(VTC News) - Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) bị mất liên lạc với tia X của vệ tinh Hitomi do bị vỡ thành nhiều mảnh.
Thông tin từ JAXA cho hay, tháng trước, Nhật Bản đã đưa vệ tinh Hitomi (ASTRO-H) lên vũ trụ với nhiệm vụ nghiên cứu các hố đen. Vào ngày 27/3 vừa qua, hệ thống vệ tinh Hitomi đã sẵn sàng bắt đầu hoạt động thì bị mất liên lạc với JAXA. Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 28/3, vệ tinh đã gửi thành công hai tín hiệu và được cho rằng không phải do bị phá hủy trước đó.
Vệ tinh Hitomi trong không gian bị vỡ thành nhiều mảnh |
Các quan chức cấp cao của JAXA nói rằng có thể khôi phục lại hệ thống điều khiển của vệ tinh Hitomi nhưng sẽ mất khoảng vài tháng.
Ông Masaki Fujimoto, Giám đốc chiến lược và phối hợp quốc tế tại JAXA đã phát biểu trong cuộc trao đổi về sự hợp tác không gian tại Viện Hàn lâm Quốc gia ở Washington: “Nếu tàu vũ trụ không bị phá hủy hoàn toàn thì chúng ta có thể khôi phục lại được.”
Ông Masaki Fujimoto, Giám đốc chiến lược và phối hợp quốc tế tại JAXA đã phát biểu trong cuộc trao đổi về sự hợp tác không gian tại Viện Hàn lâm Quốc gia ở Washington: “Nếu tàu vũ trụ không bị phá hủy hoàn toàn thì chúng ta có thể khôi phục lại được.”
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tiếp nhận hình ảnh vệ tinh Hitomi (Astro-H) từ radar . Sự hợp tác của cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ NASA cùng các nhóm nghiên cứu khác đã chế tạo ra vệ tinh Hitomi nhằm quan sát tia X phát ra từ lỗ hồng đen và các cụm thiên hà.
Vệ tinh Hitomi phóng vào không gian |
JAXA cho biết họ đã nhận được tín hiệu từ vệ tinh vào khoảng 22 giờ ngày 28/3 tại trạm Uchinoura, và vào khoảng 12:30 ngày 29/3 tại trạm Santiago ở Chile.
Theo thông tin từ Trung tâm Phối hợp các nhiệm vụ Vũ trụ (JSPOC) của Mỹ cho hay vệ tinh Hitomi đã bị vỡ thành 5 mảnh vào khoảng 10:42 ngày 26/3. Các quan chức cấp cao của JAXA nói rằng có thể khôi phục lại hệ thống điều khiển của vệ tinh Hitomi nhưng sẽ mất khoảng vài tháng.
Minh Hải (Theo Dailymail)
Bình luận