Thủ tướng Abe khẳng định cách duy nhất để chống khủng bố là hợp tác với cộng đồng quốc tế và thúc đẩy các cơ chế bảo vệ công dân Nhật Bản.
Theo Reuters, tuyên bố trên được ông Shinzo Abe đưa ra ngày 2/2, chỉ một ngày sau khi phiến quân IS công bố đã chặt đầu con tin người Nhật Bản Kenji Goto.
Thủ tướng Abe đã một lần nữa lên án IS và khẳng định Nhật Bản cam kết sẽ thực thi đầy đủ trách nhiệm của mình đối với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố.
“Nếu chúng ta không hợp tác với nhau vì lo sợ bọn khủng bố thì chúng ta đang làm điều mà chúng mong muốn”, ông Abe tuyên bố.
Thủ tướng Nhật Bản cũng bày tỏ lòng tiếc thương với ông Goto và ông Haruna Yukawa, những con tin nước này bị IS sát hại.
Ông Abe cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã làm hết sức mình trong vụ này và lên tiếng khẳng định vụ IS giết hại các con tin người Nhật là rất đáng tiếc.
Thủ tướng Nhật Bản cam kết sẽ tăng cường viện trợ nhân đạo, nhất là thực phẩm và thuốc men đến Trung Đông và nhấn mạnh Nhật Bản không bao giờ tha thứ cho những kẻ gây ra những vụ giết người man rợ và vô nhân tính và sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế để bắt chúng phải trả giá.
Trong khi đó, các chuyên gia khẳng định, vụ IS sát hại hai con tin người Nhật sẽ thôi thúc Thủ tướng Shinzo Abe mạnh tay hơn trong việc thay đổi Hiến pháp nước này để cho phép quân đội có thể tiến hành các chiến dịch giải cứu con tin ở nước ngoài.
Theo đó, ông Abe muốn các nhà lập pháp Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quân đội nước này tham gia hỗ trợ các đồng minh của mình ở nước ngoài chiến đấu với kẻ thù và coi đó là sự phòng vệ tập thể.
Đây có thể được coi là sự thay đổi lớn nhất về chính sách quân sự của Nhật Bản kể từ khi quân đội nước này được thành lập từ 60 năm trước sau thất bại ở Thế chiến thứ 2.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yuriko Koike nhấn mạnh: “Điều quan trọng là hệ thống pháp luật của chúng ta cần phải bảo vệ được các công dân của mình. Sau vụ IS hành quyết công dân Nhật Bản, tôi nghĩ rằng việc bàn thảo để thay đổi chính sách quân sự là rất cấp thiết”.
Tuy nhiên, bà Koike cho rằng, ngay cả khi đã thay đổi khung pháp lý của mình, Nhật Bản cũng chưa thể tiến hành được những chiến dịch giải cứu con tin hiệu quả như lực lược đặc nhiệm của Israel từng làm năm 1976 để cứu các con tin tại sân bay Entebbe ở Uganda.
Mặc dù vậy, bà Koike lên tiếng cho rằng: “Nếu chúng ta không chuẩn bị, chúng ta sẽ chẳng thể làm gì được”.
Theo VOV
Theo Reuters, tuyên bố trên được ông Shinzo Abe đưa ra ngày 2/2, chỉ một ngày sau khi phiến quân IS công bố đã chặt đầu con tin người Nhật Bản Kenji Goto.
Thủ tướng Abe đã một lần nữa lên án IS và khẳng định Nhật Bản cam kết sẽ thực thi đầy đủ trách nhiệm của mình đối với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe |
Thủ tướng Nhật Bản cũng bày tỏ lòng tiếc thương với ông Goto và ông Haruna Yukawa, những con tin nước này bị IS sát hại.
Ông Abe cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã làm hết sức mình trong vụ này và lên tiếng khẳng định vụ IS giết hại các con tin người Nhật là rất đáng tiếc.
Thủ tướng Nhật Bản cam kết sẽ tăng cường viện trợ nhân đạo, nhất là thực phẩm và thuốc men đến Trung Đông và nhấn mạnh Nhật Bản không bao giờ tha thứ cho những kẻ gây ra những vụ giết người man rợ và vô nhân tính và sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế để bắt chúng phải trả giá.
Trong khi đó, các chuyên gia khẳng định, vụ IS sát hại hai con tin người Nhật sẽ thôi thúc Thủ tướng Shinzo Abe mạnh tay hơn trong việc thay đổi Hiến pháp nước này để cho phép quân đội có thể tiến hành các chiến dịch giải cứu con tin ở nước ngoài.
Theo đó, ông Abe muốn các nhà lập pháp Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quân đội nước này tham gia hỗ trợ các đồng minh của mình ở nước ngoài chiến đấu với kẻ thù và coi đó là sự phòng vệ tập thể.
Đây có thể được coi là sự thay đổi lớn nhất về chính sách quân sự của Nhật Bản kể từ khi quân đội nước này được thành lập từ 60 năm trước sau thất bại ở Thế chiến thứ 2.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yuriko Koike nhấn mạnh: “Điều quan trọng là hệ thống pháp luật của chúng ta cần phải bảo vệ được các công dân của mình. Sau vụ IS hành quyết công dân Nhật Bản, tôi nghĩ rằng việc bàn thảo để thay đổi chính sách quân sự là rất cấp thiết”.
Tuy nhiên, bà Koike cho rằng, ngay cả khi đã thay đổi khung pháp lý của mình, Nhật Bản cũng chưa thể tiến hành được những chiến dịch giải cứu con tin hiệu quả như lực lược đặc nhiệm của Israel từng làm năm 1976 để cứu các con tin tại sân bay Entebbe ở Uganda.
Mặc dù vậy, bà Koike lên tiếng cho rằng: “Nếu chúng ta không chuẩn bị, chúng ta sẽ chẳng thể làm gì được”.
Theo VOV
Bình luận