• Zalo

Những ai không nên ăn nhiều rau muống?

Gia đình Thứ Sáu, 03/12/2021 11:32:16 +07:00Google News
(VTC News) -

Bạn đừng ngạc nhiên khi thấy bệnh sỏi thận không thuyên giảm nếu vẫn cứ thường xuyên ăn rau muống.

Rau muống - loại rau quen thuộc nhất trong bữa ăn người Việt - chứa nhiều chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin..., tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ tác dụng hạ đường huyết. Theo Đông y, rau muống tính hơi lạnh (tính này giảm khi nấu chín), có tính nhuận tràng nhẹ. Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi, rau muống được xếp vào nhóm thuốc điều trị bệnh tiêu hóa, lợi mật, điều trị vàng da và bệnh gan. Do giàu sắt, rau muống tốt cho người thiếu máu, phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, không phải lúc nào, với ai, rau muống cũng có lợi. Một số sai lầm khi dùng rau muống cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Những ai không nên ăn rau muống?

Người đang có vết thương

Nếu đang có vết thương hở, bạn không nên ăn rau muống bởi thực phẩm này có tác dụng kích thích tăng sinh tế bào, làm tăng nguy cơ sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ. Những người có cơ địa sẹo lồi càng nên tránh xa rau muống nếu da chưa lành vết thương.

Người đang bị đau khớp

Với những người đang bị đau xương khớp, người bị bệnh gout không nên ăn nhiều rau muống vì nó có thể khiến tình trạng đau nhức tăng lên.

Người bị sỏi thận

Rau muống có khá nhiều oxalate nên cần hạn chế với người mắc bệnh thận. Nếu không kiêng, oxalate sẽ tích tụ ở thận, tạo nên sỏi. Những người có sỏi oxalat ở thận càng nên tránh rau muống.

Đậu bắp, tỏi tây, rau bina, củ cải... cũng là những loại rau mà người bệnh thận không nên ăn nhiều.

Những ai không nên ăn nhiều rau muống? - 1

Những sai lầm khi ăn rau muống

Ăn rau muống khi uống thuốc Đông y

Rau muống có tác dụng giải độc, làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc. Vì vậy các thầy thuốc y học cổ truyền thường dặ bệnh nhân kiêng ăn rau muống để bảo đảm hiệu quả tối đa của thuốc. 

Ăn sống rau muống không rõ nguồn gốc

Rau muống không được trồng theo quy trình sạch thường có nhiều ký sinh trùng, rất nguy hiểm nếu bạn dùng làm rau sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Loại ký sinh trùng hay gặp nhất là sán lá ruột lớn, trứng sán vào cơ thể người sẽ nở và phát triển, gây đau bụng, tiêu chảy, dị ứng hoặc các bệnh mạn tính ở túi mật, xơ gan, suy gan...  Đó là chưa kể rau muống được trồng ở nguồn nước ô nhiễm, có kim loại nặng, rau muống bị phun hóa chất... sẽ có thể gây ngộ độc.

Ăn rau muống trái mùa

Rau muống trái mùa thường được sử dụng lượng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu lớn hơn, do đó dư lượng hóa chất cũng cao hơn. Tốt nhất là mùa nào thức nấy, hãy ưu tiên các loại rau khác trong mùa đông.

Minh Nhật(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn