(VTC News) – Khi lực lượng chức năng đi kiểm tra xử lý vi phạm tàu thuyền kinh doanh trên Hồ Tây, nhiều trường hợp không ai thừa nhận là chủ tàu.
Trong phiên họp giao ban báo chí do Thành Ủy Hà Nội tổ chức chiều nay (14/10), ông Đỗ Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ đã trao đổi xung quanh vấn đề quản lý tàu thuyền kinh doanh trên Hồ Tây.
Theo đó, ông Tuấn xác nhận thông tin, thời gian vừa qua, nhiều tàu thuyền kinh doanh đã xả thải khiến cho nước Hồ Tây bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, một số tàu đã cũ nát, quá hạn đăng kiểm mà vẫn hoạt động trên hồ.
Về hình thức xử lý, ông Tuấn cho hay, cách đây khoảng 2 tuần, các đơn vị chức năng quận Tây Hồ đã tiến hành rà soát toàn bộ các tàu hoạt động trên Hồ Tây. Qua đó, đoàn kiểm tra đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ đối với 2 tàu vi phạm về môi trường.
Bên cạnh đó, có 2 tàu vi phạm khác nhưng chủ tàu không có mặt. Với trường hợp này, ông Tuấn khẳng định rằng, quận Tây Hồ sẽ chỉ đạo ra văn bản xử lý vi phạm.
Ông Đỗ Anh Tuấn phát biểu tại cuộc họp báo. |
Đáng chú ý, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ cho biết, còn có 2 trường hợp chưa tìm được chủ tàu.
“Khi chúng tôi tới kiểm tra thì những người ở trên tàu không thừa nhận đó là tàu của họ. Với 2 trường hợp này thì chúng tôi đang xin phép thành phố để kéo di chuyển đi nơi khác chứ không thể để như vậy được”, ông Tuấn nói.
“Khi chúng tôi tới kiểm tra thì những người ở trên tàu không thừa nhận đó là tàu của họ. Với 2 trường hợp này thì chúng tôi đang xin phép thành phố để kéo di chuyển đi nơi khác chứ không thể để như vậy được”, ông Tuấn nói.
Ông Đỗ Anh Tuấn cho biết thêm, tình trạng ô nhiễm nước Hồ Tây hiện nay không phải chỉ do các tàu thuyền gây ra mà còn là do nước thải từ dân cư ven hồ xả ra.
“Trước đây, hệ thống thoát nước thải trên tuyến đường Thụy Khuê đều xả ra Hồ Tây. Hiện những điểm có bèo tây mọc là nơi có cống nước thải. Những địa điểm này đang bị ô nhiễm. Quận đã làm việc với sở Xây dựng, Công ty Thoát nước để xử lý vấn đề này trong thời gian tới”, ông Tuấn nói.
Về hình thức xử lý đối với tàu cũ nát, ông Tuấn cho hay: “Năm 2013, UBND thành phố có cho quận Tây Hồ nạo vét lòng Hồ Tây ở khu vực đầm Bảy và nơi đó trở thành khu vực đỗ tàu. Sắp tới, với các tàu đủ điều kiện thì chúng tôi kiến nghị sẽ kéo về khu vực này. Đối với các tàu thuyền cũ nát, hết hạn đăng kiểm thì chúng tôi sẽ cho di chuyển tới địa điểm khác và có biện pháp xử lý thích hợp.
Quan điểm của quận là sẽ di chuyển toàn bộ tàu thuyền tại khu vực này (men theo đường Thanh Niên), trả lại cảnh quan cho đường Thanh Niên, chùa Trấn Quốc.
Vừa qua, UBND thành phố cũng quan tâm đến việc giải quyết ùn tắc giao thông tại đây nên đã cho phép mở một đường mới từ đường kè Hồ Tây tới đường Thanh Niên. Khi đó, các tàu thuyền đỗ tại đây cũng không còn phù hợp nữa nên càng phải di chuyển.”
Vừa qua, UBND thành phố cũng quan tâm đến việc giải quyết ùn tắc giao thông tại đây nên đã cho phép mở một đường mới từ đường kè Hồ Tây tới đường Thanh Niên. Khi đó, các tàu thuyền đỗ tại đây cũng không còn phù hợp nữa nên càng phải di chuyển.”
Trước câu hỏi của phóng viên rằng, hiện các tàu thuyền kinh doanh trên Hồ Tây đang gây ô nhiễm cho hồ và vi phạm một số quy định pháp luật khác, nhưng không rõ các tàu thuyền này đóng góp cho ngân sách của quận và thành phố bao nhiêu?
Về điều này, ông ông Đỗ Anh Tuấn có vẻ cũng không nắm được. Ông nói: “Các tàu hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. Trong số các tàu hiện tại, có một số tàu có quyết định thuê đất mặt nước của UBND thành phố trước đây. Về vấn đề này, chúng tôi tiếp thu ý kiến của các nhà báo và sẽ xem xét cụ thể.”
Minh Quyết
Bình luận