(VTC News) - Nhạc sĩ An Thuyên ra đi để lại cho nghệ thuật Việt Nam môt kho di sản những ca khúc đi cùng năm tháng.
Nhạc sĩ An Thuyên sinh ngày 15/8/1949 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông công tác ở Ty Văn hoá Nghệ An từ năm 1967 và đã được trực tiếp tham gia công tác sưu tầm nghiên cứu dân ca dưới sự chỉ đạo của các lãnh đạo ngành lúc đó là Trần Nguyên Trinh - Trưởng Ty Văn hóa Nghệ An; Nguyễn Trung Phong, nhà viết kịch, Phó trưởng ty; Nhà thơ Trần Hữu Thung - Chủ tịch Hội Văn nghệ Nghệ An.
Ông cùng với đoàn nhạc sỹ ở Viện nghiên cứu âm nhạc gồm nhạc sỹ Đào Việt Hưng, nhạc sỹ Hồ Thoa đã đi sưu tầm dân ca Nghệ Tĩnh theo dải sông Lam từ Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên về Cửa Hội, qua Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành về Nghi Lộc.
5 năm sưu tầm với hàng trăm cuốn băng tự tạo đã thu được hàng trăm bài hát giá trị của các nghệ nhân trong toàn tỉnh.
Năm 1975, ông vào bộ đội, phải bàn giao lại toàn bộ số băng sưu tầm đó. Đoàn Dân ca Nghệ An lúc đó có sử dụng khai thác một số làn điệu phổ biến. Năm 1977, công tác ở Đoàn Văn công Quân khu IV.
Từ năm 1981 đến năm 1988, ông được cử đi học ở Nhạc Viện Hà Nội, môn Sáng tác âm nhạc bậc đại học. Sau khi tốt nghiệp, năm 1988 ông về Phòng Văn nghệ Quân đội và đến tháng 8 năm 1992, ông về công tác ở Trường Nghệ thuật Quân đội.
Ông là một trong số các nhạc sĩ đã khai thác, vận dụng và phát triển vốn âm nhạc của dân ca Nghệ Tĩnh một cách tài tình, có hiệu quả cùng với các tên tuổi khác mà ông đã từng học tập như Nguyễn Văn Tý, Trần Hoàn, Nguyễn Tài Tuệ, Tân Huyền, Đỗ Nhuận, Văn Dung, Huy Thục, Doãn Nho, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Đình Bảng, Phó Đức Phương, Nguyễn Cường, Trương Ngọc Ninh...
An Thuyên đã được người yêu âm nhạc biết đến từ tác phẩm đầu tay Em chọn lối này, viết năm 1971, khi ông tròn 21 tuổi. Ông sáng tác ca khúc khá đều đặn, hầu hết đều mang âm hưởng dân ca ngọt ngào sâu lắng, nhiều tác phẩm có chất lượng và đã có sức lan toả rộng lớn.
Những giọng hát nào phù hợp với dòng nhạc của ông có thể kể đến Lệ Thanh, Thu Hiền, Quang Linh, Lê Anh Dũng, Anh Thơ, Hà Linh, Bùi Lê Mận…
An Thuyên còn viết một số kịch hát đã được dàn dựng ở nhiều Đoàn Văn công như Trương Chi, Đôi đũa kim giao, Biển tình cay đắng. Ngoài ra, ông còn sáng tác cho khí nhạc, đáng chú ý có Concerto cho sáo và dàn nhạc giao hưởng.
Ông còn viết nhạc cho phim và viết phần âm nhạc cho khoảng 60 vở kịch nói, tuồng, chèo..
An Thuyên từng đạt giải Nhất cuộc thi ca khúc toàn quốc năm 1985 với ca khúc Tiếng đàn balalaica trên sông Đà (phỏng thơ Quang Huy); Giải thưởng chính thức của Bộ Quốc phòng: Hành quân lên Tây Bắc (1984), Thơ tình của núi (1994); Giải Nhất của Bộ Văn hoá - Thông tin và Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Khi xe tăng qua miền Quan họ (1985), Mẹ Việt Nam anh hùng (1995); Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Chín bậc tình yêu (1992).
Nhạc sĩ cũng từng được khen thưởng: Chiến sĩ thi đua; Chiến sĩ quyết thắng 12 năm liền; Huân chương lao động hạng III; Huân chương chiến công hạng I.
Ông từng chia sẻ: 'Tôi đã được lớn lên trong dòng sữa âm nhạc dân gian. Nhưng điều đấy không có nghĩa là chất liệu đó sẽ vào trong sáng tác của mình. Ðiều cốt lõi là người nhạc sĩ phải biết nâng niu, gọt giũa, kết hợp cái thuần tuý thắm đượm của âm nhạc dân gian, cái tri thức âm nhạc dân gian với tri thức âm nhạc bác học hiện đại. Có như vậy mới tạo ra được những tác phẩm tân thời hiện đại mà đậm đà chất liệu dân ca.'
Em chọn lối này
Em chọn lối này theo làn điệu dân ca Thái Nghệ An, là bài đầu tiên của nhạc sĩ An Thuyên nổi tiếng. Khi mà bản thân chưa được học một chút gì về sáng tác nhưng ở đó, cái chất liệu dân ca, cái tự nhiên, cái máu thịt, cái khí trời đã thực sự vận động trong từng câu chữ của ông
Và đến sau này, ông vẫn đang học cái tự nhiên, giữ mình quay lại điểm xuất phát, xem đó là một chuẩn mực, khuôn mẫu để hoàn thiện những tác phẩm sau này.
Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác
Đó là những năm nhạc sĩ An Thuyên 23, 24 tuổi, lúc đó Bác đã mất được 5-7 năm. Sự mất mát ấy luôn lay động trái tim của vị nhạc sĩ này. Nhạc sĩ từng chia sẻ: 'Bản thân tôi cũng cảm thấy sự qua đời của Bác là mất mát rất lớn. Cũng chính điều đó đã thôi thúc tôi viết bài hát này chỉ trong 1 đêm. Khi viết nước mắt tôi dàn dụa, nghĩ lại thấy mình như một ông cụ non vậy.
Đến bây giờ, sau nhiều năm sáng tác, tôi nhớ mình đã có ba lần viết nhạc bằng nước mắt: Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Neo đậu bến quê và Mẹ Việt Nam anh hùng.
Tôi viết bài này bắt đầu từ một câu chuyện. Hôm ấy, khi tôi đi sưu tầm dân ca ở Làng Sen (Kim Liên, Nam Đàn), bà con đến hát và tôi thu âm các bài hát dân ca, hát phường vải. Trong khi thu âm thì có một người phụ nữ khoảng 40-45 tuổi, đứng ngoài ngõ. Khi tôi xong việc, đóng máy thu âm lại, chị bảo 'anh đi với tôi'.
Với sự tò mò của người làm sưu tầm, tôi đóng vội máy và đi theo chị. Về đến trước nhà, chị vừa 'kẹt' cái cổng tre lại thì thấy tiếng bà cụ trong nhà bảo 'mi đi mô từ đầu hôm đến giờ mà để con khóc nhiều rứa'.
Rất nhanh chị ôm chầm đứa con đang khóc và hát một bài hát ru rất hay. Tôi vội vàng bấm máy thu âm. Đấy là bài hát ru sưu tầm theo tôi là rất thành công vì nó rất thật.
Tiếng võng đưa qua đưa lại, lúc đầu con khóc nhiều thì chị hát rất khỏe, to và dần dần con dịu đi thì chị hát nhỏ. Bài hát ru cứ chậm dần, chậm dần theo không gian đó. Chị đã thiếp ngủ lúc nào không biết và bỏ quên tôi.
Sớm hôm sau, tôi quay lại thì chị đi làm đồng. Tôi mở cửa bước vào và bắt gặp hình ảnh một bà cụ rất già với mái tóc trắng ngồi đó khiến tôi không thể quên. Tôi bật máy ghi âm để bà nghe bài hát ru do chính con dâu bà hát. Nghe xong, bà bảo 'Ngày xưa Bác Hồ cũng hay nghe hát phường vải lắm'. Từ chi tiết này tôi đã viết bài hát Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác.'
Hành quân lên Tây Bắc
Sau khởi đầu trên nền tảng vững chắc của các giai điệu dân ca đã thấm đẫm vào máu thịt, An Thuyên có bước đi thật thú vị: tình ca và khúc quân hành. Trước hết, với tư cách là một nhạc sĩ quân đội, ông đã làm say đắm hàng triệu trái tim chiến sĩ bằng những bài hát như: Hành quân lên Tây Bắc đầy âm hưởng chiến thắng Điện Biên.
Một điều thú vị là nhạc sĩ An Thuyên sáng tác bài Hành quân lên Tây Bắc năm 1983. Nhưng 11 năm sau, anh mới có dịp được lên Tây Bắc và mới trực tiếp thấy Tây Bắc 'vút xa mờ' với Tây Bắc 'mây trắng bồng bềnh như mơ'.
Khi xe tăng qua miền quan họ
Cũng trong năm 1983, ông có bài Khi xe tăng anh qua miền quan họ rất hay, làm nhiều nhạc sĩ ngả mũ thán phục vì hình ảnh thứ vũ khí to lớn, thô ráp với làn điệu quan họ khó có thể hòa quyện, thế mà qua tay ông, tất cả trở nên mềm mại, dịu dàng, chan chứa tình quân dân.
Thơ tình của núi
Song hành với hàng trăm ca khúc mảng quân đội, trong sâu thẳm tâm hồn của người nhạc sĩ xứ Nghệ luôn dâng trào những làn điệu dân ca nên ông vẫn không quên tình ca.
Chỉ có điều rất lạ là cùng với những bài hát mang âm hưởng giai điệu dân ca quê hương thì đi tới bất cứ nơi đâu, An Thuyên cũng xử lý ngọt ngào chất liệu dân ca nơi ấy, điểm hình là ca khúc Thơ tình của núi…
Chín bậc tình yêu
Ca khúc Chín bậc tình yêu có lẽ ai cũng thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu tại sao bậc cầu thang nhà sàn lại có 9 bậc?
Khi đứa trẻ mới lọt lòng, người cha đan tấm phên cài lá xanh làm 'ta leo' đóng ở chân cầu thang để mong đứa bé khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, tránh những vía độc, vía xấu...
Và, tập đi, tập lên xuống với chiếc cầu thang để yêu, để hẹn, để tâm tình nơi cầu thang nhà sàn... đến khi mười tám, đôi mươi rời nhà mẹ đẻ theo người ta về nhà chồng, chiếc cầu thang gắn với tình mẫu tử , với hình bóng người mẹ, với gia đình thân yêu…
Cũng chính vì đó mà nhạc sĩ An Thuyên đã sáng tác ra ca khúc Chín bậc tình yêu với tình cảm chan chứa của người mẹ dành cho con, và bài hát này đã trở thành ca khúc bất hủ của vị nhạc sĩ xứ Nghệ.
Thiên An
Nhạc sĩ An Thuyên sinh ngày 15/8/1949 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông công tác ở Ty Văn hoá Nghệ An từ năm 1967 và đã được trực tiếp tham gia công tác sưu tầm nghiên cứu dân ca dưới sự chỉ đạo của các lãnh đạo ngành lúc đó là Trần Nguyên Trinh - Trưởng Ty Văn hóa Nghệ An; Nguyễn Trung Phong, nhà viết kịch, Phó trưởng ty; Nhà thơ Trần Hữu Thung - Chủ tịch Hội Văn nghệ Nghệ An.
5 năm sưu tầm với hàng trăm cuốn băng tự tạo đã thu được hàng trăm bài hát giá trị của các nghệ nhân trong toàn tỉnh.
Năm 1975, ông vào bộ đội, phải bàn giao lại toàn bộ số băng sưu tầm đó. Đoàn Dân ca Nghệ An lúc đó có sử dụng khai thác một số làn điệu phổ biến. Năm 1977, công tác ở Đoàn Văn công Quân khu IV.
Từ năm 1981 đến năm 1988, ông được cử đi học ở Nhạc Viện Hà Nội, môn Sáng tác âm nhạc bậc đại học. Sau khi tốt nghiệp, năm 1988 ông về Phòng Văn nghệ Quân đội và đến tháng 8 năm 1992, ông về công tác ở Trường Nghệ thuật Quân đội.
An Thuyên đã được người yêu âm nhạc biết đến từ tác phẩm đầu tay Em chọn lối này, viết năm 1971, khi ông tròn 21 tuổi. Ông sáng tác ca khúc khá đều đặn, hầu hết đều mang âm hưởng dân ca ngọt ngào sâu lắng, nhiều tác phẩm có chất lượng và đã có sức lan toả rộng lớn.
Những giọng hát nào phù hợp với dòng nhạc của ông có thể kể đến Lệ Thanh, Thu Hiền, Quang Linh, Lê Anh Dũng, Anh Thơ, Hà Linh, Bùi Lê Mận…
An Thuyên còn viết một số kịch hát đã được dàn dựng ở nhiều Đoàn Văn công như Trương Chi, Đôi đũa kim giao, Biển tình cay đắng. Ngoài ra, ông còn sáng tác cho khí nhạc, đáng chú ý có Concerto cho sáo và dàn nhạc giao hưởng.
Ông còn viết nhạc cho phim và viết phần âm nhạc cho khoảng 60 vở kịch nói, tuồng, chèo..
Nhạc sĩ cũng từng được khen thưởng: Chiến sĩ thi đua; Chiến sĩ quyết thắng 12 năm liền; Huân chương lao động hạng III; Huân chương chiến công hạng I.
Ông từng chia sẻ: 'Tôi đã được lớn lên trong dòng sữa âm nhạc dân gian. Nhưng điều đấy không có nghĩa là chất liệu đó sẽ vào trong sáng tác của mình. Ðiều cốt lõi là người nhạc sĩ phải biết nâng niu, gọt giũa, kết hợp cái thuần tuý thắm đượm của âm nhạc dân gian, cái tri thức âm nhạc dân gian với tri thức âm nhạc bác học hiện đại. Có như vậy mới tạo ra được những tác phẩm tân thời hiện đại mà đậm đà chất liệu dân ca.'
Em chọn lối này
Em chọn lối này theo làn điệu dân ca Thái Nghệ An, là bài đầu tiên của nhạc sĩ An Thuyên nổi tiếng. Khi mà bản thân chưa được học một chút gì về sáng tác nhưng ở đó, cái chất liệu dân ca, cái tự nhiên, cái máu thịt, cái khí trời đã thực sự vận động trong từng câu chữ của ông
Và đến sau này, ông vẫn đang học cái tự nhiên, giữ mình quay lại điểm xuất phát, xem đó là một chuẩn mực, khuôn mẫu để hoàn thiện những tác phẩm sau này.
Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác
Đó là những năm nhạc sĩ An Thuyên 23, 24 tuổi, lúc đó Bác đã mất được 5-7 năm. Sự mất mát ấy luôn lay động trái tim của vị nhạc sĩ này. Nhạc sĩ từng chia sẻ: 'Bản thân tôi cũng cảm thấy sự qua đời của Bác là mất mát rất lớn. Cũng chính điều đó đã thôi thúc tôi viết bài hát này chỉ trong 1 đêm. Khi viết nước mắt tôi dàn dụa, nghĩ lại thấy mình như một ông cụ non vậy.
Đến bây giờ, sau nhiều năm sáng tác, tôi nhớ mình đã có ba lần viết nhạc bằng nước mắt: Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Neo đậu bến quê và Mẹ Việt Nam anh hùng.
Tôi viết bài này bắt đầu từ một câu chuyện. Hôm ấy, khi tôi đi sưu tầm dân ca ở Làng Sen (Kim Liên, Nam Đàn), bà con đến hát và tôi thu âm các bài hát dân ca, hát phường vải. Trong khi thu âm thì có một người phụ nữ khoảng 40-45 tuổi, đứng ngoài ngõ. Khi tôi xong việc, đóng máy thu âm lại, chị bảo 'anh đi với tôi'.
Với sự tò mò của người làm sưu tầm, tôi đóng vội máy và đi theo chị. Về đến trước nhà, chị vừa 'kẹt' cái cổng tre lại thì thấy tiếng bà cụ trong nhà bảo 'mi đi mô từ đầu hôm đến giờ mà để con khóc nhiều rứa'.
Rất nhanh chị ôm chầm đứa con đang khóc và hát một bài hát ru rất hay. Tôi vội vàng bấm máy thu âm. Đấy là bài hát ru sưu tầm theo tôi là rất thành công vì nó rất thật.
Tiếng võng đưa qua đưa lại, lúc đầu con khóc nhiều thì chị hát rất khỏe, to và dần dần con dịu đi thì chị hát nhỏ. Bài hát ru cứ chậm dần, chậm dần theo không gian đó. Chị đã thiếp ngủ lúc nào không biết và bỏ quên tôi.
Sớm hôm sau, tôi quay lại thì chị đi làm đồng. Tôi mở cửa bước vào và bắt gặp hình ảnh một bà cụ rất già với mái tóc trắng ngồi đó khiến tôi không thể quên. Tôi bật máy ghi âm để bà nghe bài hát ru do chính con dâu bà hát. Nghe xong, bà bảo 'Ngày xưa Bác Hồ cũng hay nghe hát phường vải lắm'. Từ chi tiết này tôi đã viết bài hát Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác.'
Hành quân lên Tây Bắc
Sau khởi đầu trên nền tảng vững chắc của các giai điệu dân ca đã thấm đẫm vào máu thịt, An Thuyên có bước đi thật thú vị: tình ca và khúc quân hành. Trước hết, với tư cách là một nhạc sĩ quân đội, ông đã làm say đắm hàng triệu trái tim chiến sĩ bằng những bài hát như: Hành quân lên Tây Bắc đầy âm hưởng chiến thắng Điện Biên.
Một điều thú vị là nhạc sĩ An Thuyên sáng tác bài Hành quân lên Tây Bắc năm 1983. Nhưng 11 năm sau, anh mới có dịp được lên Tây Bắc và mới trực tiếp thấy Tây Bắc 'vút xa mờ' với Tây Bắc 'mây trắng bồng bềnh như mơ'.
Khi xe tăng qua miền quan họ
Cũng trong năm 1983, ông có bài Khi xe tăng anh qua miền quan họ rất hay, làm nhiều nhạc sĩ ngả mũ thán phục vì hình ảnh thứ vũ khí to lớn, thô ráp với làn điệu quan họ khó có thể hòa quyện, thế mà qua tay ông, tất cả trở nên mềm mại, dịu dàng, chan chứa tình quân dân.
Thơ tình của núi
Song hành với hàng trăm ca khúc mảng quân đội, trong sâu thẳm tâm hồn của người nhạc sĩ xứ Nghệ luôn dâng trào những làn điệu dân ca nên ông vẫn không quên tình ca.
Chỉ có điều rất lạ là cùng với những bài hát mang âm hưởng giai điệu dân ca quê hương thì đi tới bất cứ nơi đâu, An Thuyên cũng xử lý ngọt ngào chất liệu dân ca nơi ấy, điểm hình là ca khúc Thơ tình của núi…
Chín bậc tình yêu
Ca khúc Chín bậc tình yêu có lẽ ai cũng thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu tại sao bậc cầu thang nhà sàn lại có 9 bậc?
Khi đứa trẻ mới lọt lòng, người cha đan tấm phên cài lá xanh làm 'ta leo' đóng ở chân cầu thang để mong đứa bé khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, tránh những vía độc, vía xấu...
Và, tập đi, tập lên xuống với chiếc cầu thang để yêu, để hẹn, để tâm tình nơi cầu thang nhà sàn... đến khi mười tám, đôi mươi rời nhà mẹ đẻ theo người ta về nhà chồng, chiếc cầu thang gắn với tình mẫu tử , với hình bóng người mẹ, với gia đình thân yêu…
Cũng chính vì đó mà nhạc sĩ An Thuyên đã sáng tác ra ca khúc Chín bậc tình yêu với tình cảm chan chứa của người mẹ dành cho con, và bài hát này đã trở thành ca khúc bất hủ của vị nhạc sĩ xứ Nghệ.
Thiên An
Bình luận