Giới chuyên gia nhận định trong 10 năm tới, tàu sân bay của Trung Quốc khó có thể được trang bị máy bay chiến đấu tàng hình hay máy bay cảnh báo sớm.
Ngay cả việc cải tiến chiến đấu cơ tàng hình J-20 để phù hợp với việc tác chiến từ tàu sân bay cũng chưa biết khi nào mới có thể hoàn thành.
Biết rõ điều này, Không quân Phòng vệ Nhật Bản đã tăng cường phát triển lực lượng máy bay chiến đấu tàng hình F-35.
Bởi một khi tiến vào Thái Bình Dương mà không có sự bảo vệ của J-20 hay được máy bay cảnh báo sớm hỗ trợ, tàu sân bay Trung Quốc sẽ lộ rõ điểm yếu cả trong phòng thủ lẫn tấn công.
Đành rằng so với những loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-22 hay J-20, tính năng không chiến của F-35 không nổi trội.
Nhưng nếu tiến vào Thái Bình Dương mà chỉ có sự yểm trợ của các tàu hộ vệ, khu trục tên lửa, tàu sân bay Trung Quốc sẽ không thể nào chống đỡ được đòn tấn công của F-35.
Theo báo điện tử Đa chiều, hiện nay, dù là tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ hay tàu khu trục lớp 052D của Trung Quốc đều phải đối mặt với hạn chế bởi độ cong của Trái Đất.
Trong khi đó, chiến đấu cơ F-35 có thể bay ở tầm siêu thấp rồi nhanh chóng vọt qua đường chân trời phóng tên lửa chống hạm trước khi quay trở lại bay ở độ cao dưới đường chân trời. Đây chính là vùng mù mà radar trên tàu khu trục không thể phát hiện được, giúp F-35 chiếm ưu thế tác chiến khi làm nhiệm vụ tấn công tàu sân bay.
Video: Nhật Bản tung video tố cáo tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư
Trong một diễn biến liên quan, hãng Kyodo hôm 17/8 cho biết Lực lượng Không quân Phòng vệ Nhật Bản có kế hoạch mua 42 chiếc F-35, trong đó 4 chiếc sản xuất ở Mỹ và 38 chiếc sản xuất ở Nhật Bản. Dự kiến, chiếc F-35 đầu tiên sẽ được chuyển tới Nhật Bản vào tháng 10 tới.
Và vào ngày 24/8 vừa qua, chiếc F-35 đầu tiên trong lô hàng bán cho Nhật Bản đã được hãng Lockheed Martin bay thử thành công ở nhà máy đóng tại Fort Worth thuộc bang Texas, Mỹ.
Bình luận