Theo thông báo mới nhất từ Lầu Năm Góc, nhóm tàu tác chiến của Mỹ bao gồm tàu sân bay USS Carl Vinson cùng các tàu khu trục và tuần dương sẽ tới bán đảo Triều Tiên trong tuần này.
Được trang bị kho vũ khí đồ sộ với hàng trăm tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm, máy bay máy bay gây nhiễu sóng radar và các máy bay chiến đấu Super Hornet, nhóm tàu này được xem như tín hiệu cảnh báo mà Washington gửi tới Bình Nhưỡng trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, dàn vũ khí khủng mà bất cứ lực lượng quân đội nào cũng thèm khát này lại có một khoảng trống không thể bù đắp do không có khả năng chống đỡ các tên lửa đạn đạo.
"Một tàu sân bay không thể thay đổi được cuộc chơi. Mặc dù nhóm tàu mà USS Carl Vinson đang dẫn đầu có thể gây chú ý, nhưng nó cũng sẽ không làm được nhiều điều", Omar Lamrani, chuyên gia phân tích chính trị nhận định.
Cùng với đó, các chiến hạm đồng hành cùng USS Carl Vinson trên đường tới Triều Tiên bao gồm tàu khu trục USS Wayne E. Meyer, USS Michael Murphy, tuần dương hạm mang tên lửa hành trình USS Lake Champlain lại không được trang bị hệ thống giám sát Aegis có thể theo dõi tên lửa đạn đạo tầm xa hay hệ thống đánh chặn SM-3 có khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm trung hoặc tầm xa.
Video: Mỹ điều chiến hạm tới bán đảo Triều Tiên
Bình luận về vấn đề này, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Gary Ross chỉ nói: "Không hệ thống nào có thể phòng vệ trước mọi mối đe dọa" và không đề cập tới khả năng cụ thể của hệ thống vũ khí được trang bị trên các chiến hạm Mỹ.
Trong khi đó, Bloomberg cho rằng, nếu chính quyền Trump thực sự muốn trấn áp các mối đe dọa từ Triều Tiên, Washington nên cử một số hoặc toàn bộ 6 tàu chiến có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo của Hải Quẩn Mỹ đang đồn trú ở Yokosuka, Nhật Bản thay vì nhóm tàu sân bay nói trên.
Bình luận