảy ra, chính quyền Nhật Bản đã chấp nhận cho các gia đình có người thân thiệt mạng được an táng mà không cần giấy phép như thông thường.
Để đẩy nhanh quá trình an táng các nạn nhân, thời điểm thảm họa xảy ra, chính quyền Nhật Bản đã chấp nhận cho các gia đình có người thân thiệt mạng được an táng mà không cần giấy phép như thông thường.
Những chiếc quan tài mỏng manh được đóng vội vàng dành cho nghi lễ an táng đã không còn phổ biến ở Nhật Bản ngày nay tại Higashimatsushima, Miyagi, Nhật Bản. |
Tại Higashimatsushima, một thị trấn ven biển với 43.000 dân, lò hỏa thiêu đã quá tải, nhiên liệu không còn, những thi thể được xếp chồng lên nhau. Những người may mắn thì có được cho mình một quan tài mỏng manh bằng gỗ đóng vội vàng; còn lại tất cả đều được cuốn trong vải và túi nilong và đang dần phân hủy.
Trong thị trấn đã có hơn 600 người qua đời và 3 nhà xác địa phương đã hoạt động hết công suất. Thậm chí phòng tập thể dục của trường trung học cũng được dùng làm nhà xác. Trong căn phòng này có hơn 100 thi thể đang xếp chồng lên nhau và gần đó là văng vẳng tiếng khóc của những người đang tìm kiếm tên người thân trong danh sách nạn nhân.
Khi đó lượng người chết ngày càng tăng, trong khi theo một cán bộ địa phương, thời điểm đó cả thị trấn chỉ còn đúng 20 chiếc quan tài.
Những nắm đất đầu tiên lấp trên quan tài một nạn nhân của thảm họa cùng với đồ cúng sơ sài trong hoàn cảnh khó khăn tại Onagawa, Miyagi, Nhật Bản. |
Trong những năm gần đây, vấn đề xử lí thi thể các nạn nhân trong thảm họa thiên tai đã gây ra nhiều tranh cãi. Năm 2004 trong vụ sóng thần ở Ấn Độ Dương, chính quyền đã lúng túng trong việc xử lí số người chết lên đến con số 225.000.
Trong các thảm họa thiên tai, đã có những quốc gia chôn cất nạn nhân trong các ngôi mộ tập thể có kích thước rộng như sân bóng. Lí do họ đưa ra là để đảm bảo vệ sinh môi trường và tránh bệnh dịch lây lan.
Tuy nhiên theo tổ chức Y tế Thế giới thì khả năng lây nhiễm các bệnh dịch sau các thảm họa thiên nhiên là rất thấp. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn gây bệnh không có khả năng tồn tại lâu dài trong những cơ thể đã chết. Tổ chức này cũng ra lời kêu gọi các nhân viên y tế không được vì xử lí nhanh các thi thể mà gây ra khó khăn cho người nhà trong việc nhận diện nhân thân sau này.
Tuy nhiên theo tổ chức Y tế Thế giới thì khả năng lây nhiễm các bệnh dịch sau các thảm họa thiên nhiên là rất thấp. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn gây bệnh không có khả năng tồn tại lâu dài trong những cơ thể đã chết. Tổ chức này cũng ra lời kêu gọi các nhân viên y tế không được vì xử lí nhanh các thi thể mà gây ra khó khăn cho người nhà trong việc nhận diện nhân thân sau này.
Những hố chôn tập thể nơi các nạn nhân chỉ được chôn cất cách nhau 1 tấm gỗ mỏng manh để sau này người thân có thể đến nhận. |
Thị trấn Higashimatsushima đã phải an táng các nạn nhân trong 2 hố chôn tập thể dài 100m, nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Chính quyền sự kiến sau khi ổn định sẽ thực hiện hỏa táng các thi thể theo đúng nghi lễ trong vài năm sau đó. Tuy nhiên điều này cũng cần phải được sự đồng ý của gia đình các nạn nhân.
Theo một quan chức địa phương thì hầu hết các gia đình không chấp nhận an táng bằng cách chôn cất, nhưng trong thời điểm đó thì không có sự lựa chọn nào khác.
Tùng Đinh
Bình luận