(VTC News) – Một biệt thự cũ 6 hộ thì 3 hộ lấn chiếm. Chính quyền thiếu cương quyết, đẩy mẫu thuẫn người dân lên đỉnh điểm. Chuyện không lớn ở phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng (điểm nóng trong vi phạm trật tự xây dựng và quản lý đô thị ở Hà Nội) song lại điển hình cho dung túng sai phạm của chính quyền địa phương.
Bà Dương Thị Vinh, một hộ dân trong số nhà đã nhiều lần gửi đơn phản ánh lên chính quyền sở tại về hiện trạng gây bức xúc này. Từ việc chiếm dụng, xây dựng trái phép không được giải quyết dứt điểm đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn, phá vỡ cảnh quan đô thị và an ninh trật tự, mâu thuẫn nghiêm trọng giữa các hộ dân. Hộ thì biến đường, lối đi chung của cả xóm thành cửa hàng kinh doanh quảng cáo.
Hộ như bà Hoàng Tuệ Châu- giáo viên về hưu, thì chiếm dụng hành lang và những diện tích đã được quy định trong sổ đỏ của người khác. Một hộ nữa ngang nhiên chiếm dụng khu vệ sinh chung; sân chung để làm phòng ăn. Bị khiếu nại, hộ dân này lớn tiếng thóa mạ, hành hung, gây thương tích cho người khiếu nại. Mâu thuẫn giữa các hộ dân ngày càng trầm trọng.
Quận và phường, mối quan hệ khó hiểu?
Ngày 29/3, Phó Chủ tịch Quận Hai Bà Trưng, ông Lâm Anh Tuấn đã tổ chức cuộc họp có đủ các ban ngành chuyên môn, và chỉ đạo phường Lê Đại Hành vào cuộc xử lý vụ việc ở số nhà 171 Bà Triệu.
Hơn 1 tháng sau, UBND phường Lê Đại Hành cuối cùng cũng ra báo cáo về hiện trạng xây dựng, sửa chữa của các hộ dân trong số nhà. Nhất là những vi phạm mới- thuộc diện cần xử lý của hai hộ gia đình là ông Đào Duy Kỳ: Lợp mái tôn sắt, tôn lát nền chiếm dụng ngõ đi chung; hộ bà Hoàng Tuệ Châu làm vách thạch cao có ốp khung xương bằng sắt, khoan bắt, hàn “chết” vào tường và trần nhà, chiếm dụng hành lang tầng 2.
Lạ lùng thay, một số vi phạm khác công khai nhưng UBND phường không đưa vào báo cáo. Ví dụ lắp dựng khung cột sắt, lợp mái tôn trái phép trên sân thượng của tòa nhà, chiếm dụng các khu vệ sinh chung ở tầng 1, tầng 2.
Nội dung văn bản của UBND phường Lê Đại Hành báo cáo lên Quận có biểu hiện mập mờ, không phân định thời điểm xảy ra hành vi vi phạm giữa cũ và mới, để cố tình hợp thức hóa theo đề nghị của các hộ vi phạm…
Trước đó, ngày 12/4/2012, sau đợt kiểm tra toàn diện số nhà này, Xí nghiệp Quản lý và Phát triển Nhà Hai Bà Trưng đã gửi UBND quận Hai Bà Trưng báo cáo khẳng định: Các vi phạm trong quản lý xây dựng cơ bản như nới rộng diện tích, cơi cao mái, lấn chiếm ngõ đi chung, sân chung, cầu thang, hành lang chung của các hộ ở thời điểm sau mua (theo NĐ61/CP) đều vi phạm pháp luật khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Xí nghiệp Quản lý – Phát triển Nhà Hai Bà Trưng đề nghị UBND phường Lê Đại Hành kiểm tra xử lý theo quy định.
Tuy nhiên, sau nhiều tháng quận Hai Bà Trưng chỉ đạo xử lý các vi phạm ở số nhà 171, và hơn 11 tháng kể từ đơn thư đầu tiên của người dân, những sai phạm (tại số nhà 171 Bà Triệu) vẫn ngang nhiên tồn tại.
Sai phạm nhiều, lãnh đạo chính quyền vẫn 'yên vị'
Tháng trước, trong cuộc giám sát tại Sở Xây dựng Hà Nội về quản lý trật tự xây dựng, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội- Nguyễn Hoài Nam lo ngại rằng đang có sự thỏa thuận ngầm giữa cơ quan, cán bộ xử lý vi phạm với chủ đầu tư.
Ông Phan Văn Bảo, Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội thì khẳng định tình hình vi phạm trật tự xây dựng ở Hà Nội đang diễn biến rất phức tạp.
Trả lời các câu hỏi của đoàn giám sát, Phó chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội Phạm Viết Ngôn cho biết, công tác quản lý xây dựng bộc lộ nhiều hạn chế. Theo ông Ngôn, chịu trách nhiệm chính trước vi phạm trật tự xây dựng hiện nay chính là chính quyền cấp phường, nhưng thanh tra cấp phường lại đang rất yếu.
Ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng đang có sự dung túng, bao che, né tránh trách nhiệm của nhiều cấp chính quyền trong xử lý vi phạm: “Vi phạm nhiều nhưng điều rất lạ là không thấy xử lý lãnh đạo của phường, xã nào. Ở đây thậm chí còn có dấu hiệu của tham nhũng. Dường như đang có sự thỏa thuận ngầm giữa cơ quan xử lý, cán bộ xử lý với chủ đầu tư? Chúng ta đã phân cấp rất mạnh về cấp phép xây dựng và xử lý vi phạm nhưng lại thiếu giám sát trách nhiệm”.
Phường Lê Đại Hành và phường Bùi Thị Xuân, rộng hơn là quận Hai Bà Trưng đang nổi lên như những điểm nóng trong vi phạm trật tự xây dựng và quản lý đô thị ở Hà Nội hiện nay, với những công trình xây dựng không phép, sai phép... Một vụ việc không quá lớn, có thể giải quyết dễ dàng như ở biệt thự 171 Bà Triệu, nhưng chính quyền phường, quận đều cố tình làm ngơ, gây bức xúc cho người dân. Thiết tưởng không còn phải đi tìm nguyên nhân hỗn loạn trật tự xây dựng và quản lý đô thị ở đâu nữa?
Phùng Nguyên
Đã lấn chiếm còn gây hấn
Ngôi biệt thự cổ thời Pháp thuộc khu “đất vàng” (mặt tiền phố Bà Triệu phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng) có tuổi đời hơn nửa thế kỷ. Không gian chung như sân, đường đi, hành lang, nhà vệ sinh chung, phần đất trống lưu không… đều bị lấn chiếm, làm biến dạng kết cấu và cảnh quan mỹ quan của ngôi nhà, gây bức xúc cho hộ dân khác, tại biển sổ nhà 171 Bà Triệu.
Số nhà 171 Bà Triệu- điểm nóng trong vi phạm trật tự xây dựng và quản lý đô thị ở phường Lê Đại Hành và quận Hai Bà Trưng. |
Bà Dương Thị Vinh, một hộ dân trong số nhà đã nhiều lần gửi đơn phản ánh lên chính quyền sở tại về hiện trạng gây bức xúc này. Từ việc chiếm dụng, xây dựng trái phép không được giải quyết dứt điểm đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn, phá vỡ cảnh quan đô thị và an ninh trật tự, mâu thuẫn nghiêm trọng giữa các hộ dân. Hộ thì biến đường, lối đi chung của cả xóm thành cửa hàng kinh doanh quảng cáo.
Hộ như bà Hoàng Tuệ Châu- giáo viên về hưu, thì chiếm dụng hành lang và những diện tích đã được quy định trong sổ đỏ của người khác. Một hộ nữa ngang nhiên chiếm dụng khu vệ sinh chung; sân chung để làm phòng ăn. Bị khiếu nại, hộ dân này lớn tiếng thóa mạ, hành hung, gây thương tích cho người khiếu nại. Mâu thuẫn giữa các hộ dân ngày càng trầm trọng.
Quận và phường, mối quan hệ khó hiểu?
Ngày 29/3, Phó Chủ tịch Quận Hai Bà Trưng, ông Lâm Anh Tuấn đã tổ chức cuộc họp có đủ các ban ngành chuyên môn, và chỉ đạo phường Lê Đại Hành vào cuộc xử lý vụ việc ở số nhà 171 Bà Triệu.
Hơn 1 tháng sau, UBND phường Lê Đại Hành cuối cùng cũng ra báo cáo về hiện trạng xây dựng, sửa chữa của các hộ dân trong số nhà. Nhất là những vi phạm mới- thuộc diện cần xử lý của hai hộ gia đình là ông Đào Duy Kỳ: Lợp mái tôn sắt, tôn lát nền chiếm dụng ngõ đi chung; hộ bà Hoàng Tuệ Châu làm vách thạch cao có ốp khung xương bằng sắt, khoan bắt, hàn “chết” vào tường và trần nhà, chiếm dụng hành lang tầng 2.
Hành lang chung biến thành buồng riêng của hộ bà Hoàng Tuệ Châu. |
Lạ lùng thay, một số vi phạm khác công khai nhưng UBND phường không đưa vào báo cáo. Ví dụ lắp dựng khung cột sắt, lợp mái tôn trái phép trên sân thượng của tòa nhà, chiếm dụng các khu vệ sinh chung ở tầng 1, tầng 2.
Nội dung văn bản của UBND phường Lê Đại Hành báo cáo lên Quận có biểu hiện mập mờ, không phân định thời điểm xảy ra hành vi vi phạm giữa cũ và mới, để cố tình hợp thức hóa theo đề nghị của các hộ vi phạm…
Trước đó, ngày 12/4/2012, sau đợt kiểm tra toàn diện số nhà này, Xí nghiệp Quản lý và Phát triển Nhà Hai Bà Trưng đã gửi UBND quận Hai Bà Trưng báo cáo khẳng định: Các vi phạm trong quản lý xây dựng cơ bản như nới rộng diện tích, cơi cao mái, lấn chiếm ngõ đi chung, sân chung, cầu thang, hành lang chung của các hộ ở thời điểm sau mua (theo NĐ61/CP) đều vi phạm pháp luật khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Xí nghiệp Quản lý – Phát triển Nhà Hai Bà Trưng đề nghị UBND phường Lê Đại Hành kiểm tra xử lý theo quy định.
Tuy nhiên, sau nhiều tháng quận Hai Bà Trưng chỉ đạo xử lý các vi phạm ở số nhà 171, và hơn 11 tháng kể từ đơn thư đầu tiên của người dân, những sai phạm (tại số nhà 171 Bà Triệu) vẫn ngang nhiên tồn tại.
Sai phạm nhiều, lãnh đạo chính quyền vẫn 'yên vị'
Tháng trước, trong cuộc giám sát tại Sở Xây dựng Hà Nội về quản lý trật tự xây dựng, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội- Nguyễn Hoài Nam lo ngại rằng đang có sự thỏa thuận ngầm giữa cơ quan, cán bộ xử lý vi phạm với chủ đầu tư.
Ông Phan Văn Bảo, Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội thì khẳng định tình hình vi phạm trật tự xây dựng ở Hà Nội đang diễn biến rất phức tạp.
Sân chung của cả xóm biến thành phòng ăn riêng của một hộ dân. |
Trả lời các câu hỏi của đoàn giám sát, Phó chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội Phạm Viết Ngôn cho biết, công tác quản lý xây dựng bộc lộ nhiều hạn chế. Theo ông Ngôn, chịu trách nhiệm chính trước vi phạm trật tự xây dựng hiện nay chính là chính quyền cấp phường, nhưng thanh tra cấp phường lại đang rất yếu.
Ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng đang có sự dung túng, bao che, né tránh trách nhiệm của nhiều cấp chính quyền trong xử lý vi phạm: “Vi phạm nhiều nhưng điều rất lạ là không thấy xử lý lãnh đạo của phường, xã nào. Ở đây thậm chí còn có dấu hiệu của tham nhũng. Dường như đang có sự thỏa thuận ngầm giữa cơ quan xử lý, cán bộ xử lý với chủ đầu tư? Chúng ta đã phân cấp rất mạnh về cấp phép xây dựng và xử lý vi phạm nhưng lại thiếu giám sát trách nhiệm”.
Phường Lê Đại Hành và phường Bùi Thị Xuân, rộng hơn là quận Hai Bà Trưng đang nổi lên như những điểm nóng trong vi phạm trật tự xây dựng và quản lý đô thị ở Hà Nội hiện nay, với những công trình xây dựng không phép, sai phép... Một vụ việc không quá lớn, có thể giải quyết dễ dàng như ở biệt thự 171 Bà Triệu, nhưng chính quyền phường, quận đều cố tình làm ngơ, gây bức xúc cho người dân. Thiết tưởng không còn phải đi tìm nguyên nhân hỗn loạn trật tự xây dựng và quản lý đô thị ở đâu nữa?
Phùng Nguyên
Bình luận