“Nếu bảo “nháy mắt đưa tình”, hay “mời đi chơi liên tục” mà quy là quấy rối tình dục thì khó lắm".
Mới đây, Bộ LĐ, TB&XH phối hợp Tổng LĐLĐVN, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố “Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc”.
Theo Bộ quy tắc, các hình thức quấy rối tình dục gồm: Hành vi quấy rối thể chất như tiếp xúc, cố tình đụng chạm, sờ mó, cấu véo, thậm chí tấn công tình dục, cưỡng dâm... Bên cạnh đó còn hành vi quấy rối bằng lời nói bao gồm nhận xét không phù hợp, không đứng đắn, có ngụ ý về tình dục, đề nghị, yêu cầu không được mong muốn một cách liên tục... Hành vi quấy rối phi lời nói bao gồm ngôn ngữ cơ thể không đứng đắn, nháy mắt, phô bày tài liệu khiêu dâm…
Trao đổi với PV, GS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Ở Việt Nam, các hiện tượng có tính chất quấy rối tình dục đối với phụ nữ khá phổ biến, nhưng chưa được đưa vào quy định để ngăn chặn. Một khi đã quy định phải cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng, phù hợp với thực tiễn”.
Ông Thi nhận định, để đánh giá về tính khả thi của Bộ quy tắc này không dễ, quan trọng là nếu muốn Bộ quy tắc này khả thi, người nào cho rằng mình bị người khác quấy rối, vi phạm thì mạnh dạn tố cáo, khiếu kiện, sau đó cơ quan xét xử là cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và khẳng định điều đó đã vi phạm hay chưa.
Cùng quan điểm, TS Xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh, Trưởng ban Thông tin, phổ biến kiến thức, Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam cho rằng, quan trọng là khâu tổ chức thực hiện thế nào cho hiệu quả. Bộ quy tắc này chủ yếu để giáo dục, truyền thông cho nạn nhân chứ không nặng về xử lý vụ việc, hướng vào truyền thông, giáo dục thủ phạm.
Để biên soạn bộ quy tắc này, chắc chắn những người thực hiện phải xuất phát từ những tình huống thực tế, có thật, những hiện tượng thường xảy ra, phải tiếp cận dựa trên kiến thức khoa học liên ngành do các chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện. Để tăng cường hiệu quả, cần phải tạo cơ chế thực hiện như tập huấn cho các cấp lãnh đạo các ban ngành, tổ chức liên quan. Bên cạnh đó, phải thành lập các đường dây nóng trợ giúp, thành lập các tổ tư vấn, tham vấn cho các vụ việc, rồi nơi nhận hồ sơ xử lý vụ việc…
Trong khi đó, ĐBQH Bùi Thị An (Hà Nội) lại cho rằng, trong việc xây dựng luật hay các bộ quy tắc, trước hết phải có đánh giá tác động, đánh giá khả năng hấp thụ của luật, của quy tắc đó đối với xã hội hiện tại. Cụ thể, phải xét đến trình độ dân trí, tính cấp bách, cần thiết, và quan trọng là nguồn lực để thực hiện luật, quy tắc đã đề ra.
“Một bộ luật hay bộ quy tắc đưa ra mà không khả thi thì vừa không có ý nghĩa, không đem lại hiệu quả gì, lại gây lãng phí nguồn lực tổ chức thi hành”, bà An nói và cho rằng, việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc là cần thiết, nhưng phải khảo sát thực tế cuộc sống cần gì, cái gì đưa vào có thể thực hiện được, không thực hiện được thì không nên, sẽ dẫn đến chuyện nhờn luật, gây mất lòng tin của dân.
“Các quy tắc đưa ra phải cụ thể, rõ ràng, có tính xác thực. Còn nếu bảo “nháy mắt đưa tình”, hay “mời đi chơi liên tục” mà quy là quấy rối tình dục thì khó lắm. Làm thế nào để xác định, chứng minh được điều đó. Tôi nháy mắt có thể là tôi yêu quý anh/ chị chứ sao lại bảo tôi quấy rối? Luật là phải định lượng chứ không thể định tính, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Những thứ liên quan đến phạm trù hành vi đạo đức như quấy rối tình dục thì quan trọng vẫn là phải tuyên truyền, còn biện pháp cấm sẽ không hiệu quả, không thể cấm được”, bà An nêu quan điểm.
Nguồn: Hoài Thu(Báo Giao thông)
Mới đây, Bộ LĐ, TB&XH phối hợp Tổng LĐLĐVN, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố “Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc”.
Theo Bộ quy tắc, các hình thức quấy rối tình dục gồm: Hành vi quấy rối thể chất như tiếp xúc, cố tình đụng chạm, sờ mó, cấu véo, thậm chí tấn công tình dục, cưỡng dâm... Bên cạnh đó còn hành vi quấy rối bằng lời nói bao gồm nhận xét không phù hợp, không đứng đắn, có ngụ ý về tình dục, đề nghị, yêu cầu không được mong muốn một cách liên tục... Hành vi quấy rối phi lời nói bao gồm ngôn ngữ cơ thể không đứng đắn, nháy mắt, phô bày tài liệu khiêu dâm…
Trao đổi với PV, GS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Ở Việt Nam, các hiện tượng có tính chất quấy rối tình dục đối với phụ nữ khá phổ biến, nhưng chưa được đưa vào quy định để ngăn chặn. Một khi đã quy định phải cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng, phù hợp với thực tiễn”.
Ông Thi nhận định, để đánh giá về tính khả thi của Bộ quy tắc này không dễ, quan trọng là nếu muốn Bộ quy tắc này khả thi, người nào cho rằng mình bị người khác quấy rối, vi phạm thì mạnh dạn tố cáo, khiếu kiện, sau đó cơ quan xét xử là cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và khẳng định điều đó đã vi phạm hay chưa.
Video: Cách hay chống quấy rối tình dục trên xe bus
quocte/2014/12/10/Video-cch-hay-chng-quy-ri-tnh-dc-trn-xe-but-1418198821.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Cùng quan điểm, TS Xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh, Trưởng ban Thông tin, phổ biến kiến thức, Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam cho rằng, quan trọng là khâu tổ chức thực hiện thế nào cho hiệu quả. Bộ quy tắc này chủ yếu để giáo dục, truyền thông cho nạn nhân chứ không nặng về xử lý vụ việc, hướng vào truyền thông, giáo dục thủ phạm.
Để biên soạn bộ quy tắc này, chắc chắn những người thực hiện phải xuất phát từ những tình huống thực tế, có thật, những hiện tượng thường xảy ra, phải tiếp cận dựa trên kiến thức khoa học liên ngành do các chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện. Để tăng cường hiệu quả, cần phải tạo cơ chế thực hiện như tập huấn cho các cấp lãnh đạo các ban ngành, tổ chức liên quan. Bên cạnh đó, phải thành lập các đường dây nóng trợ giúp, thành lập các tổ tư vấn, tham vấn cho các vụ việc, rồi nơi nhận hồ sơ xử lý vụ việc…
Trong khi đó, ĐBQH Bùi Thị An (Hà Nội) lại cho rằng, trong việc xây dựng luật hay các bộ quy tắc, trước hết phải có đánh giá tác động, đánh giá khả năng hấp thụ của luật, của quy tắc đó đối với xã hội hiện tại. Cụ thể, phải xét đến trình độ dân trí, tính cấp bách, cần thiết, và quan trọng là nguồn lực để thực hiện luật, quy tắc đã đề ra.
“Một bộ luật hay bộ quy tắc đưa ra mà không khả thi thì vừa không có ý nghĩa, không đem lại hiệu quả gì, lại gây lãng phí nguồn lực tổ chức thi hành”, bà An nói và cho rằng, việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc là cần thiết, nhưng phải khảo sát thực tế cuộc sống cần gì, cái gì đưa vào có thể thực hiện được, không thực hiện được thì không nên, sẽ dẫn đến chuyện nhờn luật, gây mất lòng tin của dân.
“Các quy tắc đưa ra phải cụ thể, rõ ràng, có tính xác thực. Còn nếu bảo “nháy mắt đưa tình”, hay “mời đi chơi liên tục” mà quy là quấy rối tình dục thì khó lắm. Làm thế nào để xác định, chứng minh được điều đó. Tôi nháy mắt có thể là tôi yêu quý anh/ chị chứ sao lại bảo tôi quấy rối? Luật là phải định lượng chứ không thể định tính, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Những thứ liên quan đến phạm trù hành vi đạo đức như quấy rối tình dục thì quan trọng vẫn là phải tuyên truyền, còn biện pháp cấm sẽ không hiệu quả, không thể cấm được”, bà An nêu quan điểm.
Nguồn: Hoài Thu(Báo Giao thông)
Bình luận