(VTC News) - Nhạc sỹ Thuận Yến ra đi để lại một kho tàng những ca khúc còn mãi với thời gian.
Sự ra đi của nhạc sỹ Thuận Yến, biểu tượng của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam khiến nhiều thế hệ khán giả không khỏi tiếc nuối. Vậy là một cây đại thụ nữa về với đất mẹ, nhưng kho tàng vô giá người nhạc sỹ hiền hậu để lại còn mãi với thời gian:
Ca khúc Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc:
Nhắc tới Thuận Yến là nhắc tới những ca khúc gắn liền với tên tuổi của ông cũng như con gái, ca sỹ Thanh Lam, mà chắc chắn rằng, những giai điệu, lời ca đó sẽ là những giá trị đích thực của nền âm nhạc Việt Nam, là kim chỉ nam cho đường lối sáng tác cho các nhạc sỹ trẻ sau này.
Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã có rất nhiều ca khúc để vận động thanh niên lên đường ngập ngũ. Có thể kể đến những bài hát như Ba lô ta buộc cho chặt, Vành lá nguỵ trang rất xanh...
Bác Hồ một tình yêu bao la:
Ngoài ra, không thể không kể tới những ca khúc mà ông đã viết về chủ tịch Hồ Chí Minh. Với 26 ca khúc viết về bác Hồ, nhạc sỹ Thuận Yến đang giữ kỷ lục Có nhiều sáng tác về Bác Hồ nhất.
Các ca khúc ấy ghi lại những kỷ niệm quý báu của nhạc sỹ về vị lãnh tụ kính yêu, khiến trái tim bao thế hệ người Việt Nam xúc động. Trong đó, tiêu biểu là ca khúc Bác Hồ một tình yêu bao la.
Năm 1966, là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất nhạc sỹ Thuận Yến được gặp Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch cùng một tốp diễn viên tới biểu diễn cho Bác xem. Sự ân cần của Bác đã để lại nhiều ấn tượng cho ông, đã tạo cho nhạc sỹ cảm hứng sáng tác về Bác với số lượng ca khúc nhiều như vậy.
Năm 1969, khi Bác mất, nhạc sỹ Thuận Yến chứng kiến tình yêu của toàn dân dành cho Bác mênh mông đến khôn cùng. Mãi đến năm 1979, ca khúc Bác Hồ một tình yêu bao la mới ra đời. Ca khúc lấy cảm hứng từ lần gặp Bác đầu tiên năm đó.
Bài hát được NSND Thanh Hoa hát đầu tiên trên làn sóng của Đài tiếng nói Việt Nam, được rất nhiều người yêu thích, in đậm trong lòng khán giả cả nước. Từ thành công đầu tiên viết về Bác - hàng chục ca khúc viết về Bác ra đời như: Vầng trăng Ba Đình (phổ thơ Phạm Ngọc Cảnh), Miền Trung nhớ Bác...
Miền Trung nhớ Bác:
Về ca khúc Miền Trung nhớ Bác nhạc sỹ Thuận Yến đã từng chia sẻ năm 1979, ông được mời về Nghệ An, đến thăm Nam Liên (Nam Đàn). Nghe kể: Lần duy nhất Bác về thăm quê sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Bác về quê nhưng không đi trên đường lớn mới trải nhựa mà lại đi trên con đường ngày xưa mà Bác đã từng đi.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất, bên cạnh dòng âm nhạc chủ đạo chính thống với những Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi), Tình ca (Hoàng Việt), Bài ca hy vọng (Văn Ký) vẫn có những dòng ngầm (underground) với những sáng tác gửi gắm nỗi niềm riêng, khác với tinh thần chiến đấu và cảm hứng ngợi ca thời đại.
Chia tay hoàng hôn:
Chia tay hoàng hôn của nhạc sỹ Thuận Yến là một trong những ca khúc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Bài hát được viết năm 1968, khi hai vợ chồng nhạc sỹ Thuận Yến phải chia tay giữa chiến trường Quảng Trị để nghệ sỹ Thanh Hương (vợ ông) trở về điều trị bệnh khớp.
Cuộc chia tay không chắc có ngày gặp lại diễn ra trong đầm đìa nước mắt. Nhạc sỹ Thuận Yến trong hoàn cảnh ấy đã nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoài Vũ, để sau đó chấp bút viết nên 'cuộc chia tay bất hủ' trong âm nhạc.
Màu hoa đỏ:
Về ca khúc Màu hoa đỏ, nhạc sỹ chia sẻ rằng: 'Những ý tưởng đầu tiên của ca khúc này được nảy lên từ chính ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế. Thỉnh thoảng, tôi vẫn thường sang bên Tạp chí VNQĐ để ôn cố tri tân với anh bạn - nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
Hôm đó, hai anh em ngồi ôn lại những kỷ niệm khi còn ở chiến trường, nhớ về những anh em đồng đội kẻ nay còn, người đã mất. Chỉ tiếc rằng, nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt những đồng đội chính tay mình chôn cất. Tôi bàn với anh Mậu là tìm tứ thơ, tôi đảm nhiệm phần phổ nhạc như để trả nợ về tinh thần.
Đặc biệt lúc đó vào năm 1991, tình hình thế giới đang có nhiều biến động, hai chúng tôi đều mong bài hát sớm ra đời sẽ góp phần củng cố niềm tin trong quần chúng. Bài thơ của anh Mậu lúc đầu có tên Thời hoa đỏ.
Sau khi phổ nhạc, tôi bàn với anh đổi tên thành Màu hoa đỏ. Bởi vào năm tháng đó, suốt dọc đường hành quân chỉ gặp màu rực đỏ của hoa chuối rừng. Nó gợi lên không khí hào hùng, không khí chiến thắng, tác động không ít đến anh em chiến sỹ.
Cùng thời gian đó, tôi dẫn Thanh Lam đến phòng thu của Đài Tiếng nói Việt Nam để thu thanh ca khúc này. Phải nói rằng mới có 21 tuổi, nhưng Lam đã thể hiện ca khúc rất thành công.
Lúc Lam hát, tôi đã ngồi lặng đi, cảm thấy dường như tôi đã gặp lại các đồng đội cũ. Đừng hỏi tôi ai thể hiện thành công ca khúc này nhất. Ai cũng thành công khi mang trong mình niềm đam mê. Ca khúc Màu hoa đỏ đã đoạt giải năm 1994 của Hội Nhạc sỹ Việt Nam.'
Ca khúc Em tôi:
Tiếc thay, nhạc sỹ Thuận Yến đã qua đời sau một thời gian lâm bệnh, sự ra đi của người nhạc sỹ gạo cội để lại khoảng trống lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
Lễ viếng nhạc sỹ Thuận Yến diễn ra từ 10h đến 12h30 ngày 27/5, lễ truy điệu 12h30 cùng ngày tại nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại nghĩa trang công viên vĩnh hằng.
Hân Lê
Ca khúc Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc:
Nhắc tới Thuận Yến là nhắc tới những ca khúc gắn liền với tên tuổi của ông cũng như con gái, ca sỹ Thanh Lam, mà chắc chắn rằng, những giai điệu, lời ca đó sẽ là những giá trị đích thực của nền âm nhạc Việt Nam, là kim chỉ nam cho đường lối sáng tác cho các nhạc sỹ trẻ sau này.
Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã có rất nhiều ca khúc để vận động thanh niên lên đường ngập ngũ. Có thể kể đến những bài hát như Ba lô ta buộc cho chặt, Vành lá nguỵ trang rất xanh...
Vợ chồng nhạc sỹ Thuận Yến |
Ngoài ra, không thể không kể tới những ca khúc mà ông đã viết về chủ tịch Hồ Chí Minh. Với 26 ca khúc viết về bác Hồ, nhạc sỹ Thuận Yến đang giữ kỷ lục Có nhiều sáng tác về Bác Hồ nhất.
Các ca khúc ấy ghi lại những kỷ niệm quý báu của nhạc sỹ về vị lãnh tụ kính yêu, khiến trái tim bao thế hệ người Việt Nam xúc động. Trong đó, tiêu biểu là ca khúc Bác Hồ một tình yêu bao la.
Năm 1966, là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất nhạc sỹ Thuận Yến được gặp Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch cùng một tốp diễn viên tới biểu diễn cho Bác xem. Sự ân cần của Bác đã để lại nhiều ấn tượng cho ông, đã tạo cho nhạc sỹ cảm hứng sáng tác về Bác với số lượng ca khúc nhiều như vậy.
Năm 1969, khi Bác mất, nhạc sỹ Thuận Yến chứng kiến tình yêu của toàn dân dành cho Bác mênh mông đến khôn cùng. Mãi đến năm 1979, ca khúc Bác Hồ một tình yêu bao la mới ra đời. Ca khúc lấy cảm hứng từ lần gặp Bác đầu tiên năm đó.
Bài hát được NSND Thanh Hoa hát đầu tiên trên làn sóng của Đài tiếng nói Việt Nam, được rất nhiều người yêu thích, in đậm trong lòng khán giả cả nước. Từ thành công đầu tiên viết về Bác - hàng chục ca khúc viết về Bác ra đời như: Vầng trăng Ba Đình (phổ thơ Phạm Ngọc Cảnh), Miền Trung nhớ Bác...
Miền Trung nhớ Bác:
Về ca khúc Miền Trung nhớ Bác nhạc sỹ Thuận Yến đã từng chia sẻ năm 1979, ông được mời về Nghệ An, đến thăm Nam Liên (Nam Đàn). Nghe kể: Lần duy nhất Bác về thăm quê sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Bác về quê nhưng không đi trên đường lớn mới trải nhựa mà lại đi trên con đường ngày xưa mà Bác đã từng đi.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất, bên cạnh dòng âm nhạc chủ đạo chính thống với những Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi), Tình ca (Hoàng Việt), Bài ca hy vọng (Văn Ký) vẫn có những dòng ngầm (underground) với những sáng tác gửi gắm nỗi niềm riêng, khác với tinh thần chiến đấu và cảm hứng ngợi ca thời đại.
Nhạc sỹ Thuận Yến và con gái Thanh Lam |
Chia tay hoàng hôn của nhạc sỹ Thuận Yến là một trong những ca khúc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Bài hát được viết năm 1968, khi hai vợ chồng nhạc sỹ Thuận Yến phải chia tay giữa chiến trường Quảng Trị để nghệ sỹ Thanh Hương (vợ ông) trở về điều trị bệnh khớp.
Cuộc chia tay không chắc có ngày gặp lại diễn ra trong đầm đìa nước mắt. Nhạc sỹ Thuận Yến trong hoàn cảnh ấy đã nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoài Vũ, để sau đó chấp bút viết nên 'cuộc chia tay bất hủ' trong âm nhạc.
Màu hoa đỏ:
Về ca khúc Màu hoa đỏ, nhạc sỹ chia sẻ rằng: 'Những ý tưởng đầu tiên của ca khúc này được nảy lên từ chính ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế. Thỉnh thoảng, tôi vẫn thường sang bên Tạp chí VNQĐ để ôn cố tri tân với anh bạn - nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.
Hôm đó, hai anh em ngồi ôn lại những kỷ niệm khi còn ở chiến trường, nhớ về những anh em đồng đội kẻ nay còn, người đã mất. Chỉ tiếc rằng, nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt những đồng đội chính tay mình chôn cất. Tôi bàn với anh Mậu là tìm tứ thơ, tôi đảm nhiệm phần phổ nhạc như để trả nợ về tinh thần.
Đặc biệt lúc đó vào năm 1991, tình hình thế giới đang có nhiều biến động, hai chúng tôi đều mong bài hát sớm ra đời sẽ góp phần củng cố niềm tin trong quần chúng. Bài thơ của anh Mậu lúc đầu có tên Thời hoa đỏ.
Sau khi phổ nhạc, tôi bàn với anh đổi tên thành Màu hoa đỏ. Bởi vào năm tháng đó, suốt dọc đường hành quân chỉ gặp màu rực đỏ của hoa chuối rừng. Nó gợi lên không khí hào hùng, không khí chiến thắng, tác động không ít đến anh em chiến sỹ.
Cùng thời gian đó, tôi dẫn Thanh Lam đến phòng thu của Đài Tiếng nói Việt Nam để thu thanh ca khúc này. Phải nói rằng mới có 21 tuổi, nhưng Lam đã thể hiện ca khúc rất thành công.
Lúc Lam hát, tôi đã ngồi lặng đi, cảm thấy dường như tôi đã gặp lại các đồng đội cũ. Đừng hỏi tôi ai thể hiện thành công ca khúc này nhất. Ai cũng thành công khi mang trong mình niềm đam mê. Ca khúc Màu hoa đỏ đã đoạt giải năm 1994 của Hội Nhạc sỹ Việt Nam.'
Ca khúc Em tôi:
Ngoài những ca khúc tiêu biểu, nhạc sỹ Thuận Yến còn có hàng trăm ca khúc khác mà mỗi ca khúc là một tác phẩm hoàn hảo, có giá trị nghệ thuật sâu sắc.
Tiếc thay, nhạc sỹ Thuận Yến đã qua đời sau một thời gian lâm bệnh, sự ra đi của người nhạc sỹ gạo cội để lại khoảng trống lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
Lễ viếng nhạc sỹ Thuận Yến diễn ra từ 10h đến 12h30 ngày 27/5, lễ truy điệu 12h30 cùng ngày tại nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại nghĩa trang công viên vĩnh hằng.
Hân Lê
Bình luận