Li Moumou, 18 tuổi, tới từ Tô Châu, Giang Tô. Cuối tháng 9, khi đang chơi game, Li bị người bạn trong trò chơi online lừa 200 tệ (gần 700 nghìn đồng) tiền "đồ nghề".
Bức xúc, Li lên mạng cầu cứu, nhờ cư dân mạng nghĩ giải pháp giúp mình lấy lại số tiền này.
Không lâu sau đó, chàng trai 18 tuổi thấy 1 tài khoản tự xưng là cảnh sát mạng. Sau khi thêm tài khoản QQ của người này, Li kể tường tận trường hợp của mình.
Ngay sau đó, "cảnh sát mạng" gửi một ảnh chụp màn hình cho Li, nói tài khoản của kẻ lừa đảo đã bị đóng băng. Tuy nhiên, cần phải làm tài khoản này hoạt động trở lại sau đó tiền mới hoàn trả được cho Li.
"Cảnh sát mạng" gửi cho Li một tài khoản ngân hàng, yêu cầu nam thanh niên gửi tiền vào đó để xác nhận thông tin trước khi gửi lại tiền trong tài khoản của kẻ lừa đảo cho Li.
Tin rằng đây là thủ tục cần thiết nên khi nhận được những yêu cầu này, Li không nghi ngờ chuyển gần 10.000 tệ (hơn 34 triệu đồng). Khi đối phương nói chưa đủ. Li trong cơn giận dữ bị lừa 200 tệ tiếp tục chuyển thêm 15.000 (hơn 50 triệu đồng).
Sau khi chuyển tiền, Li ngồi đợi 200 tệ chuyển trở về tài khoản. Nhưng "cảnh sát mạng" tiếp tục yêu cầu cậu chuyển thêm tiền. Tới lúc này, Li mới phát hiện ra mình bị lừa và ra đồn cảnh sát trình báo.
Li là một trong rất nhiều trường hợp lừa đảo qua mạng thời gian qua ở Trung Quốc.
Hu, 25 tuổi và làm việc ở huyện Thường Thực, tỉnh Tô Châu thậm chí còn đen đủi hơn.
Sau khi bị tội phạm mạng lừa 90.000 tệ, Hu tiếp tục tìm kiếm các kênh báo động gian lận trực tuyến. Anh nhúng tài khoản QQ của mình vào một nền tảng như vậy nên và bị lừa thêm 16.000 tệ.
Bình luận