(VTC News) - Nhiếp ảnh gia thế giới đã nhiều lần ghi lại được những khoảnh khắc của chiến tranh, khủng bố khiến nhiều người chết lặng.
Khánh Huy(theo Richest)
Khủng bố 11/9/2001. Vụ khủng bố khủng khiếp nhất nước Mỹ đã để lại những hậu quả khôn lường cho nước Mỹ. Theo ước tính, tổng số nạn nhận ở thành phố New York thiệt mạng lên đến 2.977 người. Số trẻ em mất cha mẹ trong vụ khủng bố 11/9 lên đến 3.051 người. Sau vụ tấn công 11/9, 70 trẻ em được sinh ra nhưng mất bố trong vụ khủng bố tồi tệ trên. |
Nhà tù Abu Ghraib, cách Baghdad, Iraq 24 km về phía Tây, đã là nhà tù vào loại khét tiếng nhất thế giới. Theo ước tính, hàng nghìn tù nhân đã bị tra tấn và thiệt mạng tại đây. Đáng lên án hơn, ở đây cũng chứng kiến nhiều phụ nữ và trẻ em phải chịu những hình phạt nặng nề, thậm chí mất mạng. Ngoài ra các cai ngục còn sử dụng các biện pháp tra tấn dã man như: chụp hình tra tấn, bắt tù nhân khỏa thân |
Fritz Klein, một bác sĩ của trại tập trung Đức quốc xã đã bị bắt cùng với việc giải phóng "mồ chôn tập thể" Bergen-Belsen. Trong số 38.500 tù nhân được tìm thấy, hầu như không ai sống sót, khoảng 28.000 người đã chết sau đó. Tháng 12-1945, Klein bị tuyên án tử hình vì các tội ác của hắn. Theo ước tính, khoảng 100.000 tù nhân ở trại tập trung Bergen-Belsen bị giết hại, chết vì đói hay mắc các căn bệnh khác nhau. |
Thomas Shipp và Abram Smith là 2 thanh niên trẻ da đen bị cáo buộc hiếp dâm một thiếu nữ da trắng. Để trả đũa cho hành động này, hàng nghìn người dân da trắng khác ở Mỹ đã bắt 2 thanh niên này và treo cổ tại một thân cây cao. Hình ảnh này đươc nhiếp ảnh gia Lawrence Beitler ghi lại vào năm 1930 và đã gây chấn động dư luận |
Hình ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền. Tấm ảnh chụp hòa thượng tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt. Nhiếp ảnh gia Malcolm Browne sau khi lưu giữ được khoảnh khắc này đã đoạt giải thưởng ảnh Báo chí trên toàn thế giới. |
Người đàn ông rơi xuống từ tháp Phía Bắc trong thảm họa khủng bố 11/9 tại Mỹ đã khiến thế giới một phen dậy sóng. Do bị mắc kẹt trên tòa nhà cao tầng, không dưới 200 người đã sử dụng cách nhảy từ tầng cao xuống dưới thoát thân. |
Thảm họa khí Bhopal, Ấn Độ. Đêm ngày 2 và 3/12/1984, một lượng lớn nước được đưa vào thùng chứa 610, đang chứa 42 tấn Methyl isocyanate. Phản ứng tỏa nhiệt xảy ra làm nhiệt độ bên trong thùng chứa tăng lên vượt 200°C và áp suất các thùng chứa MIC bị giải phóng bất ngờ và thải ra một lượng lớn khí độc vào không khí lan toả toàn bộ khu vực xung quanh giết chết hàng chục ngàn người. Hình ảnh bé gái bị chôn vùi trong đống đổ nát này đã khiến toàn thế giới giật mình. |
Diệt chủng ở Rwandan. Nạn diệt chủng trong khoảng những năm đầu của thập niên 90 tại Rwanda đã khiến cho khoảng 800.000 người thiệt mạng. Bức ảnh trên được nhiếp ảnh gia Annie Leibovitz chụp lại trên tường nhà tắm tại một ngôi trường sau khi một vụ thảm sát diễn ra chủ yếu nhằm vào các học sinh tại đây |
Nguyễn Văn Lém, một đại úy đặc công của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia cuộc Tổng tiến công Mậu Thân tại Sài Gòn đã bị Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, giám đốc cảnh sát Miền nam Việt Nam bắn thẳng vào đầu. Bức ảnh do Eddie Adams chụp đã mang về cho ông giải Pulitzer danh giá và là một trong những hình ảnh lột tả sâu sắc về chiến tranh Việt Nam, gây tác động chính trị mạnh mẽ trên toàn thế giới khi phơi bày bộ mặt thật của người Mỹ đối với cuộc chiến. |
Bức ảnh "Kền kền chờ đợi" từng nhận được giải thưởng Pulitzer. Đây là một bức ảnh ghi lại một con kền kền đang chờ đợi một cậu bé da đen sắp chết đói. Chú bé gầy gò ốm yếu đang cố lê mình tới một trung tâm cứu trợ |
Khánh Huy(theo Richest)
Bình luận