Một chủ trang trại tại Vĩnh Phúc trả nợ 50 triệu đồng tiền thức ăn gia súc bằng gà. Chủ đại lý đang phải loay hoay tìm mối bán buôn.
Chị Hằng là chủ một đại lý kinh doanh thức ăn gia súc lớn tại Vĩnh Phúc từ nhiều năm nay. Đặc điểm của việc kinh doanh mặt hàng này là khách hàng thường nợ từ đầu đến cuối lứa chăn nuôi, khi nào bán được gia súc mới thanh toán. Gần đây, chủ một trang trại nợ hơn 50 triệu đồng tiền hàng đến kỳ trả không có nên đề nghị được thanh toán bằng gà.
"Giá gà lại đang rẻ vì có dịch cúm. Khách hàng cũng chưa bán được để thanh toán tiền cho mình", chị Hằng cho hay.
Giá gà hiện nay khoảng 80.000 đến 90.000 đồng một kg, nếu trừ nợ thì chị phải "ôm" khoảng 6 tạ, tức là tầm hơn 400 con. Nếu không chấp nhận cách thanh toán này, chị cũng chưa biết khi nào mới đòi được nợ, trong khi lại không thể tính lãi khoản tiền đó. Bà chủ này đành ngậm ngùi gọi điện cho một số đầu mối buôn gà tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận để tìm đầu ra cho số gà trên.
Không chỉ với những người kinh doanh nhỏ, nhiều công ty cũng phải chấp nhận hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng hiện vật. Chị Quỳnh, phụ trách kinh doanh một công ty quảng cáo cho biết, việc khách hàng trả chi phí bằng hiện vật không phải chuyện lạ. Tuy nhiên, nếu như trước đây, chỉ những khách hàng vừa và nhỏ, gặp khó khăn về tài chính mới áp dụng cách này thì nay, một số "đại gia" cũng đem sản phẩm ra để trả nợ.
"Họ dùng từ phiếu mua hàng, bếp gas, thậm chí là ôtô... để thanh toán tiền quảng cáo. Trị giá số tiền nợ trong hợp đồng dao động từ vài chục đến vài trăm triệu. Có những trường hợp mình không muốn nhận, nhưng họ nói không còn tiền mặt để trả nữa cũng đành chịu", chị Quỳnh cho hay. Để giải quyết số hàng được trả, chị phải tìm cách bán cho cán bộ, công nhân viên trong công ty hoặc thanh lý.
Xóa nợ sau 1 đêm "mây mưa"
Người K'Ho trên cao nguyên Lâm Đồng có một luật tục khá lạ lùng tự ngàn xưa, có thể bắt phạt con nợ đến khánh kiệt gia sản, nhưng con nợ cũng có thể "rũ sạch nợ nần" chỉ bằng một đêm "mây mưa" với chủ nợ.
Cho đến bây giờ, những người K'Ho ít nhiều vẫn sống với những luật tục của mình. Đó là thứ tài sản tinh thần quý giá, nhưng cũng đang dần mai một trong đời sống cộng đồng của họ. Trước tiên đây là một tín hiệu đáng mừng. Bởi luật tục đã lấy đi khá nhiều thứ của đồng bào K'Ho nói riêng và cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Quá lệ thuộc vào luật tục đã làm kiệt quệ đời sống của đồng bào trong một thời gian khá dài.
Những luật tục đôi khi đẫm nước mắt khắc nghiệt, nhưng cũng có khi lắm tiếng cười vì sự giản đơn đến… ngây ngô trong đó. Chỉ cần nhìn vào những quy định bắt phạt trong luật tục đủ thấy mỗi một lần vi phạm, một người K'Ho bị phạt vạ nhiều như thế nào. Nhất là đối với những tội nặng như tội ngoại tình, bỏ vợ bỏ chồng… vốn được coi là trọng tội.
Xét ra thì chắc sẽ có nhiều con nợ chọn cách này, vì như thế sẽ không mất trâu, mất bò mà vẫn trả được nợ. Thế nhưng, bà mẹ già người K'Ho ấy lại bảo rằng: "Không phải ai cũng chọn cách ngủ với chủ nợ để trả nợ đâu. Chuyện này hiếm lắm mới xảy ra dù luật tục cho phép". Thì ra, chuyện danh dự với người K'Ho cũng rất quan trọng, dù cho họ có tục ngủ với nhau trước khi cưới đi chăng nữa. Trả nợ bằng thân xác chỉ là lựa chọn cuối cùng của họ, khi không còn lựa chọn nào khác.
Bán mặt để trả nợ
Hai sinh viên vừa tốt nghiệp đại học Cambridge (Anh quốc) đã nghĩ ra một cách độc đáo để trả những món nợ mà mình thiếu khi ngồi trên ghế nhà trường, đó là bán khuôn mặt cho các công ty quảng cáo.
Theo The Sun, hai sinh viên này nợ nhà trường tổng cộng 50.000 bảng Anh (khoảng 1,6 tỷ VNĐ) và đã lên kế hoạch trả nợ bằng hình thức đặc biệt trên.
Ed Moyse và Ross Harper đã ký hợp đồng quảng cáo 1 năm với giá hơn 31.000 bảng Anh và đã thực hiện được 155 ngày.
Thông thường chi phí quảng cáo trên mặt 1 ngày là 1 bảng Anh nhưng giờ đây các chàng trai đang tính đòi tăng giá với hy vọng sẽ trả hết các khoản nợ của mình.
Trả nợ bằng phiếu ăn
Thù lao mà nhiều công ty làm dịch vụ quảng cáo nhận được hiện nay có cả xe máy, căn hộ, phiếu ăn... bởi doanh nghiệp chẳng còn rủng rỉnh tiền như trước.
Tổng giám đốc một doanh nghiệp chuyên làm dịch vụ quảng cáo trong lĩnh vực ẩm thực, thực phẩm, đồ uống tại TP HCM chia sẻ, trong thời điểm khó khăn hiện nay phải chấp nhận thanh toán bằng hiện vật, nhằm giữ khách hàng.
"Chúng tôi không nhận thường xuyên và nếu có cũng chỉ trong thời hạn nhất định. Tuy nhiên, có chương trình công ty chủ động kết hợp với khách hàng để làm quà tặng cho nhóm khách hàng tham gia sự kiện chung", vị này cho biết.
Lãnh đạo một công ty cung cấp dịch vụ marketing và PR cũng cho biết vừa nhận hợp đồng làm sự kiện cho một doanh nghiệp sản xuất xe máy, nhưng khi thanh toán đối tác lại trả bằng 2 chiếc xe chính hãng. Bị doanh nghiệp "gán nợ" bất ngờ nhưng công ty cũng không thể làm căng vì còn phải giữ quan hệ. Ông đành kêu gọi bạn bè mua lại 2 chiếc xe trên với giá rẻ hơn thị trường.
Rơi vào cảnh bi đát hơn, một doanh nghiệp làm quảng cáo cho công ty bất động sản còn bị đối tác thanh toán bằng căn hộ. Trong cảnh thị trường "trăm người bán mới có một người mua", với một căn nhà trị giá lớn thì công ty không tìm đâu ra khách hàng để bán thu tiền về, đại diện doanh nghiệp này trần tình.
Bình luận