(VTC News) - Từ những con số "khủng" trong các vụ án đa cấp gây rúng động dư luận, một lần nữa người dân cần phải thật tỉnh táo trước sự dụ dỗ "đường mật" của những mạng lưới đa cấp lừa đảo một cách bài bản và chuyên nghiệp.
45.000 thành viên và 1.900 tỷ đồng từ vụ án Công ty Liên kết Việt
Vụ án đa cấp của Công ty Liên kết Việt đang gây rúng động trong thời gian gần đây với tổng số người bị hại lên tới 4,5 vạn người và số tiền lừa đảo hơn 1.900 tỷ đồng.
Công ty Liên Kết Việt được thành lập từ năm 2010 nhưng phải đến năm 2014 mới được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép kinh doanh đa cấp.
Thời điểm đầu, doanh nghiệp này kinh doanh một số mặt hàng như máy khử độc Ozone, máy chăm sóc sức khỏe người già.
Các sản phẩm này được Liên kết Việt quảng cáo mua của Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP và Công ty cổ phần Biovaccine Việt Nam, thậm chí có in tem nhãn và logo sản phẩm của Bệnh viện Trung ương quân đội 108 hoặc được dán mác đơn vị lắp ráp sản xuất là Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP hợp tác với Công ty Thanh Hà – Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên, các đơn vị trên và những người có trách nhiệm đã lên tiếng về việc các đơn vị của Bộ Quốc phòng không hợp tác, không liên doanh liên kết hay có bất cứ nghiên cứu khoa học gì với Công ty Liên kết Việt.
Cùng với việc mạo danh sản phẩm, Liên kết Việt còn tổ chức nhiều chương trình, cuộc gặp gỡ nhằm giới thiệu nhiều người nguyên là lãnh đạo cấp cao ở Bộ Quốc phòng đang tham gia vào Ban lãnh đạo của công ty.
Tuy nhiên đây đều là những người mạo danh là người của Bộ Quốc Phòng để "củng cố" thêm lòng tin cho các thành viên. Chính cái tên viết tắt BQP cũng đã khiến nhiều người lầm tưởng đây là công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Từ những thủ đoạn tạo uy tín trên, Liên kết Việt đưa ra một mô hình kinh doanh đa cấp hấp dẫn để chào mời người tham gia. Cụ thể, theo quy định, mỗi nhà phân phối tham gia vào hệ thống bán hàng của Liên kết Việt phải đóng số tiền tối thiểu 8,6 triệu đồng để được cấp một mã số kinh doanh, được quyền mua một mã hàng gồm một máy Ozone và 4 loại thực phẩm chức năng.
Nhà phân phối nào mua nhiều mã hàng hoặc giới thiệu được nhiều người tham gia vào hệ thống sẽ được nhận tiền hoa hồng rất cao, được nâng bậc trong hệ thống thành những nhà quản lý. Thêm vào đó họ được hưởng hoa hồng từ các đại lý cấp dưới phát triển được hệ thống.
Số tiền hoa hồng được tính cho một cá nhân tham gia là 8%, càng nhiều người tham gia tỉ lệ hoa hồng càng cao. Liên kết Việt khẳng định với 8,6 triệu đồng đầu tư, khách hàng có thể được hưởng 449 triệu đồng sau 5 năm gồm tiền lãi, thưởng...
Vì vậy không khó hiểu khi người dân đặt niềm tin vào công ty, tiếp nhận những thông tin thuyết trình về mô hình bán hàng đa cấp, mong một ước mơ đổi đời và mù quáng đổ rất nhiều tiền đầu tư vào hệ thống này.
600 tỷ đồng cùng vụ án đa cấp MB24
Năm 2014, dư luận cũng một phen xôn xao khi Công ty cổ phần đào tạo mua bán trực tuyến (MB24) bị lộ mặt là một công ty đa cấp bằng cách kinh doanh gian hàng ảo trên mạng.
Tuy chưa được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử nhưng Nguyễn Tuấn Minh, Ngô Văn Huy và Lê Văn Cường vẫn giao cho Đỗ Mạnh Hà lập ra trang web muaban24.vn để hoạt động trên phương thức sàn giao dịch thương mại điện tử.
Mỗi người khi tham gia “dự án” của muaban24 sẽ phải bỏ ra 5,2 triệu đồng để mua một gian hàng ảo. Ngoài việc được quyền đăng tin mua, bán trên gian hàng ảo đó, người mua gian hàng sẽ trở thành hội viên của muaban24, và cơ hội kiếm tiền mở ra với họ bằng cách chèo kéo người khác mua gian hàng để hưởng 1,5 triệu đồng trong số 5,2 triệu đồng mà người mua gian hàng nộp vào muaban24.
Không chỉ như vậy, nếu hội viên phát triển được 2 nhánh, mỗi nhánh có 99 gian hàng thì sẽ được nâng bậc VIP và được thưởng gần 100 triệu đồng trực tiếp. Ngoài ra, hội viên này còn được hưởng phần trăm gián tiếp nếu những người dưới họ lôi kéo được người khác mua gian hàng.
Thủ đoạn của các đối tượng "cầm đầu" MB24 là lấy tiền của hội viên sau trả cho hội viên trước, tạo ra một tài khoản trên hệ thống muaban24.vn để đưa tiền ảo vào hệ thống rồi rút tiền thật của các hội viên để chiếm đoạt.
Bằng các thủ đoạn nêu trên, Trong vòng 1 năm, Muaban24 đã phát triển tới 120.000 gian hàng, với số tiền nộp vào hệ thống này lên tới hơn 600 tỷ đồng, với tổng cộng 107 người bị hại.
3 cựu lãnh đạo Công ty MB24 sau đó đã phải lĩnh mức án 42 năm tù giam với với việc chiếm đoạt trên 30 tỷ đồng.
122 tỷ đồng và công ty đa cấp Tâm Mặt Trời
Vào năm 2009, tập đoàn Tâm Mặt Trời đã trở thành tâm điểm đặc biệt được chú ý của xã hội, khi tập đoàn này liên tiếp kêu gọi nhiều người tham gia mua gian hàng ảo theo hình thức đa cấp thông qua hai trang web là emt.vn và emt.com.vn.
Theo như lời nhóm này "quảng cáo", khi tham gia, các hội viên sẽ phải đóng 6 triệu đồng để sở hữu 1 gian hàng ảo vô thời hạn.
Với gian hàng này, các hội viên sẽ được mua hàng ưu đãi với giá cực rẻ, được phổ cập tin học, tiếp xúc làm ăn với những người nổi tiếng…
Chưa kể, nếu giới thiệu được thêm nhiều người tham gia thì mỗi hội viên sẽ được thưởng thêm 1,5 triệu đồng trên một hội viên mới mà mình giới thiệu thành công.
Theo cơ quan điều tra, chỉ trong vòng hơn 2 năm (từ tháng 9/2010 đến tháng 10/2012), công ty Tâm Mặt Trời đã mở rộng chi nhánh ở khắp 30 tỉnh thành, lôi kéo được khoảng 39.000 hội viên, bán 23.348 gian hàng ảo và thu khoản tiền khổng lồ lên tới 122 tỷ đồng.
Có 4 cá nhân thành lập ra công ty Tâm Mặt Trời đã tự nhận mình là thành viên của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, dù không được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử.
Cuối năm 2012, toàn bộ hệ thống đa cấp này bị Bộ Công an triệt phá, cho tới cuối năm 2013 thì 4 đối tượng cầm đầu tập đoàn Tâm Mặt Trời trên bị truy tố trước pháp luật vì tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet… thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
50.000 thành viên và mạng lưới đa cấp Agel Việt Nam
Mạng lưới đa cấp của công ty Agel Việt Nam được thành lập vào năm 2008, thời điểm lớn mạnh nhất vào 2009 - 2010 đạt lượng thành viên lên tới 50.000 người.
Mô hình của bán hàng đa cấp của công ty này là kêu gọi càng nhiều người tham gia càng tốt, để được nhận tiền hoa hồng tuyển dụng và hoa hồng hệ thống (bán hàng), đồng thời được thăng chức kèm theo quyền lợi vật chất.
Tuy nhiên đến năm 2011, hàng ngàn người tham gia mạng lưới này đã chịu thiệt hại nặng nề khi đột nhiên Agel Việt Nam tuyên bố đóng cửa.
Tại một hệ thống nằm trong mạng lưới, trung bình mỗi thành viên có thể bị mất trắng khoảng 3 tỷ đồng, tương đương 2.000 hộp sản phẩm và trên 300 triệu đồng tiền hoa hồng.
Theo một người đứng đầu một hệ thống với 20.000 thành viên trong mạng lưới Agel Việt Nam, thiệt hại còn nặng nề hơn vì các thành viên trong hệ thống mượn hàng qua lại, cho nên khi công ty đóng cửa, hàng không nhập nên nợ nần chồng chéo.
Nhiều người là sinh viên đã nhắm mắt tham gia vào hệ thống bằng cách đóng vào 15 triệu đồng, nhưng chưa kịp nhận hộp hàng nào để bán thì công ty đóng cửa, trở thành người trắng tay.
90.000 người bị hại với mô hình "du lịch đa cấp"
Cuối tháng 3/2012, Công an TP. Hà Nội đã có thông báo về kết quả điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức kinh doanh đa cấp đặc biệt lớn, với gần 90.000 người bị hại ở các tỉnh, thành phố trong toàn quốc, với giá trị hàng chục triệu USD.
Vụ lừa đảo này thôn qua hình thức kinh doanh đa cấp trên mạng internet (với sản phẩm là gói dịch vụ du lịch đặt phòng 4 ngày, 3 đêm do tập đoàn Diamond Holiday Travel (DHT) Hoa Kỳ cung cấp) do Lâm Phúc Hùng - Tổng giám đốc Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á cầm đầu.
Theo đó, khách có thể đi du lịch thế giới chỉ với 375 USD, nghỉ tại khách sạn 3 đến 5 sao. Ngoài ra, khách còn có thể kiếm tiền thưởng bằng cách cứ kêu gọi được nhiều người tham gia thì sẽ được “lên tầng” cao hơn.
Khi đóng 375 USD, khách được xếp “bàn du lịch tầng 1”, cho đến khi leo qua “bàn bậc 4” sẽ được chuyển sang “bàn kim cương” và được thưởng 1.000 USD.
Bản chất chương trình này là huy động vốn đa cấp, lấy tiền của người dưới thưởng cho người trên, đánh trúng lòng tham của người chơi khi bỏ ra một số tiền nhỏ mà lợi nhuận lại không có giới hạn.
Tuy nhiên, sau khi nộp tiền lại chẳng mấy ai được đi du lịch mà ngược lại còn bị mất trắng.
Vụ lừa đảo 10 triệu USD của công ty đa cấp Golden Rock
Từ những năm 2006, thị trường đã rúng động bởi thông tin công ty Golden Rock là công ty hoạt động kinh doanh đa cấp, và Stanley Elliot Tan, trưởng Văn phòng của Golden Rock đã mang 10 triệu USD rời khỏi Việt Nam.
Cụ thể, các khách hàng của Golden Rock được kêu gọi đầu tư vào thị trường ngoại hối này với tiền lãi khá béo bở, ít nhất là 5% trên một tháng, nếu uỷ quyền toàn bộ tiền cho văn phòng Golden Rock giao dịch.
Còn nếu khách hàng uỷ quyền không bảo đảm lợi nhuận thì lãi suất sẽ dao động ở mức cao hơn, có khi lên đến 15% hoặc sẽ không có lợi nhuận vì tuỳ thuộc vào giao dịch.
Và một hình thức khác là khách hàng tự chơi, tuy nhiên, Golden Rock luôn thuyết phục khách hàng rằng, thị trường giao dịch ngoại hối này có lãi suất cao, chỉ với những người am hiểu và có kinh nghiệm thì mới có thể mang về lợi nhuận.
Vì vậy, tốt nhất là khách hàng nên lựa chọn cách tốt nhất là uỷ thác cho Golden Rock, vì công ty có đội ngũ chuyên gia nước ngoài có đầy kinh nghiệm giao dịch và bản thân Stanley Elliot Tan cũng là người có kinh nghiệm trong việc kinh doanh tiền tệ.
Để tham gia vào trò kinh doanh ngoại hối này (mà thực chất là “buôn tiền”), mỗi người phải có đóng ít nhất 5.000USD và uỷ thác toàn bộ cho Stanley Elliot Tan.
Sau đó, khách hàng sẽ được cung cấp số tài khoản để kiểm tra giao dịch trên sàn giao dịch Golden PMC, được tải về từ trang web www.goldenpmc.com (trang web đã đóng cửa ngay sau khi Stanley Elliot Tan bỏ trốn).
Với thủ đoạn trên, ngày càng nhiều khách hàng đến với văn phòng Golden Rock, và cả nhân viên của chính công ty cũng tin tưởng gửi gắm tiền bạc cho Stanley Elliot Tan mà trong tay không hề nhận được bất kỳ giấy tờ có giá trị pháp lý nào, ngoài những lời hứa suông.
Huyền Trân(tổng hợp)
45.000 thành viên và 1.900 tỷ đồng từ vụ án Công ty Liên kết Việt
Vụ án đa cấp của Công ty Liên kết Việt đang gây rúng động trong thời gian gần đây với tổng số người bị hại lên tới 4,5 vạn người và số tiền lừa đảo hơn 1.900 tỷ đồng.
Công ty Liên Kết Việt được thành lập từ năm 2010 nhưng phải đến năm 2014 mới được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép kinh doanh đa cấp.
Thời điểm đầu, doanh nghiệp này kinh doanh một số mặt hàng như máy khử độc Ozone, máy chăm sóc sức khỏe người già.
Các sản phẩm này được Liên kết Việt quảng cáo mua của Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP và Công ty cổ phần Biovaccine Việt Nam, thậm chí có in tem nhãn và logo sản phẩm của Bệnh viện Trung ương quân đội 108 hoặc được dán mác đơn vị lắp ráp sản xuất là Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP hợp tác với Công ty Thanh Hà – Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên, các đơn vị trên và những người có trách nhiệm đã lên tiếng về việc các đơn vị của Bộ Quốc phòng không hợp tác, không liên doanh liên kết hay có bất cứ nghiên cứu khoa học gì với Công ty Liên kết Việt.
Công ty Liên kết Việt còn làm giả bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và tự trao tặng cho mình nhằm tăng uy tín trong mắt của người dân |
Tuy nhiên đây đều là những người mạo danh là người của Bộ Quốc Phòng để "củng cố" thêm lòng tin cho các thành viên. Chính cái tên viết tắt BQP cũng đã khiến nhiều người lầm tưởng đây là công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Từ những thủ đoạn tạo uy tín trên, Liên kết Việt đưa ra một mô hình kinh doanh đa cấp hấp dẫn để chào mời người tham gia. Cụ thể, theo quy định, mỗi nhà phân phối tham gia vào hệ thống bán hàng của Liên kết Việt phải đóng số tiền tối thiểu 8,6 triệu đồng để được cấp một mã số kinh doanh, được quyền mua một mã hàng gồm một máy Ozone và 4 loại thực phẩm chức năng.
Nhà phân phối nào mua nhiều mã hàng hoặc giới thiệu được nhiều người tham gia vào hệ thống sẽ được nhận tiền hoa hồng rất cao, được nâng bậc trong hệ thống thành những nhà quản lý. Thêm vào đó họ được hưởng hoa hồng từ các đại lý cấp dưới phát triển được hệ thống.
Số tiền hoa hồng được tính cho một cá nhân tham gia là 8%, càng nhiều người tham gia tỉ lệ hoa hồng càng cao. Liên kết Việt khẳng định với 8,6 triệu đồng đầu tư, khách hàng có thể được hưởng 449 triệu đồng sau 5 năm gồm tiền lãi, thưởng...
Vì vậy không khó hiểu khi người dân đặt niềm tin vào công ty, tiếp nhận những thông tin thuyết trình về mô hình bán hàng đa cấp, mong một ước mơ đổi đời và mù quáng đổ rất nhiều tiền đầu tư vào hệ thống này.
600 tỷ đồng cùng vụ án đa cấp MB24
Năm 2014, dư luận cũng một phen xôn xao khi Công ty cổ phần đào tạo mua bán trực tuyến (MB24) bị lộ mặt là một công ty đa cấp bằng cách kinh doanh gian hàng ảo trên mạng.
Tuy chưa được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử nhưng Nguyễn Tuấn Minh, Ngô Văn Huy và Lê Văn Cường vẫn giao cho Đỗ Mạnh Hà lập ra trang web muaban24.vn để hoạt động trên phương thức sàn giao dịch thương mại điện tử.
Ảnh khai trương chi nhánh của MB24 tại tỉnh Đắk Lắk |
Không chỉ như vậy, nếu hội viên phát triển được 2 nhánh, mỗi nhánh có 99 gian hàng thì sẽ được nâng bậc VIP và được thưởng gần 100 triệu đồng trực tiếp. Ngoài ra, hội viên này còn được hưởng phần trăm gián tiếp nếu những người dưới họ lôi kéo được người khác mua gian hàng.
Thủ đoạn của các đối tượng "cầm đầu" MB24 là lấy tiền của hội viên sau trả cho hội viên trước, tạo ra một tài khoản trên hệ thống muaban24.vn để đưa tiền ảo vào hệ thống rồi rút tiền thật của các hội viên để chiếm đoạt.
Bằng các thủ đoạn nêu trên, Trong vòng 1 năm, Muaban24 đã phát triển tới 120.000 gian hàng, với số tiền nộp vào hệ thống này lên tới hơn 600 tỷ đồng, với tổng cộng 107 người bị hại.
3 cựu lãnh đạo Công ty MB24 sau đó đã phải lĩnh mức án 42 năm tù giam với với việc chiếm đoạt trên 30 tỷ đồng.
122 tỷ đồng và công ty đa cấp Tâm Mặt Trời
Vào năm 2009, tập đoàn Tâm Mặt Trời đã trở thành tâm điểm đặc biệt được chú ý của xã hội, khi tập đoàn này liên tiếp kêu gọi nhiều người tham gia mua gian hàng ảo theo hình thức đa cấp thông qua hai trang web là emt.vn và emt.com.vn.
Theo như lời nhóm này "quảng cáo", khi tham gia, các hội viên sẽ phải đóng 6 triệu đồng để sở hữu 1 gian hàng ảo vô thời hạn.
Với gian hàng này, các hội viên sẽ được mua hàng ưu đãi với giá cực rẻ, được phổ cập tin học, tiếp xúc làm ăn với những người nổi tiếng…
Chưa kể, nếu giới thiệu được thêm nhiều người tham gia thì mỗi hội viên sẽ được thưởng thêm 1,5 triệu đồng trên một hội viên mới mà mình giới thiệu thành công.
Theo cơ quan điều tra, chỉ trong vòng hơn 2 năm (từ tháng 9/2010 đến tháng 10/2012), công ty Tâm Mặt Trời đã mở rộng chi nhánh ở khắp 30 tỉnh thành, lôi kéo được khoảng 39.000 hội viên, bán 23.348 gian hàng ảo và thu khoản tiền khổng lồ lên tới 122 tỷ đồng.
Có 4 cá nhân thành lập ra công ty Tâm Mặt Trời đã tự nhận mình là thành viên của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, dù không được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử.
Cuối năm 2012, toàn bộ hệ thống đa cấp này bị Bộ Công an triệt phá, cho tới cuối năm 2013 thì 4 đối tượng cầm đầu tập đoàn Tâm Mặt Trời trên bị truy tố trước pháp luật vì tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet… thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
50.000 thành viên và mạng lưới đa cấp Agel Việt Nam
Mạng lưới đa cấp của công ty Agel Việt Nam được thành lập vào năm 2008, thời điểm lớn mạnh nhất vào 2009 - 2010 đạt lượng thành viên lên tới 50.000 người.
Mô hình của bán hàng đa cấp của công ty này là kêu gọi càng nhiều người tham gia càng tốt, để được nhận tiền hoa hồng tuyển dụng và hoa hồng hệ thống (bán hàng), đồng thời được thăng chức kèm theo quyền lợi vật chất.
Tuy nhiên đến năm 2011, hàng ngàn người tham gia mạng lưới này đã chịu thiệt hại nặng nề khi đột nhiên Agel Việt Nam tuyên bố đóng cửa.
Một chương trình quy mô hoành tráng với lượng thành viên khủng của Agel |
Theo một người đứng đầu một hệ thống với 20.000 thành viên trong mạng lưới Agel Việt Nam, thiệt hại còn nặng nề hơn vì các thành viên trong hệ thống mượn hàng qua lại, cho nên khi công ty đóng cửa, hàng không nhập nên nợ nần chồng chéo.
Nhiều người là sinh viên đã nhắm mắt tham gia vào hệ thống bằng cách đóng vào 15 triệu đồng, nhưng chưa kịp nhận hộp hàng nào để bán thì công ty đóng cửa, trở thành người trắng tay.
90.000 người bị hại với mô hình "du lịch đa cấp"
Cuối tháng 3/2012, Công an TP. Hà Nội đã có thông báo về kết quả điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức kinh doanh đa cấp đặc biệt lớn, với gần 90.000 người bị hại ở các tỉnh, thành phố trong toàn quốc, với giá trị hàng chục triệu USD.
Vụ lừa đảo này thôn qua hình thức kinh doanh đa cấp trên mạng internet (với sản phẩm là gói dịch vụ du lịch đặt phòng 4 ngày, 3 đêm do tập đoàn Diamond Holiday Travel (DHT) Hoa Kỳ cung cấp) do Lâm Phúc Hùng - Tổng giám đốc Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á cầm đầu.
Theo đó, khách có thể đi du lịch thế giới chỉ với 375 USD, nghỉ tại khách sạn 3 đến 5 sao. Ngoài ra, khách còn có thể kiếm tiền thưởng bằng cách cứ kêu gọi được nhiều người tham gia thì sẽ được “lên tầng” cao hơn.
Khi đóng 375 USD, khách được xếp “bàn du lịch tầng 1”, cho đến khi leo qua “bàn bậc 4” sẽ được chuyển sang “bàn kim cương” và được thưởng 1.000 USD.
Bản chất chương trình này là huy động vốn đa cấp, lấy tiền của người dưới thưởng cho người trên, đánh trúng lòng tham của người chơi khi bỏ ra một số tiền nhỏ mà lợi nhuận lại không có giới hạn.
Tuy nhiên, sau khi nộp tiền lại chẳng mấy ai được đi du lịch mà ngược lại còn bị mất trắng.
Vụ lừa đảo 10 triệu USD của công ty đa cấp Golden Rock
Từ những năm 2006, thị trường đã rúng động bởi thông tin công ty Golden Rock là công ty hoạt động kinh doanh đa cấp, và Stanley Elliot Tan, trưởng Văn phòng của Golden Rock đã mang 10 triệu USD rời khỏi Việt Nam.
Stanley Elliot Tan (Trưởng văn phòng) và Pheng Kwok Ping Patrick (Trưởng phòng tài chính của Golden Rock) khi còn chung vai sát cánh ở Việt Nam. |
Còn nếu khách hàng uỷ quyền không bảo đảm lợi nhuận thì lãi suất sẽ dao động ở mức cao hơn, có khi lên đến 15% hoặc sẽ không có lợi nhuận vì tuỳ thuộc vào giao dịch.
Và một hình thức khác là khách hàng tự chơi, tuy nhiên, Golden Rock luôn thuyết phục khách hàng rằng, thị trường giao dịch ngoại hối này có lãi suất cao, chỉ với những người am hiểu và có kinh nghiệm thì mới có thể mang về lợi nhuận.
Vì vậy, tốt nhất là khách hàng nên lựa chọn cách tốt nhất là uỷ thác cho Golden Rock, vì công ty có đội ngũ chuyên gia nước ngoài có đầy kinh nghiệm giao dịch và bản thân Stanley Elliot Tan cũng là người có kinh nghiệm trong việc kinh doanh tiền tệ.
Để tham gia vào trò kinh doanh ngoại hối này (mà thực chất là “buôn tiền”), mỗi người phải có đóng ít nhất 5.000USD và uỷ thác toàn bộ cho Stanley Elliot Tan.
Sau đó, khách hàng sẽ được cung cấp số tài khoản để kiểm tra giao dịch trên sàn giao dịch Golden PMC, được tải về từ trang web www.goldenpmc.com (trang web đã đóng cửa ngay sau khi Stanley Elliot Tan bỏ trốn).
Với thủ đoạn trên, ngày càng nhiều khách hàng đến với văn phòng Golden Rock, và cả nhân viên của chính công ty cũng tin tưởng gửi gắm tiền bạc cho Stanley Elliot Tan mà trong tay không hề nhận được bất kỳ giấy tờ có giá trị pháp lý nào, ngoài những lời hứa suông.
Huyền Trân(tổng hợp)
Bình luận