• Zalo

Những đại gia bóng đá từng ngập trong nợ nần

Kinh tếThứ Tư, 10/10/2012 08:17:00 +07:00Google News

Sa sút về tài chính của các ông chủ khiến không ít đội bóng danh tiếng, giàu truyền thống trên thế giới đối mặt với những khoản nợ kếch xù.

Sa sút về tài chính của các ông chủ khiến không ít đội bóng danh tiếng, giàu truyền thống trên thế giới đối mặt với những khoản nợ kếch xù, mất hoàn hoàn khả năng chi trả và phải tuyên bố phá sản.

1. Glasgow Rangers

 

Từ tháng 2/2012, CLB giàu thành tích nhất Scotland bị rơi vào diện kiểm soát đặc biệt vì mất khả năng thanh toán khoản nợ thuế 9 triệu bảng Anh. Trong suốt 11 năm tính tới 2010, trung bình mỗi năm họ thua lỗ 13 triệu bảng (tương đương 20 triệu USD).

>> Xem thêm về bầu Kiên bị bắt

Thương thảo với các chủ nợ thất bại, Rangers bị liệt vào danh sách chuẩn bị phá sản ngày 14/6, và xuống thi đấu ở giải hạng tư từ giữa tháng 7. Sau đó, một công ty đã bỏ tiền mua lại tài sản, việc kinh doanh của đội bóng và tái cấu trúc CLB dưới hình thức một công ty.

2. Portsmouth

 

Portsmouth, CLB bóng đá ở nước Anh từng phải tuyên bố phá sản do không kham nổi số nợ trị giá 60 triệu bảng Anh (hơn 96,4 triệu USD) vào tháng 2/2010. Pompey (tên thân mật của Portsmouth) chính thức trở thành CLB đầu tiên ở giải Premier League tuyên bố phá sản và rơi vào diện kiểm soát đặc biệt. Để duy trì CLB, ban lãnh đạo đã phải cắt giảm chi phí nhằm đợi đến ngày có người đồng ý mua lại đội bóng và bỏ vào khoản đầu tư mới.

Tại thời điểm tuyên bố phá sản, Portsmouth đã bị trừ tổng cộng 9 điểm tại Giải ngoại hạng Anh. CLB từng một thời là "ngựa ô" của giải bóng đá danh giá nhất nước Anh, nhưng từ sau kỳ tích vô địch Cúp FA năm 2008 đã rơi vào cảnh khốn cùng, liên tục nợ lương cầu thù và thay đổi đến 4 ông chủ trong mùa giải năm 2010.

3.Fiorentina

 

Năm 2002, người hâm mộ chứng kiến sự sụp đổ của Fiorentina, CLB bóng đá thành Florence (Italy). Liên đoàn bóng đá Iltay đã quyết định loại đội này khỏi giải Serie B, cấm thi đấu tại Serie C nếu không thành lập một CLB mới. Báo cáo tài chính cuối năm 2001 cho thấy, Fiorentina nợ hơn 45 triệu bảng Anh, và Chủ tịch Vittorio Cecchi Gori thời đó đã tính chuyện bán đi tất cả ngôi sao của mình để giải quyết sạch sợ, đồng thời bán luôn đội bóng cho một hãng thời trang.

Từ ngày 5/7/2002, đội bóng mất quyền quản lý tài sản. Ngoài khó khăn về tài chính, CLB còn tự hủy diệt mình bằng những tranh cãi giữa ông Gori và các trợ tá. Đội bóng sau đó đã bị đổi tên. Mọi chuyện thay đổi khi Diego Della Valle, doanh nhân trong lĩnh vực da giầy, mua lại CLB và tạo ra những thay đổi về nhân sự.

4. Parma

 

Từng là tài sản của hãng thực phẩm đa quốc gia Parmalat, CLB bóng đá Parma (Italy) cũng điêu đứng rồi bị đem bán khi công ty mẹ tuyên bố vỡ nợ năm 2007. Cuộc khủng hoảng của CLB Parma diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng 2 tuần, với số tiền nợ lúc đó là 98,04 triệu USD, trở thành đội bóng mang nợ nặng nhất của Serie A. Cựu chủ tịch Stefano Tanzi khi từ chức đã phát hiện ra trong tài khoản chung của CLB có sự chênh lệch sổ sách tới 4 tỷ euro.

Đương kim chủ tịch Tommaso Ghirardi là một doanh nhân thành đạt trong ngành cơ khí. Tháng 1/2007, Tommaso bỏ tiền mua lại Parma, chính thức trở thành chủ sở hữu kiêm chủ tịch của CLB. Theo tính toán, trong 5 năm từ khi mua lại Parma, Ghirardi đã đầu tư 30 triệu euro cho đội bóng của mình.

5. Lazio

 

CLB Lazio (Italy) may mắn hơn tất cả, được cứu khi đang đứng chông chênh ở bờ vực phá sản. Năm 2005, mặc dù Lazio đang nợ sâu nhưng chủ tịch CLB, ông Lotito (được mệnh danh "ông vua ngành vệ sinh môi trường và kinh doanh vệ sĩ") vẫn tin vào sự phục hồi giá trị cổ phiếu của CLB.

Mãi đến khi thời gian phải tuyên bố phá sản tính bằng phút thì Lotito mới chịu "xuống nước" trước Cục Thuế Italia. Theo bản thỏa thuận được ký, Lazio sẽ được kéo dài khoảng thời gian thanh toán số tiền nợ thuế ra 23 năm, tổng giá trị đạt 140 triệu euro (181,74 triệu USD). Khoản nợ này trước đó là 157 triệu euro. Bên cạnh đó, ông Lotito cũng buộc ban lãnh đạo phải cân nhắc kỹ hơn trong việc tuyển mộ cầu thủ và để mắt các tài năng trẻ từ các học viện.

Pha thoát hiểm "ngoạn mục" của Lazio khiến không ít CLB Italy phẫn uất, đứng lên đòi công bằng. Hai trong số đó là Fiorentina và Napoli, những đội từng nếm vị đắng tài chính như Lazio nhưng lại kém may mắn hơn. Lazio cũng ôm nợ mà vẫn ung dung đá tại Seria A.

Theo Vnexpress

Bình luận
vtcnews.vn