(VTC News) – Nhiều đối tượng truy nã đã tìm mua các loại vũ khí để sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng, tìm cách tẩu thoát khi bị phát hiện, bắt giữ.
Tội phạm truy nã ngày càng manh động
Bộ Công an vừa có báo cáo tổng kết 10 năm công tác truy nã tội phạm, giai đoạn 2004 – 2014. Nội dung báo cáo cho biết, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, các vụ án hình sự có chiều hướng gia tăng, nhất là trên các tuyến và địa bàn trọng điểm.
Trong đó, các loại tội phạm hình sự nguy hiểm, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án diễn ra nhiều, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi xảo quyệt, manh động và có tính lưu động cao.
Tội phạm có tổ chức còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, nhất là các băng nhóm liên quan đến hoạt động bảo kê. Tội phạm kinh tế, tham nhũng và môi trường ngày càng gia tăng.
Tội phạm ma túy diễn ra rất phức tạp, hình thành nhiều băng nhóm buôn bán, vận chuyển với số lượng lớn ma túy, sử dụng vũ khí sẵn sàng chống trả lực lượng Công an khi bị phát hiện, bắt giữ gây ra những điểm nóng, phức tạp về an ninh trật tự tại một số địa bàn thuộc Hòa Bình, Sơn La…
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao có chiều hướng gia tăng với nhiều phương thức thủ đoạn mới.
Trong 10 năm Công an toàn quốc đã khởi tố 982.985 bị can. Tình hình trên đã tạo áp lực lớn, đặt ra yêu cầu nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khó khăn, phức tạp cho công tác truy nã tội phạm.
Về tình hình đối tượng truy nã, thống kê của Bộ Công an cho thấy, tính đến ngày 01/10/2004, toàn quốc còn 17.828 ĐTTN, trong đó có 4.863 ĐTTN nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Trong đó, đối tượng do Cơ quan Công an ra quyết định truy nã là 17.450 ĐTTN (có 4.728 ĐTTN nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm). Đối tượng do Cơ quan Quân đội ra quyết định truy nã là 378 ĐTTN (có 135 ĐTTN nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm).
Từ tháng 10/2004 đến ngày 15/11/2014, toàn quốc đã ra quyết định truy nã 73.156 đối tượng, trong đó có 16.758 ĐTTN nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Số liệu thống kê nói trên cho thấy, trong giai đoạn 2004 - 2014 trung bình hàng năm phát sinh hơn 7.000 ĐTTN (10 năm hơn 70 ngàn đối tượng), chiếm hơn 7% tổng số bị can khởi tố mới.
Nhiều công an đã hy sinh
Phân tích về trường hợp trốn phải ra quyết định truy nã, cơ quan chức năng nhận thấy một số đặc điểm chung của các đối tượng này.
Theo đó, sau khi gây án, đối tượng truy nã thường nhanh chóng tìm cách bỏ trốn. Chúng thường trốn đến vùng sâu, vùng xa, đồng thời sử dụng nhiều thủ đoạn để lẩn trốn, che dấu tung tích đối phó với sự phát hiện của cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân như: thay đổi tên tuổi, thay đổi đặc điểm nhận dạng, liên tục thay đổi nơi ở, thay đổi cách thức liên lạc, liên hệ với người thân, đồng bọn để đánh lạc hướng xác minh, truy bắt của lực lượng chức năng.
Trong quá trình lẩn trốn nhiều đối tượng truy nã tiếp tục phạm tội, thậm chí có sự tiếp tay của đồng bọn hoặc của gia đình, nhất là các hành vi giả mạo các loại giấy tờ để tạo vỏ bọc hợp pháp nhằm trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân.
Nhiều đối tượng tụ tập, cấu kết thành băng ổ nhóm tiếp tục các hoạt động phạm tội. Nguy hiểm hơn, nhiều đối tượng truy nã đã tìm mua các loại vũ khí để sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng, tìm cách tẩu thoát khi bị phát hiện, bắt giữ.
Thực tế trong những năm qua, ĐTTN đã gây ra một số vụ thương vong cho lực lượng tham gia truy bắt, nhất là các ĐTTN phạm tội về ma túy và ĐTTN hình sự đặc biệt nguy hiểm.
Đã có 7 cán bộ công an hy sinh trong quá trình truy bắt ĐTTN, điển hình như vụ truy bắt đối tượng truy nã phạm tội mua bán trái phép chất ma túy Vàng A Khua, sinh năm 1956, tại xã Hang Kia, Mai Châu, Hòa Bình vào ngày 05/02/2010. Đối tượng này đã sử dụng vũ khí chống trả làm 3 cán bộ công an hy sinh.
Lợi dụng điều kiện ra nước ngoài thuận tiện do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế thế giới của đất nước, nhiều đối tượng truy nã đã tìm cách trốn ra nước ngoài ngay sau khi gây án.
Trong đó, một số lớn đối tượng truy nã có thông tin trốn sang các nước có chung đường biên giới. Đặc biệt, có những ĐTTN sau khi trốn ra nước ngoài đã câu kết với bọn phản động lưu vong quay lại tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước như đối tượng Phạm Mạnh Hùng, sinh năm 1982, đăng ký thường trú tại xã Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội, bị truy nã về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quyết định truy nã của Công an thành phố Hà Nội, hiện đang lẩn trốn tại Canada.
Bắt và thanh loại hàng chục nghìn tội phạm trốn nã
Mặc dù các ĐTTN liều lĩnh và có nhiều thủ đoạn tinh vi, nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, công tác truy nã tội phạm đã có nhiều chuyển biến tích cực, số ĐTTN bắt, vận động đầu thú, thanh loại tăng cao.
Cụ thể, từ 01/10/2004 đến ngày 15/11/2014, toàn quốc đã truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại được 76.414 ĐTTN, trong đó có 16.207 ĐTTN nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Trong đó, lực lượng Công an đã truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại được 76.148 ĐTTN (bắt 48.164 đối tượng, vận động đầu thú 25.966 đối tượng, thanh loại 2.018 đối tượng).
Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2009 (trước khi có lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm chuyên trách), lực lượng Công an toàn quốc bắt, vận động đầu thú và thanh loại được 34.871 đối tượng (5.949 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm).
Từ khi có lực lượng Cảnh sát truy nã chuyên trách (từ năm 2010 đến năm 2014) toàn quốc đã bắt, vận động đầu thú và thanh loại 41.277 ĐTTN, tăng 6.406 đối tượng so với trước khi có lực lượng Cảnh sát truy nã chuyên trách. Số nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm là 10.122 đối tượng, tăng 4.173 đối tượng.
Minh Quyết
Tội phạm truy nã ngày càng manh động
Bộ Công an vừa có báo cáo tổng kết 10 năm công tác truy nã tội phạm, giai đoạn 2004 – 2014. Nội dung báo cáo cho biết, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, các vụ án hình sự có chiều hướng gia tăng, nhất là trên các tuyến và địa bàn trọng điểm.
Trong đó, các loại tội phạm hình sự nguy hiểm, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án diễn ra nhiều, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi xảo quyệt, manh động và có tính lưu động cao.
Tội phạm có tổ chức còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, nhất là các băng nhóm liên quan đến hoạt động bảo kê. Tội phạm kinh tế, tham nhũng và môi trường ngày càng gia tăng.
Ngày 22/4/2014, Công an Bắc Giang phối hợp Công an Hải Phòng tổ chức bắt giữ Phạm Văn Tự (38 tuổi, ở phường Cát Bi, quận Hải An, Hải Phòng, bị truy nã về tội Mua bán trái phép chất ma túy). Ảnh: NLĐ |
Tội phạm ma túy diễn ra rất phức tạp, hình thành nhiều băng nhóm buôn bán, vận chuyển với số lượng lớn ma túy, sử dụng vũ khí sẵn sàng chống trả lực lượng Công an khi bị phát hiện, bắt giữ gây ra những điểm nóng, phức tạp về an ninh trật tự tại một số địa bàn thuộc Hòa Bình, Sơn La…
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao có chiều hướng gia tăng với nhiều phương thức thủ đoạn mới.
Trong 10 năm Công an toàn quốc đã khởi tố 982.985 bị can. Tình hình trên đã tạo áp lực lớn, đặt ra yêu cầu nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khó khăn, phức tạp cho công tác truy nã tội phạm.
Về tình hình đối tượng truy nã, thống kê của Bộ Công an cho thấy, tính đến ngày 01/10/2004, toàn quốc còn 17.828 ĐTTN, trong đó có 4.863 ĐTTN nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Trong đó, đối tượng do Cơ quan Công an ra quyết định truy nã là 17.450 ĐTTN (có 4.728 ĐTTN nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm). Đối tượng do Cơ quan Quân đội ra quyết định truy nã là 378 ĐTTN (có 135 ĐTTN nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm).
Từ tháng 10/2004 đến ngày 15/11/2014, toàn quốc đã ra quyết định truy nã 73.156 đối tượng, trong đó có 16.758 ĐTTN nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Số liệu thống kê nói trên cho thấy, trong giai đoạn 2004 - 2014 trung bình hàng năm phát sinh hơn 7.000 ĐTTN (10 năm hơn 70 ngàn đối tượng), chiếm hơn 7% tổng số bị can khởi tố mới.
Nhiều công an đã hy sinh
Phân tích về trường hợp trốn phải ra quyết định truy nã, cơ quan chức năng nhận thấy một số đặc điểm chung của các đối tượng này.
Theo đó, sau khi gây án, đối tượng truy nã thường nhanh chóng tìm cách bỏ trốn. Chúng thường trốn đến vùng sâu, vùng xa, đồng thời sử dụng nhiều thủ đoạn để lẩn trốn, che dấu tung tích đối phó với sự phát hiện của cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân như: thay đổi tên tuổi, thay đổi đặc điểm nhận dạng, liên tục thay đổi nơi ở, thay đổi cách thức liên lạc, liên hệ với người thân, đồng bọn để đánh lạc hướng xác minh, truy bắt của lực lượng chức năng.
Trong quá trình lẩn trốn nhiều đối tượng truy nã tiếp tục phạm tội, thậm chí có sự tiếp tay của đồng bọn hoặc của gia đình, nhất là các hành vi giả mạo các loại giấy tờ để tạo vỏ bọc hợp pháp nhằm trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân.
Nhiều đối tượng tụ tập, cấu kết thành băng ổ nhóm tiếp tục các hoạt động phạm tội. Nguy hiểm hơn, nhiều đối tượng truy nã đã tìm mua các loại vũ khí để sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng, tìm cách tẩu thoát khi bị phát hiện, bắt giữ.
Thực tế trong những năm qua, ĐTTN đã gây ra một số vụ thương vong cho lực lượng tham gia truy bắt, nhất là các ĐTTN phạm tội về ma túy và ĐTTN hình sự đặc biệt nguy hiểm.
Đã có 7 cán bộ công an hy sinh trong quá trình truy bắt ĐTTN, điển hình như vụ truy bắt đối tượng truy nã phạm tội mua bán trái phép chất ma túy Vàng A Khua, sinh năm 1956, tại xã Hang Kia, Mai Châu, Hòa Bình vào ngày 05/02/2010. Đối tượng này đã sử dụng vũ khí chống trả làm 3 cán bộ công an hy sinh.
Lợi dụng điều kiện ra nước ngoài thuận tiện do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế thế giới của đất nước, nhiều đối tượng truy nã đã tìm cách trốn ra nước ngoài ngay sau khi gây án.
Trong đó, một số lớn đối tượng truy nã có thông tin trốn sang các nước có chung đường biên giới. Đặc biệt, có những ĐTTN sau khi trốn ra nước ngoài đã câu kết với bọn phản động lưu vong quay lại tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước như đối tượng Phạm Mạnh Hùng, sinh năm 1982, đăng ký thường trú tại xã Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội, bị truy nã về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quyết định truy nã của Công an thành phố Hà Nội, hiện đang lẩn trốn tại Canada.
Bắt và thanh loại hàng chục nghìn tội phạm trốn nã
Mặc dù các ĐTTN liều lĩnh và có nhiều thủ đoạn tinh vi, nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, công tác truy nã tội phạm đã có nhiều chuyển biến tích cực, số ĐTTN bắt, vận động đầu thú, thanh loại tăng cao.
Cụ thể, từ 01/10/2004 đến ngày 15/11/2014, toàn quốc đã truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại được 76.414 ĐTTN, trong đó có 16.207 ĐTTN nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Trong đó, lực lượng Công an đã truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại được 76.148 ĐTTN (bắt 48.164 đối tượng, vận động đầu thú 25.966 đối tượng, thanh loại 2.018 đối tượng).
Trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2009 (trước khi có lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm chuyên trách), lực lượng Công an toàn quốc bắt, vận động đầu thú và thanh loại được 34.871 đối tượng (5.949 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm).
Từ khi có lực lượng Cảnh sát truy nã chuyên trách (từ năm 2010 đến năm 2014) toàn quốc đã bắt, vận động đầu thú và thanh loại 41.277 ĐTTN, tăng 6.406 đối tượng so với trước khi có lực lượng Cảnh sát truy nã chuyên trách. Số nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm là 10.122 đối tượng, tăng 4.173 đối tượng.
Minh Quyết
Bình luận