(VTC News) - 2015 là năm tuổi của nhiều nhà chính trị gia nổi tiếng trên thế giới, cùng điểm lại những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp của các nhà chính trị gia tuổi Mùi.
1. Nicolas Sarkozy (1955 - Ất Mùi)
Cựu Tổng thống Cộng hòa Pháp, Nicolas Sarkozy sinh ngày 28/01/1955 tại Hung-ga-ry, mang hai dòng máu Pháp và Do Thái.
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy |
Ngày 6/5/2007, Sarkozy đắc cử tổng thống sau khi đánh bại đối thủ thuộc Đảng Xã hội, Ségolène Royal trong cuộc tổng tuyển cử năm 2007.
Sarkozy nổi tiếng với lập trường bảo thủ trong các vấn đề luật pháp và trật tự, cùng khát vọng xây dựng một mô hình kinh tế mới cho nước Pháp cũng như khuyến khích một nền kinh tế tự do theo phong cách của Anh vàMỹ. Đặc biệt ông chủ trương thân Mỹ và được gọi là "một người Mỹ ở Paris".
Sarkozy đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh của mình trước công chúng. Ông được tạp chí Mỹ Vanity Fair xếp thứ 68 trong danh sách những người mặc trang phục đẹp nhất, trong danh sách này có David Beckham và Brad Pitt.
2. Mohammad Khatami (1943 - Quý Mùi)
Seyed Mohammed Khatami sinh ngày 29/9/1943 tại tỉnh Ardakan, tỉnh Yazd, Iran, là một học giả và chính trị gia người Iran.
Ông giữ chức Tổng thống thứ 5 của Iran từ 2/8/1997 tới 3/8/2005. Ông cũng từng giữ chức Bộ trưởng bộ Văn hóa của Iran trong cả hai thập niên 1980 và 1990.
Khatami giành được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên khi ông giành được 70% số phiếu bầu. Ông là người đặt những viên gạch đầu tiên cho sự tự do hóa và cải cách tại Iran trong mối quan hệ ngoại giao với châu Âu và châu Á.
3. Pervez Musharraf (1943 - Quý Mùi)
Sinh cùng thời với Mohammed Khatami, ông Pervez Musharraf được gọi là "Nhà cựu độc tài quân sự".
Ông từng là Tổng tư lệnh Bộ tham mưu của Quân đội Pakistan, sau đó trở thành vị Tổng thống Pakistan thứ 12 sau cuộc đảo chính lật đổ Nawaz Sharif ngày 12/10/1999.
Sau 7 năm cầm quyền, ngày 18/8/2008, trước áp lực của các đảng đối lập kêu gọi luận tội tổng thống trước Quốc hội, ông đã chính thức tuyên bố từ chức Tổng thống Pakistan.
4. Poul Nyrup Rasmussen
Poul Oluf Rasmusse sinh ra và lớn lên tại thành phố Esbjerg, Đan Mạch.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Copenhagen năm 1971 với tấm bằng Cử nhân kinh tế, ông đã tìm thấy đam mê của mình và quyết định đi theo con đường chính trị.
Poul Oluf Rasmussetừng giữ rất nhiều chức vụ quan trọng như: Thủ tưởng Đan Mạch (1993 - 2001), Chủ tịch Đảng xã hội châu Âu (2004 - 2011), thành viên Nghị viện châu Âu (2004 - 2009)
5. Horst Köhler (1943- Quý Mùi)
Horst Köhler sinh ngày 22/2/1943 và là vị Tổng thống thứ 13 của Cộng hòa Liên bang Đức.
Trước khi trúng cử Tổng thống, Köhler - nhà tiến sĩ kinh tế và khoa học chính trị của Đại học Tübingen nhậm chức Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ năm 2000 đến năm 2004.
Sau 6 năm làm việc tại Lâu đài Bellevue, ông đã từ chức ngày 31/5/2010.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Sarkozy nổi tiếng với lập trường bảo thủ trong các vấn đề luật pháp và trật tự, cùng khát vọng xây dựng một mô hình kinh tế mới cho nước Pháp cũng như khuyến khích một nền kinh tế tự do theo phong cách của Anh vàMỹ. Đặc biệt ông chủ trương thân Mỹ và được gọi là "một người Mỹ ở Paris".
Sarkozy đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh của mình trước công chúng. Ông được tạp chí Mỹ Vanity Fair xếp thứ 68 trong danh sách những người mặc trang phục đẹp nhất, trong danh sách này có David Beckham và Brad Pitt.
2. Mohammad Khatami (1943 - Quý Mùi)
Cựu Tổng thống Iran Mohammad Khatami |
Ông giữ chức Tổng thống thứ 5 của Iran từ 2/8/1997 tới 3/8/2005. Ông cũng từng giữ chức Bộ trưởng bộ Văn hóa của Iran trong cả hai thập niên 1980 và 1990.
Khatami giành được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên khi ông giành được 70% số phiếu bầu. Ông là người đặt những viên gạch đầu tiên cho sự tự do hóa và cải cách tại Iran trong mối quan hệ ngoại giao với châu Âu và châu Á.
3. Pervez Musharraf (1943 - Quý Mùi)
Tổng thống thứ 12 của Pakistan - Pervez Musharraf |
Ông từng là Tổng tư lệnh Bộ tham mưu của Quân đội Pakistan, sau đó trở thành vị Tổng thống Pakistan thứ 12 sau cuộc đảo chính lật đổ Nawaz Sharif ngày 12/10/1999.
Sau 7 năm cầm quyền, ngày 18/8/2008, trước áp lực của các đảng đối lập kêu gọi luận tội tổng thống trước Quốc hội, ông đã chính thức tuyên bố từ chức Tổng thống Pakistan.
4. Poul Nyrup Rasmussen
Cựu Thủ tướng Đan Mạch - Poul Oluf Rasmusse |
Sau khi tốt nghiệp Đại học Copenhagen năm 1971 với tấm bằng Cử nhân kinh tế, ông đã tìm thấy đam mê của mình và quyết định đi theo con đường chính trị.
Poul Oluf Rasmussetừng giữ rất nhiều chức vụ quan trọng như: Thủ tưởng Đan Mạch (1993 - 2001), Chủ tịch Đảng xã hội châu Âu (2004 - 2011), thành viên Nghị viện châu Âu (2004 - 2009)
5. Horst Köhler (1943- Quý Mùi)
Cựu Tổng thống Đức - Horst Köhler |
Trước khi trúng cử Tổng thống, Köhler - nhà tiến sĩ kinh tế và khoa học chính trị của Đại học Tübingen nhậm chức Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ năm 2000 đến năm 2004.
Sau 6 năm làm việc tại Lâu đài Bellevue, ông đã từ chức ngày 31/5/2010.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Bình luận