Với mục đích ép Hà Nội chấp nhận ký Hiệp định Paris theo các điều kiện của Mỹ, cách đây đúng 40 năm, vào đêm 18-12-1972, tổng thống Nixon ra lệnh mở màn chiến dịch Linebacker II với thời hạn ba ngày, nhằm vào các mục tiêu quanh Hà Nội và Hải Phòng. Nhưng trên thực tế chiến dịch kéo dài đến 12 ngày đêm.
Đây gần như là một cuộc biểu dương lực lượng vũ khí hiện đại nhất, được mang ra đối phó với một nước VN còn chưa phát triển.
Vì vậy mà Nixon ung dung đi nghỉ Giáng sinh và chờ tin chiến thắng. Nhưng họ chẳng bao giờ hiểu được Hà Nội đã chuẩn bị cho những ngày khốc liệt nhất của chiến tranh như thế nào.
“Cuộc đón tiếp lịch sự” bắt đầu!
Năm 1972, chàng phi công Nguyễn Đức Soát - người sau này là anh hùng lực lượng vũ trang tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân, mới 26 tuổi. 26 tuổi nhưng anh đã kịp bắn rơi sáu máy bay Mỹ.
Trong đó có năm chiếc chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10-1972, và là đại đội trưởng đại đội chiến đấu chủ lực của đoàn không quân Yên Thế, một đơn vị mà chỉ nhắc đến tên, những người bay, đã sống dậy cả một niềm tự hào của bầu trời.
Nguyễn Đức Soát ghi nhật ký từ năm 1964, và cuốn nhật ký thời chiến của ông dừng lại đúng ngày cuối cùng của năm 1972. Hầu như không ngày nào ông quên ghi nhật ký.
Cuốn nhật ký được nhét gọn trong túi áo bay, theo ông khắp các sân bay dã chiến miền Bắc: Đa Phúc, Kép, Gia Lâm, Thọ Xuân, Vinh, Hòa Lạc...
Nhật ký một phi công
“Đêm 18-12-1972
Hồi kẻng báo động sơ tán đầu tiên lúc 7 giờ đã làm hơi men cuối cùng của buổi liên hoan với C9 trong mình bị bay ra hết.
Có cảm giác đêm nay sẽ ác liệt. Ban chiều trong hội nghị các đại đội trưởng và chính trị viên toàn trung đoàn, đồng chí phó chính ủy đã thông báo về cuộc đàm phán ở Paris bị bế tắc. Bọn Mỹ không chịu ký kết, vẫn âm mưu đình chiến trên thế mạnh.
Thế nào chúng cũng “gây sức ép tối đa” với ta. Con chủ bài cuối cùng của bọn Mỹ là B-52 đã liều lĩnh bay ra ném bom Hà Nội. Bây giờ đã hơn 12g đêm mà cả hầm mình không đứa nào ngủ được.
Từng vầng lửa bừng lên ở phía Hà Nội. Sau khoảng nửa phút là từng tràng bom nổ rung chuyển cả hầm. Tiếng bom B-52 nghe rền rền như nghe từng hồi trống để sát tai mà gõ.
Đợt đầu tiên, bọn Mỹ dùng A6, A7, F.111 đánh hết các sân bay của mình. Yên Bái, Hòa Lạc, Kép, Gia Lâm, Vĩnh Phú, Miếu Môn rồi Kiến An nữa. Sân bay mình bị ba dải B-52.
Bọn bạn bay đêm ở trung đoàn 921 cất cánh. Nhiễu lần mờ hết rađa. Bọn F4 bắn tên lửa tới tấp vào chúng. Trong tiếng bom, tiếng súng loạn xạ sáng trời, ông Cung bay từ Hòa Lạc về đây hạ cánh sau khi đánh không được.
Bom đầy sân mà ông hạ được. Phục nhất là thằng Tuân hạ cánh. Hệ thống đèn hiệu ở sân bay hỏng hết. Mây thấp. Dầu hết. Đang không tìm thấy sân bay thì một chiếc B-52 bị tên lửa bắn cháy lao xuống, soi sáng cả một khoảng lớn.
Thế là nó lao xuống hạ. Chạm đất, máy bay bị rơi vào mấy hố bom, cứ nhảy lên, nhảy xuống. Cuối cùng máy bay lật ngửa, lăn kềnh trên cỏ. Nó đu chân đạp vỡ nắp buồng lái chui ra.
Chỉ riêng hành động ấy cũng đáng được tặng thưởng huân chương rồi. Ban nãy lúc 9g, chúng mình đùa nó như thế!
Đêm nay, bao nhiêu đồng bào mình bị hi sinh vì bom đạn giặc Mỹ. Nằm đây mà lòng nôn nao, bứt rứt...”.
Tướng Soát nhỏ nhẹ nói: “Tôi vẫn giữ cuốn nhật ký thời chiến của mình. Không có gì đặc biệt đâu, chỉ là những ghi chép hằng ngày của một phi công trẻ. Trong 12 ngày đêm đối mặt với B-52, tôi chỉ có một ngày không ghi chép: đêm Noel, Mỹ không đánh Hà Nội, và chúng tôi chuyển quân”.
Hà Nội không bất ngờ
...Từ năm 1962, khi quyết định thành lập lực lượng phòng không và bổ nhiệm tướng Phùng Thế Tài làm tư lệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với vị tư lệnh mới: “Các chú giờ chỉ có pháo cao xạ, chưa làm gì được B-52 đâu.
Ngay từ bây giờ các chú phải tìm hiểu, nắm vững, tìm cách đánh B-52 vì sớm hay muộn, Mỹ cũng sẽ đưa nó vào chiến trường VN”. Lời tiên tri báo trước 10 năm và bộ đội VN có 10 năm để chuẩn bị chiến đấu trên bầu trời Hà Nội.
... Tháng 8-1965, Mỹ bắt đầu đưa máy bay vào yểm trợ các cuộc hành quân của quân đội Mỹ và Sài Gòn trên chiến trường miền Nam. Cũng năm 1965, VN có trung đoàn tên lửa SAM2 đầu tiên.
Năm 1966, Mỹ đưa B-52 ném bom rải thảm khu vực Vĩnh Linh, Quảng Bình. Ngay năm đó, Quân chủng phòng không - không quân đã đưa nhiều đơn vị: tham mưu, rađa, tên lửa, không quân vào chiến trường Vĩnh Linh - Quảng Bình tìm cách phát hiện và đánh B-52.
Trong năm 1972, Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam đã chỉ thị cho sư đoàn phòng không 361 lần lượt đưa 1-2 trung đoàn tên lửa vào đường Trường Sơn để tiếp cận, nghiên cứu mức độ gây nhiễu điện tử của B-52. Các đơn vị tên lửa sau khi vào Trường Sơn và Bắc Quảng Trị đã tổng hợp các ghi nhận về chiến thuật chống B-52 của tên lửa phòng không SAM-2.
Các ghi nhận này đã được đúc kết thành cuốn “cẩm nang bìa đỏ” rất nổi tiếng sau này của Quân chủng phòng không - không quân. Vào tháng 10 năm 1972, cuốn cẩm nang này được phát cho tất cả các tiểu đoàn tên lửa để nghiên cứu luyện tập phương án đánh B-52.
Hà Nội không bất ngờ và không hề run sợ.
“Cuộc đón tiếp lịch sự của Mỹ”
Ông Lưu Văn Lợi, thư ký của cố vấn Lê Đức Thọ, kể lại: “Kissingger rời Paris ngày 13-12-1972 thì ngày 14 phái đoàn ông Lê Đức Thọ cũng rời Paris. Trên đường từ Paris về Hà Nội, chúng tôi còn phải qua Matxcơva (ngày 15) và Bắc Kinh (ngày 17) để tiếp dầu.
Bay ngang bầu trời Bắc Kinh, chúng tôi nhận được thông tin: “Có hoạt động của B-52 ở Utapao - Thái Lan và Guam - ngoài khơi Thái Bình Dương”. Máy bay xuống sân bay Gia Lâm khoảng hơn 6g chiều. Ông Lê Đức Thọ yêu cầu chúng tôi đừng về thăm nhà vội, mà cắm trại tại số 6 Nguyễn Cảnh Chân (nhà riêng ông Thọ, lúc này con cháu cũng đi sơ tán hết, chỉ còn bà ở nhà đợi ông về).
Khoảng hơn 1 giờ sau thì B-52 đánh. Trời đất sáng rực vì tên lửa và cao xạ bắn lên, đất rung ầm ầm, mảnh đạn rơi vào sân nhà, vào vườn rào rào. Chúng tôi không xuống hầm dù mỗi người đều có hầm cá nhân ở trong vườn. Hết đợt bom lại lên”.
Ông Lưu Văn Lợi nhớ lại: khi quay lại bàn đàm phán ở Paris, ông Lê Đức Thọ đã rất nhẹ nhàng và mỉa mai khi nói chuyện với Kissinger và giới ngoại giao ở Paris: “Mỹ đã đón tiếp khi tôi trở về Hà Nội “hết sức lịch sự”...
“Cuộc đón tiếp lịch sự” đó bắt đầu vào lúc 16g30 ngày 18-12-1972, khi Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam thông báo: máy bay B-52 đang trên đường bay từ đảo Guam đến Việt Nam.
17g toàn Quân chủng phòng không - không quân đã hoàn thành công tác chuẩn bị chiến đấu.
18g30 trạm rađa 12 trung đoàn 290 ở Quảng Bình và trạm rađa 16 trung đoàn 291 ở Nghệ An phát hiện có nhiều máy bay ném bom B-52. Tiếp đó, trạm rađa 45 trung đoàn 291 ở Nghệ An khẳng định: “B-52 đang bay tới hướng Hà Nội”.
19g15, lệnh báo động Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh trên miền Bắc.
Trận “Điện Biên Phủ trên không” bắt đầu.
Theo Tuổi trẻ
Bà Trần Thị Mai, 83 tuổi, ở phố Khâm Thiên, Hà Nội vẫn không thể quên những ngày tháng 12-1972. Ảnh nhỏ: một góc phố Khâm Thiên sau trận bom B-52 của Mỹ |
Đây gần như là một cuộc biểu dương lực lượng vũ khí hiện đại nhất, được mang ra đối phó với một nước VN còn chưa phát triển.
Vì vậy mà Nixon ung dung đi nghỉ Giáng sinh và chờ tin chiến thắng. Nhưng họ chẳng bao giờ hiểu được Hà Nội đã chuẩn bị cho những ngày khốc liệt nhất của chiến tranh như thế nào.
“Cuộc đón tiếp lịch sự” bắt đầu!
Năm 1972, chàng phi công Nguyễn Đức Soát - người sau này là anh hùng lực lượng vũ trang tư lệnh Quân chủng phòng không - không quân, mới 26 tuổi. 26 tuổi nhưng anh đã kịp bắn rơi sáu máy bay Mỹ.
Trong đó có năm chiếc chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10-1972, và là đại đội trưởng đại đội chiến đấu chủ lực của đoàn không quân Yên Thế, một đơn vị mà chỉ nhắc đến tên, những người bay, đã sống dậy cả một niềm tự hào của bầu trời.
Người Mỹ đã sử dụng pháo đài bay khổng lồ B-52 để trút mưa bom xuống Hà Nội |
Nguyễn Đức Soát ghi nhật ký từ năm 1964, và cuốn nhật ký thời chiến của ông dừng lại đúng ngày cuối cùng của năm 1972. Hầu như không ngày nào ông quên ghi nhật ký.
Cuốn nhật ký được nhét gọn trong túi áo bay, theo ông khắp các sân bay dã chiến miền Bắc: Đa Phúc, Kép, Gia Lâm, Thọ Xuân, Vinh, Hòa Lạc...
Nhật ký một phi công
“Đêm 18-12-1972
Hồi kẻng báo động sơ tán đầu tiên lúc 7 giờ đã làm hơi men cuối cùng của buổi liên hoan với C9 trong mình bị bay ra hết.
Có cảm giác đêm nay sẽ ác liệt. Ban chiều trong hội nghị các đại đội trưởng và chính trị viên toàn trung đoàn, đồng chí phó chính ủy đã thông báo về cuộc đàm phán ở Paris bị bế tắc. Bọn Mỹ không chịu ký kết, vẫn âm mưu đình chiến trên thế mạnh.
Thế nào chúng cũng “gây sức ép tối đa” với ta. Con chủ bài cuối cùng của bọn Mỹ là B-52 đã liều lĩnh bay ra ném bom Hà Nội. Bây giờ đã hơn 12g đêm mà cả hầm mình không đứa nào ngủ được.
Từng vầng lửa bừng lên ở phía Hà Nội. Sau khoảng nửa phút là từng tràng bom nổ rung chuyển cả hầm. Tiếng bom B-52 nghe rền rền như nghe từng hồi trống để sát tai mà gõ.
Đợt đầu tiên, bọn Mỹ dùng A6, A7, F.111 đánh hết các sân bay của mình. Yên Bái, Hòa Lạc, Kép, Gia Lâm, Vĩnh Phú, Miếu Môn rồi Kiến An nữa. Sân bay mình bị ba dải B-52.
Bọn bạn bay đêm ở trung đoàn 921 cất cánh. Nhiễu lần mờ hết rađa. Bọn F4 bắn tên lửa tới tấp vào chúng. Trong tiếng bom, tiếng súng loạn xạ sáng trời, ông Cung bay từ Hòa Lạc về đây hạ cánh sau khi đánh không được.
Bom đầy sân mà ông hạ được. Phục nhất là thằng Tuân hạ cánh. Hệ thống đèn hiệu ở sân bay hỏng hết. Mây thấp. Dầu hết. Đang không tìm thấy sân bay thì một chiếc B-52 bị tên lửa bắn cháy lao xuống, soi sáng cả một khoảng lớn.
Thế là nó lao xuống hạ. Chạm đất, máy bay bị rơi vào mấy hố bom, cứ nhảy lên, nhảy xuống. Cuối cùng máy bay lật ngửa, lăn kềnh trên cỏ. Nó đu chân đạp vỡ nắp buồng lái chui ra.
Chỉ riêng hành động ấy cũng đáng được tặng thưởng huân chương rồi. Ban nãy lúc 9g, chúng mình đùa nó như thế!
Đêm nay, bao nhiêu đồng bào mình bị hi sinh vì bom đạn giặc Mỹ. Nằm đây mà lòng nôn nao, bứt rứt...”.
Tướng Soát nhỏ nhẹ nói: “Tôi vẫn giữ cuốn nhật ký thời chiến của mình. Không có gì đặc biệt đâu, chỉ là những ghi chép hằng ngày của một phi công trẻ. Trong 12 ngày đêm đối mặt với B-52, tôi chỉ có một ngày không ghi chép: đêm Noel, Mỹ không đánh Hà Nội, và chúng tôi chuyển quân”.
Máy bay B-52 bị bắn cháy trên bầu trời Hà Nội |
Hà Nội không bất ngờ
...Từ năm 1962, khi quyết định thành lập lực lượng phòng không và bổ nhiệm tướng Phùng Thế Tài làm tư lệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với vị tư lệnh mới: “Các chú giờ chỉ có pháo cao xạ, chưa làm gì được B-52 đâu.
Ngay từ bây giờ các chú phải tìm hiểu, nắm vững, tìm cách đánh B-52 vì sớm hay muộn, Mỹ cũng sẽ đưa nó vào chiến trường VN”. Lời tiên tri báo trước 10 năm và bộ đội VN có 10 năm để chuẩn bị chiến đấu trên bầu trời Hà Nội.
... Tháng 8-1965, Mỹ bắt đầu đưa máy bay vào yểm trợ các cuộc hành quân của quân đội Mỹ và Sài Gòn trên chiến trường miền Nam. Cũng năm 1965, VN có trung đoàn tên lửa SAM2 đầu tiên.
Năm 1966, Mỹ đưa B-52 ném bom rải thảm khu vực Vĩnh Linh, Quảng Bình. Ngay năm đó, Quân chủng phòng không - không quân đã đưa nhiều đơn vị: tham mưu, rađa, tên lửa, không quân vào chiến trường Vĩnh Linh - Quảng Bình tìm cách phát hiện và đánh B-52.
Trong năm 1972, Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam đã chỉ thị cho sư đoàn phòng không 361 lần lượt đưa 1-2 trung đoàn tên lửa vào đường Trường Sơn để tiếp cận, nghiên cứu mức độ gây nhiễu điện tử của B-52. Các đơn vị tên lửa sau khi vào Trường Sơn và Bắc Quảng Trị đã tổng hợp các ghi nhận về chiến thuật chống B-52 của tên lửa phòng không SAM-2.
Các ghi nhận này đã được đúc kết thành cuốn “cẩm nang bìa đỏ” rất nổi tiếng sau này của Quân chủng phòng không - không quân. Vào tháng 10 năm 1972, cuốn cẩm nang này được phát cho tất cả các tiểu đoàn tên lửa để nghiên cứu luyện tập phương án đánh B-52.
Hà Nội không bất ngờ và không hề run sợ.
“Cuộc đón tiếp lịch sự của Mỹ”
Ông Lưu Văn Lợi, thư ký của cố vấn Lê Đức Thọ, kể lại: “Kissingger rời Paris ngày 13-12-1972 thì ngày 14 phái đoàn ông Lê Đức Thọ cũng rời Paris. Trên đường từ Paris về Hà Nội, chúng tôi còn phải qua Matxcơva (ngày 15) và Bắc Kinh (ngày 17) để tiếp dầu.
Bay ngang bầu trời Bắc Kinh, chúng tôi nhận được thông tin: “Có hoạt động của B-52 ở Utapao - Thái Lan và Guam - ngoài khơi Thái Bình Dương”. Máy bay xuống sân bay Gia Lâm khoảng hơn 6g chiều. Ông Lê Đức Thọ yêu cầu chúng tôi đừng về thăm nhà vội, mà cắm trại tại số 6 Nguyễn Cảnh Chân (nhà riêng ông Thọ, lúc này con cháu cũng đi sơ tán hết, chỉ còn bà ở nhà đợi ông về).
Khoảng hơn 1 giờ sau thì B-52 đánh. Trời đất sáng rực vì tên lửa và cao xạ bắn lên, đất rung ầm ầm, mảnh đạn rơi vào sân nhà, vào vườn rào rào. Chúng tôi không xuống hầm dù mỗi người đều có hầm cá nhân ở trong vườn. Hết đợt bom lại lên”.
Ông Lưu Văn Lợi nhớ lại: khi quay lại bàn đàm phán ở Paris, ông Lê Đức Thọ đã rất nhẹ nhàng và mỉa mai khi nói chuyện với Kissinger và giới ngoại giao ở Paris: “Mỹ đã đón tiếp khi tôi trở về Hà Nội “hết sức lịch sự”...
“Cuộc đón tiếp lịch sự” đó bắt đầu vào lúc 16g30 ngày 18-12-1972, khi Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam thông báo: máy bay B-52 đang trên đường bay từ đảo Guam đến Việt Nam.
17g toàn Quân chủng phòng không - không quân đã hoàn thành công tác chuẩn bị chiến đấu.
18g30 trạm rađa 12 trung đoàn 290 ở Quảng Bình và trạm rađa 16 trung đoàn 291 ở Nghệ An phát hiện có nhiều máy bay ném bom B-52. Tiếp đó, trạm rađa 45 trung đoàn 291 ở Nghệ An khẳng định: “B-52 đang bay tới hướng Hà Nội”.
19g15, lệnh báo động Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh trên miền Bắc.
Trận “Điện Biên Phủ trên không” bắt đầu.
Theo Tuổi trẻ
Bình luận