Say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Đây là triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi.
Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi. Sự thay đổi phương hướng và tốc độ vận động khác nhau đều gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai trong.
Sự kích thích này mạnh đến một mức nào đó sẽ làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này?
Uống thuốc chống say
Trước khi lên xe 1 tiếng, hãy uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên trong khi trẻ em dùng ít hơn. Nếu ngồi xe trên 2 tiếng mà vẫn bị say, bạn có thể uống thêm 1 viên nữa.
Tuy nhiên, thuốc chống say lại có một nhược điểm, đó là tạo cảm giác choáng váng và lâng lâng cho người uống. Một khi đã say xe, bạn sẽ có cảm giác hơi nghẹn vì thuốc chống say chặn không để bạn bị nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.
Mang đồ ăn vặt
Bạn có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, nói chuyện cùng một ai đó, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ …để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.
Ngủ đủ giấc, ăn ít đi
Ngủ đủ giấc, ăn bớt đi hơn so với khẩu phần hàng ngày và ăn trước 2 tiếng khi lên xe. Trước khi lên ô tô bạn không nên nhịn đói mà nên ăn lấp đầy chiếc bụng rỗng nhưng cần thận trọng với những loại đồ ăn thu nạp vào trong cơ thể.
Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao. Trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống đồ có cồn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng bước lên xe với cái bụng rỗng.
Tránh xa mùi thuốc lá, mùi nước hoa hay các chất tạo mùi khó chịu trên xe.
Vì khói thuốc lá sẽ khiến cho tình trạng say xe của bạn trở nên say xe hơn vì thế bạn nên đề nghị những người đi chung xe với bạn không nên hút thuốc lá. Ban có thể thì bạn hãy mở cửa sổ ô tô để có thể tận hưởng không khí trong lành từ thiên nhiên cũng sẽ giúp bạn đỡ say hơn.
Vỏ quýt, bánh mỳ, gừng...
Bạn hãy nhớ mang theo một quả quýt, bánh mỳ hoặc củ gừng khi lên xe. Tinh dầu cùng hương thơm dìu dịu từ vỏ quýt hay gừng cùng mùi của bánh mỳ sẽ giúp bạn đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngồi ghế trước
Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Thêm vào đó, ngồi ghế trước thường ít xóc hơn.
Tập trung tinh thần, không đọc sách báo
Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh để mắt của bạn được nghỉ ngơi hoặc nói chuyện với những người xung quanh.
Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp. Chỉ cần bạn liếc qua vài dòng trong sách cũng đủ đưa bạn vào trạng thái say xe ngay lập tức.
Tránh ngồi cạnh người cũng say xe, không bị phụ thuộc vào cảm giác
Ngồi bên cạnh người bị say xe và sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức. Do đó, nên tránh ngồi cạnh những người cũng bị say xe như bạn.
Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường.
Thở bằng khí trời
Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài và tránh để gió thốc thẳng vào đầu. Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng.
Ngủ
Giấc ngủ trên xe sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chống lại cơn say. Nếu có thể, hãy ngủ một chút để quên cảm giác say.
Bình luận