(VTC News) – Đằng sau cánh cửa sơn đỏ tại Trung Nam Hải là nơi các lãnh đạo tối cao của Trung Quốc họp bàn những quyết sách chiến lược.
Tọa lạc tại trung tâm thành phố Bắc Kinh, phía tây Cố Cung nổi tiếng, Trung Nam Hải bắt đầu được xây dựng từ thời Kim, được tu sửa qua nhiều đời Nguyên, Minh, Thanh. Thời phong kiến, đây là cung điện, chốn hưởng lạc và nơi tổ chức yến tiệc của các bậc đế vương.
Chữ ‘hải’ là viết tắt của ‘hải tự’ trong tiếng Mông Cổ có ý nghĩa là ‘thủy vực’, cùng với vị trí nằm ở Trung Nam thành phố Bắc Kinh nên công trình này được mang tên Trung Nam Hải.
Trung Nam Hải - biểu tượng quyền lực của Trung Quốc. |
Những thông tin về công trình này cực kỳ hiếm khiến người dân bình thường đều cảm thấy đây là một nơi vô cùng xa lạ và bí ẩn. Qua công cụ Google Earth, người ta cũng chỉ có thể thấy những bãi cỏ xanh mướt, hồ nước cùng bức tường đỏ bao quanh.
Bức tường đỏ với hàng chữ vàng: Vì nhân dân phục vụ |
Trung Nam Hải được xây từ thế kỷ 12 và tiếp tục được tu bổ vào thời nhà Nguyên, Minh và có hình dáng như hiện tại từ thời nhà Thanh.
Theo các tài liệu được chính phủ Trung Quốc công bố, khu Trung Nam Hải rộng hơn 100 ha, có khoảng 150 lầu, và các tòa nhà được xây dọc theo ba chiếc hồ nhân tạo và nối với nhau bằng hai chiếc cầu.
Khu vực xung quanh chiếc hồ ở phía bắc được mở làm công viên Bắc Hải dành cho công chúng, trong khi hai chiếc hồ Trung Hải và Nam Hải, tạo nên “biểu tượng quyền lực tối cao” Trung Nam Hải.
Những lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đều có văn phòng ở đây, bao gồm các thành viên Bộ Chính trị nước này.
Đây là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt nhất Trung Quốc. Bao quanh Trung Nam Hải là bức tường có chu vi hơn 100m, cao 6m với lượng camera an ninh được bố trí dày đặc, đảm bảo không ai có thể thâm nhập trái phép.
Phía ngoài bức tường đỏ, khách du lịch, thậm chí bất kỳ ai đó ngẫu hứng đi qua cũng có thể dừng lại chụp vài kiểu ảnh kỉ niệm.
Phía ngoài bức tường đỏ, khách du lịch, thậm chí bất kỳ ai đó ngẫu hứng đi qua cũng có thể dừng lại chụp vài kiểu ảnh kỉ niệm.
Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại tại đó, bởi phía bên trong là Trung Nam Hải – biểu tượng quyền lực của đất nước Trung Quốc , người bình thường chỉ có thể đứng ngoài bức tường đỏ và tưởng tượng những gì xảy ra đằng sau đó.
Cổng chính của Trung Nam Hải là Nam Môn, hay còn gọi là Tân Hoa Môn, hướng về phía đường Trường An.
Toàn cảnh Trung Nam Hải nhìn từ trên cao |
|
Từ một khu vui chơi giải trí của các vương triều phong kiến xưa, Trung Nam Hải trở thành nơi làm việc của khu vực làm việc của lãnh đạo từ năm 1912.
Năm 1949, lịch sử sang trang, Trung Nam Hải đón chủ nhân mới khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
Bắt đầu từ đây, Trung Nam Hải trở thành nơi chứng kiến những quyết sách mang tính vận mệnh của Trung Quốc, tất cả mệnh lệnh được đưa ra từ Trung Nam Hải đều được cả nước phục tùng và cả thế giới chú ý.
Mọi cuộc họp diễn ra tại Cần Chính Điện – một tòa nhà nằm trên dải đất dẹp giữa hai hồ nước Trung Hải, Nam Hải.
Bắt đầu từ đây, Trung Nam Hải trở thành nơi chứng kiến những quyết sách mang tính vận mệnh của Trung Quốc, tất cả mệnh lệnh được đưa ra từ Trung Nam Hải đều được cả nước phục tùng và cả thế giới chú ý.
Tân Hoa Môn và dòng chữ 'Vì nhân dân phục vụ' |
Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, Trung Nam Hải là nơi diễn ra hội nghị đầu tiên quyết định tới đường lối cách mạng của Trung Quốc, chứng kiến sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Bài ‘Nghĩa dũng quân tiến hành khúc’ trở thành quốc ca Trung Quốc hay sự ra đời của quốc kỳ năm sao đều được quyết định sau những cuộc họp ở Trung Nam Hải.
Mọi cuộc họp diễn ra tại Cần Chính Điện – một tòa nhà nằm trên dải đất dẹp giữa hai hồ nước Trung Hải, Nam Hải.
Theo miêu tả của Bào Đồng – trợ lý của cựu Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, Cần Chính Điện là một căn phòng hết sức giản dị: ‘Không có trang trí gì trong phòng họp. Điều duy nhất đập vào mắt chỉ là màu xanh ngút ngát của những rặng cây bên ngoài cửa sổ’.
Phòng họp rộng khoảng 100 m2 và có chiếc bàn hình chữ nhật dài khoảng 5-6 m. Tổng bí thư luôn luôn ngồi ở vị trí quan trọng nhất trong khi các thành viên khác có thể ngồi đâu tùy theo ý muốn. Các trợ lý ngồi tại hàng ghế kê sát tường.
Ngoài những cuộc họp nội bộ, ở đây cũng diễn ra các cuộc gặp lịch sử của chính quyền Trung Quốc với các lãnh đạo nước ngoài như với tổng thống Mỹ Richard Nixon và thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka.
Giống như điện Kremlin của Nga hay Nhà Trắng của Hoa Kỳ, Trung Nam Hải của Trung Quốc cũng từng là nơi mà nhiều lãnh đạo cấp cao của đất nước từng sống như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ...
Trong hồi ức của Chu Bỉnh Đức - cháu gái Chu Ân Lai, cuộc sống bên trong Trung Nam Hải cũng không xa hoa như nhiều người vẫn tưởng.
Tồn tại hàng trăm qua, chứng kiến nhiều biến cố lịch sử, gắn bó với vận mệnh của đất nước, Trung Nam Hải vừa là cái tên quen thuộc, vừa là một điều bí ẩn ngay cả với người dân Trung Quốc.
Đầu tháng 8/2013, nghi ngờ về một đường hầm bí mật nối Trung Nam Hải với Đại lễ đường Nhân dân - nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của quốc gia, bắt đầu được một số tờ báo đề cập đến.
Một cựu quan chức quân đội Trung Quốc nói với báo Asahi Shimbun của Nhật rằng ông từng đi tàu điện ngầm trong đường hầm từ Trung Nam Hải đến Đại lễ đường.
Bên ngoài tòa nhà Trung Nam Hải |
|
Giống như điện Kremlin của Nga hay Nhà Trắng của Hoa Kỳ, Trung Nam Hải của Trung Quốc cũng từng là nơi mà nhiều lãnh đạo cấp cao của đất nước từng sống như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ...
Trong hồi ức của Chu Bỉnh Đức - cháu gái Chu Ân Lai, cuộc sống bên trong Trung Nam Hải cũng không xa hoa như nhiều người vẫn tưởng.
Gia đình Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ |
Lần đầu tiên bước chân vào nơi này, bà thậm chí còn thấy thất vọng, bởi bữa cơm ở đây chỉ có bốn món ăn cùng một tô canh, món canh được nấu từ những con cá, con tôm bắt ngay hồ bên trong Trung Nam Hải. Đây đã là truyền thống tồn tại qua nhiều đời lãnh đạo, đó là tiêu chuẩn một bữa ăn của Thủ tướng.
Tồn tại hàng trăm qua, chứng kiến nhiều biến cố lịch sử, gắn bó với vận mệnh của đất nước, Trung Nam Hải vừa là cái tên quen thuộc, vừa là một điều bí ẩn ngay cả với người dân Trung Quốc.
Đầu tháng 8/2013, nghi ngờ về một đường hầm bí mật nối Trung Nam Hải với Đại lễ đường Nhân dân - nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của quốc gia, bắt đầu được một số tờ báo đề cập đến.
Trung Nam Hải là nơi diễn ra các cuộc gặp quan trọng với lãnh đạo thế giới. |
Theo người này, đường hầm được xây dựng để ứng phó trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Nó có diện tích như một ga tàu điện ngầm bình thường, khá sạch sẽ và được lát đá hoa cương.
Có rất nhiều thông tin khác nhau về hệ thống đường hầm tại Trung Nam Hải, tuy nhiên, tất cả đều không được công khai xác nhận và càng tạo thêm màu sắc bí ẩn cho biểu tượng quyền lực của Trung Quốc.
Có rất nhiều thông tin khác nhau về hệ thống đường hầm tại Trung Nam Hải, tuy nhiên, tất cả đều không được công khai xác nhận và càng tạo thêm màu sắc bí ẩn cho biểu tượng quyền lực của Trung Quốc.
Nguồn tin của Asahi Shimbun nói còn có một số đường hầm được xây dựng để chống bom nguyên tử. Ý tưởng này được nói là của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông đưa ra trong thời kỳ quan hệ Trung – Xô trở nên xấu đi vào cuối những năm 1960.
Vài năm trước, khi đường hầm trú ẩn ở một số khu vực tại Bắc Kinh được hé lộ cho công chúng tham quan, tin đồn về đường hầm bí mật ở Trung Nam Hải càng được cho là đáng tin hơn.
Kỳ tới: Không chỉ là nơi họp bàn những quyết sách chiến lược, Trung Nam Hải còn có một phòng học đặc biệt dành cho các lãnh đạo tối cao Trung Quốc tiếp cận những kiến thức mới nhất về chính trị, kinh tế, quân sự v.v.
Hoàng Nhi
Bình luận