Nhật Bản quyết định chi số tiền lớn xây dựng lại một trạm quan sát trên đảo san hô Okinotorishima nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế trước các động thái có thể xảy ra từ phía Trung Quốc.
Nhật Bản tuần này công bố sẽ chi 13 tỷ yên (khoảng 107 triệu USD) để xây dựng lại một trạm quan sát trên hòn đảo xa Okinotorishima, Asahi Shimbun đưa tin.
Đảo san hô Okinotorishima nằm cách thủ đô Tokyo hơn 1.700 km về phía tây nam và cách thành phố Osaka 1.600 km về phía nam. Đảo san hô này không có người ở, với chiều dài từ đông sang tây khoảng 4,5 km và 1,7 km từ bắc xuống nam.
Kể từ cuối năm 1980, Nhật đã chi khoảng 600 triệu USD xây dựng đê chắn sóc bằng thép và bê tông nhằm ngăn đảo xói mòn. Nhật cũng xây dựng một đài quan sát 3 tầng nhằm theo dõi hoạt động của các tàu trong khu vực và truyền dữ liệu tới Bộ Đất đai.
Một quan chức giấu tên của Bộ này nói với tờ Asahi Shimbun rằng họ cần sửa chữa khẩn cấp đài quan sát trước khi nó sụp đổ do xói mòn và ảnh hưởng từ các cơn bão.
"Việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng là bước cần thiết nhằm duy trì khu vực này. Chúng tôi hy vọng quá trình này sẽ bắt đầu càng sớm càng tốt”, quan chức cho hay.
Từ năm 2000, tàu nghiên cứu hải dương học của Trung Quốc đã hoạt động trong vùng biển gần hòn đảo này.
Trong các cuộc đối thoại về hải dương học giữa Tokyo và Bắc Kinh hồi năm 2004, Trung Quốc cho rằng đảo Okinotorishima là bãi đá, không phải là vùng lãnh thổ. Từ đó, Bắc Kinh cho rằng Tokyo không thể xác lập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
EEZ từ đảo Okinotorishima gồm khoảng 400.000 km2, lớn hơn nhiều so với tất cả các lãnh thổ thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Tokyo đặc biệt bảo vệ EEZ quanh đảo san hô vì nó được cho là có nguồn tài nguyên quý dưới đáy biển, gồm cả kim loại quý hiếm cũng như quyền lợi thủy sản.
Điều 121 trong UNCLOS xác định hòn đảo là “vùng đất hình thành tự nhiên” nằm trên mặt nước khi thủy triều lên cao. Nó "không bao gồm đá, thực thể không có khả năng duy trì sự sống của con người hay có đời sống kinh tế riêng".
Đây là lý do khiến Nhật Bản cố tìm cách tái tạo các rạn san hô, thay vì làm theo cách Trung Quốc là đổ hàng nghìn tấn cát và bê tông lên các thực thể.
Nếu Nhật Bản hồi sinh rạn san hô trên Okinotorishima, Tokyo có thể tranh luận rằng nó được "hình thành tự nhiên". Đồng thời, việc nuôi san hô là một phần nỗ lực của Nhật Bản cho thấy Okinotorishima có “đời sống kinh tế” và khẳng định nó không phải là “đá”.
Nguồn: Zing
Đảo Okinotorishima. Ảnh: AFP |
Nhật Bản tuần này công bố sẽ chi 13 tỷ yên (khoảng 107 triệu USD) để xây dựng lại một trạm quan sát trên hòn đảo xa Okinotorishima, Asahi Shimbun đưa tin.
Đảo san hô Okinotorishima nằm cách thủ đô Tokyo hơn 1.700 km về phía tây nam và cách thành phố Osaka 1.600 km về phía nam. Đảo san hô này không có người ở, với chiều dài từ đông sang tây khoảng 4,5 km và 1,7 km từ bắc xuống nam.
Kể từ cuối năm 1980, Nhật đã chi khoảng 600 triệu USD xây dựng đê chắn sóc bằng thép và bê tông nhằm ngăn đảo xói mòn. Nhật cũng xây dựng một đài quan sát 3 tầng nhằm theo dõi hoạt động của các tàu trong khu vực và truyền dữ liệu tới Bộ Đất đai.
Một quan chức giấu tên của Bộ này nói với tờ Asahi Shimbun rằng họ cần sửa chữa khẩn cấp đài quan sát trước khi nó sụp đổ do xói mòn và ảnh hưởng từ các cơn bão.
"Việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng là bước cần thiết nhằm duy trì khu vực này. Chúng tôi hy vọng quá trình này sẽ bắt đầu càng sớm càng tốt”, quan chức cho hay.
Từ năm 2000, tàu nghiên cứu hải dương học của Trung Quốc đã hoạt động trong vùng biển gần hòn đảo này.
Trong các cuộc đối thoại về hải dương học giữa Tokyo và Bắc Kinh hồi năm 2004, Trung Quốc cho rằng đảo Okinotorishima là bãi đá, không phải là vùng lãnh thổ. Từ đó, Bắc Kinh cho rằng Tokyo không thể xác lập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
EEZ từ đảo Okinotorishima gồm khoảng 400.000 km2, lớn hơn nhiều so với tất cả các lãnh thổ thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Tokyo đặc biệt bảo vệ EEZ quanh đảo san hô vì nó được cho là có nguồn tài nguyên quý dưới đáy biển, gồm cả kim loại quý hiếm cũng như quyền lợi thủy sản.
Điều 121 trong UNCLOS xác định hòn đảo là “vùng đất hình thành tự nhiên” nằm trên mặt nước khi thủy triều lên cao. Nó "không bao gồm đá, thực thể không có khả năng duy trì sự sống của con người hay có đời sống kinh tế riêng".
Đây là lý do khiến Nhật Bản cố tìm cách tái tạo các rạn san hô, thay vì làm theo cách Trung Quốc là đổ hàng nghìn tấn cát và bê tông lên các thực thể.
Nếu Nhật Bản hồi sinh rạn san hô trên Okinotorishima, Tokyo có thể tranh luận rằng nó được "hình thành tự nhiên". Đồng thời, việc nuôi san hô là một phần nỗ lực của Nhật Bản cho thấy Okinotorishima có “đời sống kinh tế” và khẳng định nó không phải là “đá”.
Nguồn: Zing
Bình luận