“Nhật cần đối phó cách hành xử vũ lực của Trung Quốc”

Thế giớiThứ Hai, 17/09/2012 08:40:00 +07:00

"Quần đảo Senkaku có nguy cơ rơi vào tình thế nguy hiểm. Chính phủ Nhật Bản cần phải gấp rút tăng cường chuẩn bị bảo vệ lãnh thổ".

Theo báo Sankei của Nhật Bản, việc chính phủ nước này quyết định chi 2,05 tỷ yen trong quỹ dự phòng để mua 3 hòn đảo Uotsurijima, Kitakojima và Minamikojima thuộc quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp với Trung Quốc, có ý nghĩa lớn trên cả hai mặt an ninh và đảm bảo tài nguyên biển.

Đáp lại, Chính phủ Trung Quốc đã có phản ứng quyết liệt và cử hai tàu Hải giám tới vùng biển gần Senkaku. Phía Trung Quốc cho rằng đây là hành động “duy trì chủ quyền” dựa trên “kế hoạch hành động” của Cục Hải dương Quốc gia.

Trung Quốc cũng bắt đầu gấp rút đưa ra đường cơ sở xác định lãnh hải xung quanh Senkaku.

Quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku 

Nhật Bản nhất quyết không chấp nhận sự uy hiếp và đe dọa như vậy. Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến khả năng Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng, sử dụng vũ lực để chiếm đảo.

Trong khi Chính phủ Nhật Bản chỉ áp dụng chính sách “duy trì hiện trạng,” thì quần đảo Senkaku có nguy cơ rơi vào tình thế nguy hiểm. Chính phủ Nhật Bản cần phải gấp rút tăng cường chuẩn bị bảo vệ lãnh thổ.

Trong ngày họp cuối cùng của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có cuộc nói chuyện với Thủ tướng Yoshihiko Noda, trong đó tuyên bố rằng hành động mua quần đảo Senkaku của Chính phủ Nhật Bản là “bất hợp pháp và vô hiệu, Trung Quốc kiên quyết phản đối.”

Ngày hôm sau, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố: “Nếu còn tiếp tục 
không lắng nghe và đơn phương hành động, Nhật Bản sẽ phải hoàn toàn hứng chịu mọi hậu quả mà mình đã gây ra.”
 
Trong khi đó, b
áo Sankei cho rằng Chính quyền Noda đã không làm những việc cần làm trước phản ứng của phía Trung Quốc. 

Tại buổi diễn thuyết tranh cử chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật Bản
, Thủ tướng Noda đã nói rằng “sẽ kiên quyết đối phó trong vấn đề lãnh thổ, lãnh hải,” nhưng lại không hề đề cập đến việc xây dựng cơ sở lâu dài và cho công chức thường trú trên đảo - những biện pháp được cho là cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực quản lý đối với Senkaku. 
 
Trong một phát ngôn khác với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, 
Thủ tướng Noda nói “Nhật Bản muốn giải quyết theo quan điểm mang tính đại cục.” Nếu phát ngôn này có nghĩa là “gác lại vấn đề” để “duy trì hiện trạng” và tạm tránh “làm tranh chấp trở nên quyết liệt,” thì đây lại là vấn đề.

Trên thực tế, t
ừ sau sự kiện tàu cá Trung Quốc đâm tàu tuần tra Nhật Bản hai năm trước và việc các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku hồi tháng 8 vừa qua, chính quyền Tokyo đã tự nhận thấy cần phải dự tính trước tình huống tàu cá Trung Quốc có vũ trang liên kết thành đội tàu tiến tới vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku.
 
Theo Luật bảo an trên biển được sửa đổi, có thể đối phó nhanh hơn với việc người nước ngoài đổ bộ bất hợp pháp lên đảo, nhưng để loại bỏ hành động xâm phạm chủ quyền thì không thể nói là đã đủ.

Việc chuẩn bị về mặt pháp lý, trao nhiệm vụ canh phòng lãnh hải cho lực lượng phòng vệ là cần thiết, được coi như là sức mạnh răn đe ngay cả trong trường hợp đối thoại.

TheoVietnam+

Bình luận
vtcnews.vn