(VTC News) - Lực lượng chức năng Hải Phòng quyết tâm ra quân ngăn chặn những con tàu thích làm mồi cho 'hà bá'.
Đầu tháng 11/2014, báo điện tử VTC News đã có bài phản ánh về tình trạng các phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến sống trên địa bàn TP Hải Phòng chở hàng quá tải trọng cho phép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông (ATGT), vi phạm Luật giao thông đường thủy nội địa.
Mặc dù, UBND TP Hải Phòng đã có công văn chỉ đạo Công an TP Hải Phòng chủ trì phối hợp với các ban ngành chức năng của Thành phố xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng phương tiện thủy chờ hàng quá tải hoạt động trên các tuyến sông Hải Phòng, nhưng tình trạng này vẫn tái diễn.
Vì sao khó xử lý?
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát đường thủy Hải Phòng, hiện Hải Phòng có 26 tuyến đường thủy nội địa, với tổng chiều dài 506,38km, có hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa đa dạng gồm hơn 50 cảng biển và 230 cảng bến thủy nội địa.
Hầu hết các cảng, bến thủy nội địa đều có quy mô nhỏ, thủy diện hẹp lại nằm trên các tuyến sông có đông lưu lượng phương tiện hoạt động nên ảnh hưởng ít nhiều đến việc đi lại an toàn của phương tiện; nhiều cảng, bến thủy nội địa hoạt động chưa được quản lý, không có giấy phép gây phức tạp trong công tác đảm bảo trật tự ATGT và quản lý Nhà nước.
Nhiều phương tiện đã chấp hành tốt pháp luật về đảm bảo giao thông đường thủy nội địa nhưng bên cạnh đó còn nhiều phương tiện vi phạm Luật giao thông đường thủy nội địa, trong đó vi phạm về chở hàng quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện như báo chí phản ánh.
Tính từ đầu năm 2014 đến nay, Phòng Cảnh sát đường thủy Hải Phòng đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa 1.890 trường hợp, với số tiền trên 4 tỷ đồng, trong đó riêng xử lý vi phạm về chở hàng quá vách dấu mớn nước an toàn 418 lỗi, với số tiền trên 1 tỷ đồng, tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng có thời hạn gần 60 trường hợp.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành chức năng liên quan của Hải Phòng, thực tế việc xử lý phương tiện thủy chở hàng quá tải có nhiều khó khăn, vướng mắc như không có cơ sở pháp lý để thực hiện hạ tải, không có hướng dẫn thực hiện việc hạ tải, bến bãi, kho tàng, vị trí tập kết hạ tải, phương tiện hạ tải, việc tạm giữ phương tiện quá tải...
Đối với hành vi chở hàng quá tải hiện nay vẫn dừng ở việc xử phạt vi phạm hành chính rồi tiếp tục cho lưu thông mà không thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hạ tải đến vạch dấu mớn nước an toàn.
Trong nhiều trường hợp phương tiện chở hàng quá tải đó trong một chuyến hành trình đã bị các lực lượng chức năng xử lý trước đó, tiếp tục chở quá tải và hành trình về nơi dỡ, trả hàng.
Nhiều cảng, bến, nhất là bến bãi tự phát bốc xếp vật liệu xây dựng, cát, đá tại sông Phi Liệt, sông Lạch Tray, các khu vực khai thác tài nguyên cát, sỏi lòng sông... không có giấy phép mở bến, chưa có hoặc cố ý trốn tránh các hoạt động quản lý của lực lượng cảng vụ đường thủy; chủ phương tiện, thuyền trưởng tùy tiện bố xếp, vận chuyển hàng quá tải.
Các lực lượng, ban, ngành chưa làm hết trách nhiệm theo chức năng nhiệm vụ được phân công, cán bộ làm việc chưa mẫn cán, xử lý chưa nghiêm khắc; công tác tuần tra kiểm soát giao thông có nơi còn buông lỏng, chưa khép kín, chưa hiệu quả.
Ý thức của người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, coi trọng lợi nhuận mà không chú ý đến đảm bảo trật tự ATGT cho mình và cộng đồng...
'Trảm' bằng cách nào?
Từ thực trạng trên, các ngành chức năng TP Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch, thành lập đoàn liên ngành, phối hợp ra quân kiểm tra, xử lý việc chấp hành quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, từ ngày 24-28/11/2014.
Theo đó, Đoàn liên ngành sẽ kiểm tra các bến thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa, các bến thủy nội địa nằm trên luồng hàng hải, trong đó sẽ kiểm tra hồ sơ thủ tục đăng ký mở bến, các điều kiện an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định;
Kiểm tra tình trạng đăng ký, đăng kiểm phương tiện, bằng cấp thuyền viên người lái phương tiện; kiểm tra các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
Xử lý nghiêm các trường hợp chở quá tải, chở quá vạch dấu mớn nước an toàn; kiểm tra tình trạng hoạt động của các phương tiện chở bùn đất tham gia duy tu bảo dưỡng luồng lạch;
Kiểm tra điều kiện an toàn luồng tuyến đường thủy nội địa gồm dọc tuyến sông Cấm, khu vực cửa Nam Triệu, Bến Gót, dọc tuyến sông Đá Bạch, sông Lạch Tray.
Kết quả sau đợt tổng kiểm tra liên ngành của các lực lượng chức năng thành phố Hải Phòng và tình trạng “những con tàu thích làm mồi cho hà bá” có được ngăn chặn và giảm thiểu hay không, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Minh Khang
Mặc dù, UBND TP Hải Phòng đã có công văn chỉ đạo Công an TP Hải Phòng chủ trì phối hợp với các ban ngành chức năng của Thành phố xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng phương tiện thủy chờ hàng quá tải hoạt động trên các tuyến sông Hải Phòng, nhưng tình trạng này vẫn tái diễn.
Bằng mắt thường cũng có thể thấy đây là con tàu chở quá tải trọng. - Ảnh MK |
Vì sao khó xử lý?
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát đường thủy Hải Phòng, hiện Hải Phòng có 26 tuyến đường thủy nội địa, với tổng chiều dài 506,38km, có hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa đa dạng gồm hơn 50 cảng biển và 230 cảng bến thủy nội địa.
Hầu hết các cảng, bến thủy nội địa đều có quy mô nhỏ, thủy diện hẹp lại nằm trên các tuyến sông có đông lưu lượng phương tiện hoạt động nên ảnh hưởng ít nhiều đến việc đi lại an toàn của phương tiện; nhiều cảng, bến thủy nội địa hoạt động chưa được quản lý, không có giấy phép gây phức tạp trong công tác đảm bảo trật tự ATGT và quản lý Nhà nước.
Nhiều phương tiện đã chấp hành tốt pháp luật về đảm bảo giao thông đường thủy nội địa nhưng bên cạnh đó còn nhiều phương tiện vi phạm Luật giao thông đường thủy nội địa, trong đó vi phạm về chở hàng quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện như báo chí phản ánh.
Một bến thủy nội địa tên sông Lạch Tray, 3 con tàu đều được chất hàng quá tải - Ảnh MK |
Tính từ đầu năm 2014 đến nay, Phòng Cảnh sát đường thủy Hải Phòng đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa 1.890 trường hợp, với số tiền trên 4 tỷ đồng, trong đó riêng xử lý vi phạm về chở hàng quá vách dấu mớn nước an toàn 418 lỗi, với số tiền trên 1 tỷ đồng, tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng có thời hạn gần 60 trường hợp.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành chức năng liên quan của Hải Phòng, thực tế việc xử lý phương tiện thủy chở hàng quá tải có nhiều khó khăn, vướng mắc như không có cơ sở pháp lý để thực hiện hạ tải, không có hướng dẫn thực hiện việc hạ tải, bến bãi, kho tàng, vị trí tập kết hạ tải, phương tiện hạ tải, việc tạm giữ phương tiện quá tải...
Đối với hành vi chở hàng quá tải hiện nay vẫn dừng ở việc xử phạt vi phạm hành chính rồi tiếp tục cho lưu thông mà không thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hạ tải đến vạch dấu mớn nước an toàn.
Trong nhiều trường hợp phương tiện chở hàng quá tải đó trong một chuyến hành trình đã bị các lực lượng chức năng xử lý trước đó, tiếp tục chở quá tải và hành trình về nơi dỡ, trả hàng.
Nước ngập mạn tàu, những con tàu này có nguy cơ cao "làm mồi cho 'hà bá' trên sông Cấm - Ảnh MK |
Nhiều cảng, bến, nhất là bến bãi tự phát bốc xếp vật liệu xây dựng, cát, đá tại sông Phi Liệt, sông Lạch Tray, các khu vực khai thác tài nguyên cát, sỏi lòng sông... không có giấy phép mở bến, chưa có hoặc cố ý trốn tránh các hoạt động quản lý của lực lượng cảng vụ đường thủy; chủ phương tiện, thuyền trưởng tùy tiện bố xếp, vận chuyển hàng quá tải.
Các lực lượng, ban, ngành chưa làm hết trách nhiệm theo chức năng nhiệm vụ được phân công, cán bộ làm việc chưa mẫn cán, xử lý chưa nghiêm khắc; công tác tuần tra kiểm soát giao thông có nơi còn buông lỏng, chưa khép kín, chưa hiệu quả.
Ý thức của người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, coi trọng lợi nhuận mà không chú ý đến đảm bảo trật tự ATGT cho mình và cộng đồng...
'Trảm' bằng cách nào?
Từ thực trạng trên, các ngành chức năng TP Hải Phòng đã xây dựng kế hoạch, thành lập đoàn liên ngành, phối hợp ra quân kiểm tra, xử lý việc chấp hành quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, từ ngày 24-28/11/2014.
Hàng loạt con tàu như thế này đằm mình trên sông Cấm - Ảnh MK |
Theo đó, Đoàn liên ngành sẽ kiểm tra các bến thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa, các bến thủy nội địa nằm trên luồng hàng hải, trong đó sẽ kiểm tra hồ sơ thủ tục đăng ký mở bến, các điều kiện an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định;
Kiểm tra tình trạng đăng ký, đăng kiểm phương tiện, bằng cấp thuyền viên người lái phương tiện; kiểm tra các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
Xử lý nghiêm các trường hợp chở quá tải, chở quá vạch dấu mớn nước an toàn; kiểm tra tình trạng hoạt động của các phương tiện chở bùn đất tham gia duy tu bảo dưỡng luồng lạch;
Kiểm tra điều kiện an toàn luồng tuyến đường thủy nội địa gồm dọc tuyến sông Cấm, khu vực cửa Nam Triệu, Bến Gót, dọc tuyến sông Đá Bạch, sông Lạch Tray.
Kết quả sau đợt tổng kiểm tra liên ngành của các lực lượng chức năng thành phố Hải Phòng và tình trạng “những con tàu thích làm mồi cho hà bá” có được ngăn chặn và giảm thiểu hay không, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Minh Khang
Bình luận