• Zalo

‘Nhặt rác để sống khác’: Tâm thư của thầy giáo trẻ trên đảo Hòn Nghệ

Đời sốngThứ Tư, 24/11/2021 15:00:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Đây là bức tâm thư của thầy giáo Trần Văn Tùng (sinh năm 1991, Kiên Giang) đã dọn rác suốt 5 tháng qua để cứu biển khi bị mắc kẹt ở đảo, nghỉ dạy vì giãn cách.

Một trận đại dịch đã nhắc nhở chúng ta điều gì? Hy vọng các bạn suy nghĩ chậm lại một chút, dành thời gian khoảng 5 phút để đọc bức thư này của tôi và nhìn xung quanh xem, các bạn thấy những gì và tự cho bản thân một lời khuyên, cũng như một lần được suy nghĩ lại những việc làm của chính mình trong thời gian qua.

Đừng kiếm tiền bất chấp

Tôi đánh giá cao các bạn về cách làm việc giỏi, rất siêng năng, kiếm tiền cũng giỏi, về mọi mặt, mọi lĩnh vực, tôi xem trọng điều đó.

Tuy nhiên, tôi thấy hầu hết ở mọi lứa tuổi, từ những bạn trẻ phải bỏ học sớm, hay những người đã và đang làm việc ở những vị trí nhất định, tất cả có chung một nhược điểm, đó là các bạn quá mải mê chạy theo lợi nhuận, quá hăng say, bất chấp, nghĩ làm sao có lợi nhuận cao nhất, bán hàng nhanh nhất, tiện nhất, hiệu quả nhất, nhưng lại thiếu sự an toàn và bảo vệ môi trường.

An toàn ở đây tôi muốn nói là chính chúng ta, có ai mà chưa từng hít thử mùi hôi của rác? Có ai mà không đưa tay lên bịt mũi để tránh ngửi mùi hôi của rác?

Chắc chắn không thiếu những người biết rõ sự khó chịu khi gặp những đống rác ô nhiễm đó, vì sao mình nói như vậy?

Vì hiện tại, rác đã và đang là gánh nặng cho môi trường sống cũng như sự an toàn sức khỏe, môi trường sống của toàn xã hội.

‘Nhặt rác để sống khác’: Tâm thư của thầy giáo trẻ trên đảo Hòn Nghệ - 1

Nói đến động thực vật, một nửa là các loài thuỷ hải sản. Hằng ngày, những đàn cua, cá, mực... đang tung tăng bơi lội đã vô tình vướng vào lưới cào, màng bọc hay những túi rác mà con người vô tình, vô tâm vứt xuống sông, xuống biển.

Các bạn có hiểu được cảm giác kinh hoàng của chúng không? Chắc chắn là không. Vì sao? Vì đơn giản là các loài động thực vật muốn nói mà không nói được, muốn kêu cứu mà không kêu được. Có con may mắn thì được giải thoát, những con không may thì kẹt lại và nằm đó mãi mãi, rồi chết. Mình chưa nói tới những loài đang trong thời kỳ sinh sản, quá đau lòng!

Xả rác thải trực tiếp ra biển đang tăng mỗi ngày

Trong bức thư này, tôi đề cập đến vấn đề kiếm tiền mưu sinh, nhưng tôi cũng cho các bạn một lời khuyên, một lời nhắn nhủ về rác thải nhựa.

Trong lúc đại dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng trên toàn cầu, gây tổn thất nặng nề đến tất cả các ngành nghề trên thới giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thì mặt khác, đại dịch đã gián tiếp giúp đỡ, ngăn cản chúng ta sản xuất nhiều rác thải ra môi trường.

‘Nhặt rác để sống khác’: Tâm thư của thầy giáo trẻ trên đảo Hòn Nghệ - 2

Hiện nay, Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm, theo nhận định của ông Albert T. Lieberg, Trưởng đại diện Tổ chức Liên hiệp quốc (FAO) ở Việt Nam.

Ước tính riêng Việt Nam, lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm. Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, với con số “khổng lồ” là 1,8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm và lượng nhựa tiêu thụ này còn tăng.

Hậu quả kéo dài cả ngàn năm

Nhiều năm trở lại đây, rác thải nhựa và những vụ cá chết hàng loạt tại các xã đảo ven biển dần trở nên phổ biến và trở thành nỗi lo của người dân vùng biển.

Nhiều hoạt động, hình ảnh đẹp về những người thu gom rác diễn ra hàng ngày nhưng chúng ta vô tình quên đi hoặc cố tình làm ngơ, không quan tâm. Nếu ai cũng như vậy thì trước mắt, chúng ta là người trực tiếp chịu ảnh hưởng và lâu dài là thế hệ sau của chính chúng ta.

‘Nhặt rác để sống khác’: Tâm thư của thầy giáo trẻ trên đảo Hòn Nghệ - 3

Hiện nay, rác thải nhựa đang là gánh nặng mà các loài sinh vật ở đại dương đang “cầu cứu” con người thông qua xác của chúng nổi trên mặt nước.

Đặc biệt là trong lồng bè nuôi cá của ngư dân sống trên đảo. Các bạn nên nhìn nhận và hiểu rằng, đừng để xác các loài chết một cách oan uổng nhiều như vậy nữa.

Nếu không có biện pháp ngăn chặn việc xả rác bừa bãi thì những hình ảnh này sẽ ngày càng tiếp diễn, đau lòng và xót xa.

Do đó, mỗi khi làm điều gì, các bạn nên dành một chút thời gian để xem lại hành động tưởng chừng như vô hại, nghĩ đến vấn nạn môi trường hiện tại và tương lai. Ai cũng có thể kiếm tiền, nhưng kiếm tiền làm sao để vừa vui, vừa hạnh phúc, vừa mang lại giá trị cho nhân loại thì không có gì tuyệt vời hơn.

‘Nhặt rác để sống khác’: Tâm thư của thầy giáo trẻ trên đảo Hòn Nghệ - 4

Nếu có thể, bạn hãy dành 10-15 phút hằng ngày để gom rác và đốt. Tuy đốt không phải là giải pháp an toàn, nhưng đây là việc chúng ta có thể làm tốt nhất trong lúc này và tại thời điểm này, khi nhà máy xử lý rác chưa hoạt động hoặc chưa được vận hành tối đa.

Mình đồng ý cho các bạn quyền sử dụng hình ảnh, tác phẩm 100% với mục đích tuyên truyền, ngăn chặn rác thải nhựa đại dương trên các nền tảng xã hội. Qua đây, mình muốn nhắn gửi đến các bạn một thông điệp là “Sự sống trong tay, dừng ngay xả rác”.

Nếu có thể, với sự đóng góp nhỏ bé của mình, tôi muốn gửi bạn một trò chơi có tên “Nhặt rác để sống khác", tất cả các độ tuổi, bất kỳ ai cũng có thể tham gia và cùng chơi.

Luật chơi rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 3 tờ giấy A4 đặt xuống sàn và sắp xếp theo thứ tự 1-2-3.

Cách chơi như sau: Khi các bạn thấy hình cậu bé trong video chạy đến ô nào có hình chai nhựa, túi nilon, hoặc là xô nhựa, ly nhựa… vào ô số nào thì các bạn tiến vào ô số đó để nhặt rác. Các bạn có thể xem video dưới đây để hiểu rõ luật chơi.

Thông qua trò chơi này, hi vọng các bạn phần nào biết được trách nhiệm mà mỗi chúng ta cần phải làm.

Những hình ảnh trong trò chơi và những hình ảnh thực tế dưới biển trước nhà, trước mắt các bạn là gì? Là rác, là túi nilon, ly nhựa, chai nhựa, xô nhựa, quần áo... tất cả những thứ này tồn tại hàng trăm năm, thậm chí là hàng ngàn năm.

Trần Văn Tùng
Bình luận
vtcnews.vn