(VTC News) - Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin nhiều nam thiếu niên Việt Nam đang phải lao động như nô lệ trong các trang trại cần sa bí mật ở Anh.
Theo SCMP, các thanh thiếu niên Việt Nam đang phải làm việc dưới sự chỉ huy của những kẻ tàn nhẫn trong các đồn điền cần sa bí mật.
Luật sư hình sự người Anh Philippa Southwell ngồi bên cạnh một tập hồ sơ dày cộp trong văn phòng nhỏ của mình ở phía Nam London.
Trong vài năm trở lại đây, Southwell thường xuyên làm đại diện cho các thân chủ là nam thanh thiếu niên bị bán từ Việt Nam sang Anh làm việc trong các khu vực trồng cần sa trái phép.
Nhiều người có hoàn nghèo khó xem nhiều quốc gia châu Âu như cánh cửa làm giàu, cũng có thể những người chấp nhận vượt biên là để kiếm tiền gửi về cho cha mẹ.
Theo Bộ Nội vụ Anh, trong năm 2013 có khoảng 13.000 nạn nhân phải làm việc như những nô lệ, họ thường đến từ Albania, Nigeria, Việt Nam và Romania.
Trong số đó, những đứa trẻ Việt Nam có khi vượt biên từ khi còn rất bé, các em phải trải qua những chuyến tàu xe kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm mới đến được nước Anh xa xôi.
Southwell nói: "Những đứa trẻ thường được vận chuyển qua Nga, Đức hay Pháp, bằng các phương pháp như đi bộ xuyên rừng nhiều ngày đêm hay bị nhét vào những chiếc xe tải bẩn thỉu, chật chội để qua mắt lực lượng an ninh".
Thậm chí, có những em bị nhốt trong các hộp kín để di chuyển, không thể cựa quậy, không thể la hét và phải vệ sinh ngay trong hộp.
Khi đến Anh, trẻ em được chia ra làm việc ở các nông trại trồng cần sa bí mật, với hệ thống chiếu sáng hiện đại để trả món nợ mà các em phải chịu để đến được Anh, thường rơi vào khoảng 30.000 Bảng.
Luật sư Southwell cảnh báo: "Công việc này cực kỳ nguy hiểm, đèn điện chiếu cả ngày, dây điện vương khắp nơi trong khi các cửa sổ bị đóng kín để tránh lao động bỏ trốn, ngoài ra, các khung cửa kính cũng được lắp bộ lọc để ánh sáng bên ngoài không thể lọt vào, ảnh hưởng đến năng suất".
Trong khi đó, khi bị bắt, lũ trẻ thường bị đối xử như tội phạm chứ không phải nạn nhân vì việc trồng cần sa là hành động trái pháp luật ở Anh.
Giám đốc tổ chức từ thiện giúp đỡ những trẻ em là nạn nhân của buôn người ECPAT UK bà Chloe Setter nói: "Theo tôi được biết, chưa có băng nhóm buôn người Việt Nam nào bị truy tố vì đem trẻ em đến đây với mục đích như vậy. Nhưng các em đã bị nhốt lại, bị truy tố và bị kết tội trái pháp luật".
Năm 2013, tòa án ở Anh đã phán quyết rằng các nạn nhân của nạn buôn người không nên bị truy tố khi tòa hủy bỏ phán quyết kết tội 3 người Việt Nam, trong đó có 1 thân chủ của Southwell, vì các tội liên quan đến ma túy. Nhưng từ đó trở đi, mọi chuyện ít có tiến triển.
Cảnh sát vẫn bắt giữ các thiếu niên tham gia trồng cần sa trong khi lại không tìm được chứng cứ giúp tìm ra trùm các đường dây buôn người.
Ví dụ, cảnh sát hiếm khi điều tra các số điện thoại lưu giữ thông tin về những nạn nhân trồng cần sa.
Mặc dù cần sa đã bị coi là phạm pháp ở Anh từ năm 1928, nhưng hiện nay đây vẫn là thứ ma túy thông dụng nhất ở nước này. Có tới 2.7 triệu người tiêu thụ hơn 1.000 tấn cần sa với giá trị ước tính 5.9 triệu Bảng Anh (9.17 triệu USD) mỗi năm.
Số liệu cảnh sát cho biết hầu hết cần sa tiêu thụ ở Anh là do trong nước trồng.
Năm 2011-2012, số điểm trồng cần sa lậu đã tăng gấp đôi so với 4 năm trước đó, lên gần 8.000 điểm.
Tùng Đinh (theo SCMP)
Theo SCMP, các thanh thiếu niên Việt Nam đang phải làm việc dưới sự chỉ huy của những kẻ tàn nhẫn trong các đồn điền cần sa bí mật.
Luật sư hình sự người Anh Philippa Southwell ngồi bên cạnh một tập hồ sơ dày cộp trong văn phòng nhỏ của mình ở phía Nam London.
Trong vài năm trở lại đây, Southwell thường xuyên làm đại diện cho các thân chủ là nam thanh thiếu niên bị bán từ Việt Nam sang Anh làm việc trong các khu vực trồng cần sa trái phép.
Cảnh sát Anh bắt giữ một nhà máy trồng cần sa bí mật ở phía Đông London |
Theo Bộ Nội vụ Anh, trong năm 2013 có khoảng 13.000 nạn nhân phải làm việc như những nô lệ, họ thường đến từ Albania, Nigeria, Việt Nam và Romania.
Trong số đó, những đứa trẻ Việt Nam có khi vượt biên từ khi còn rất bé, các em phải trải qua những chuyến tàu xe kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm mới đến được nước Anh xa xôi.
Southwell nói: "Những đứa trẻ thường được vận chuyển qua Nga, Đức hay Pháp, bằng các phương pháp như đi bộ xuyên rừng nhiều ngày đêm hay bị nhét vào những chiếc xe tải bẩn thỉu, chật chội để qua mắt lực lượng an ninh".
Thậm chí, có những em bị nhốt trong các hộp kín để di chuyển, không thể cựa quậy, không thể la hét và phải vệ sinh ngay trong hộp.
Khi đến Anh, trẻ em được chia ra làm việc ở các nông trại trồng cần sa bí mật, với hệ thống chiếu sáng hiện đại để trả món nợ mà các em phải chịu để đến được Anh, thường rơi vào khoảng 30.000 Bảng.
Luật sư Southwell cảnh báo: "Công việc này cực kỳ nguy hiểm, đèn điện chiếu cả ngày, dây điện vương khắp nơi trong khi các cửa sổ bị đóng kín để tránh lao động bỏ trốn, ngoài ra, các khung cửa kính cũng được lắp bộ lọc để ánh sáng bên ngoài không thể lọt vào, ảnh hưởng đến năng suất".
Trong khi đó, khi bị bắt, lũ trẻ thường bị đối xử như tội phạm chứ không phải nạn nhân vì việc trồng cần sa là hành động trái pháp luật ở Anh.
Giám đốc tổ chức từ thiện giúp đỡ những trẻ em là nạn nhân của buôn người ECPAT UK bà Chloe Setter nói: "Theo tôi được biết, chưa có băng nhóm buôn người Việt Nam nào bị truy tố vì đem trẻ em đến đây với mục đích như vậy. Nhưng các em đã bị nhốt lại, bị truy tố và bị kết tội trái pháp luật".
Năm 2013, tòa án ở Anh đã phán quyết rằng các nạn nhân của nạn buôn người không nên bị truy tố khi tòa hủy bỏ phán quyết kết tội 3 người Việt Nam, trong đó có 1 thân chủ của Southwell, vì các tội liên quan đến ma túy. Nhưng từ đó trở đi, mọi chuyện ít có tiến triển.
Cảnh sát vẫn bắt giữ các thiếu niên tham gia trồng cần sa trong khi lại không tìm được chứng cứ giúp tìm ra trùm các đường dây buôn người.
Ví dụ, cảnh sát hiếm khi điều tra các số điện thoại lưu giữ thông tin về những nạn nhân trồng cần sa.
Mặc dù cần sa đã bị coi là phạm pháp ở Anh từ năm 1928, nhưng hiện nay đây vẫn là thứ ma túy thông dụng nhất ở nước này. Có tới 2.7 triệu người tiêu thụ hơn 1.000 tấn cần sa với giá trị ước tính 5.9 triệu Bảng Anh (9.17 triệu USD) mỗi năm.
Số liệu cảnh sát cho biết hầu hết cần sa tiêu thụ ở Anh là do trong nước trồng.
Năm 2011-2012, số điểm trồng cần sa lậu đã tăng gấp đôi so với 4 năm trước đó, lên gần 8.000 điểm.
Tùng Đinh (theo SCMP)
Bình luận